Mơ hình rào cản khác biệ t CAGE

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị chiến lược toàn cầu (Global strategic management): Phần 1 (Trang 114 - 123)

Từ nhiều thập kỷ qua, các nhà lãnh đạo luôn đề cao tầm quan trọng của xu thế tồn cầu hóa và đưa xu thế này trở thành một trong những áp lực thay đổi hàng đầu. Trong khi nhiều chuyên gia ủng hộ quan điểm cho rằng “thế giới phẳng”, áp dụng chiến lược “một cho tất cả” thì Pankaj Ghemawat (2007) đã đi ngược lại với quan điểm “luôn tồn tại sự khác biệt giữa các quốc gia”. Điều này đồng nghĩa với việc, doanh nghiệp muốn kinh doanh quốc tế nói chung cần phải thay đổi để vượt qua rào cản trong thế giới cịn nhiều khác biệt. Hay nói cách khác, theo quan điểm này, để mở rộng thị trường tồn cầu thành cơng thì chìa khóa cho doanh nghiệp là cần nhận dạng được chính xác các áp lực thay đổi và thay đổi phù hợp, theo đó áp lực thay đổi ở đây được gọi là “rào cản khác biệt”. Phân tích được sự khác biệt giữa thị trường các quốc gia sẽ giúp doanh nghiệp phát hiện được các rào cản và yêu cầu để thích nghi, vượt qua hay khai thác rào cản. Giáo sư Pankaj Ghemawat đã đưa ra mơ hình CAGE cho phép phân tích những áp lực thay đổi trong kinh doanh quốc tế về các khía cạnh, bao gồm: Văn hóa (Culture), Hành chính (Administration), Địa lý (Geography) và Kinh tế (Economy) ảnh hưởng đến việc lựa chọn các loại hình chiến lược trong kinh doanh tồn cầu.

3.1.2.1. Mơ hình CAGE ở cấp độ quốc gia

Mơ hình CAGE ở cấp độ quốc gia được tóm tắt trong bảng 3.1:

Bảng 3.1. Mơ hình CAGE ở cấp độ quốc gia

Theo đó, các khác biệt ở cấp độ quốc gia về mặt văn hóa, khác biệt hành chính, khác biệt địa lý và kinh tế là những cân nhắc cơ bản khi doanh nghiệp quyết định lựa chọn chiến lược trong kinh doanh tồn cầu:

Rào cản khác biệt văn hố

Nhìn chung, khác biệt văn hố giữa các quốc gia có khuynh hướng làm giảm tương tác kinh tế giữa các quốc gia với nhau. Những khía cạnh khác của rào cản văn hố có thể được đo lường một cách có hệ thống và gây cản trở tới hoạt động kinh tế như: khác biệt về chủng tộc và tôn giáo, sự thiếu tin tưởng... Tuy nhiên, có những thuộc tính văn hố khác mang tính chun biệt cao (ví dụ như thị hiếu về màu sắc) có thể khiến doanh nghiệp gần như khơng thể nhận ra. Ngồi thuộc tính khác biệt văn hố song phương giữa hai quốc gia, hoạt động kinh tế xuyên biên giới cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những thuộc tính văn hố đơn phương nội địa khác biệt tức là thuộc tính riêng biệt của quốc gia bản địa. Vì thế, rõ ràng với các quốc gia có nền văn hố hẹp hịi hay bảo thủ thường sẽ có khuynh hướng đóng cửa đối với thương mại và đầu

Rào cản khác biệt văn hóa Rào cản khác biệt hành chính Rào cản khác biệt địa lý Rào cản khác biệt kinh tế - Khác biệt ngôn ngữ - Khác biệt chủng tộc

- Khác biệt tôn giáo - Thiếu sự tin tưởng - Khác biệt giá trị, chuẩn mực và xu thế - Khác biệt về thói quen, thị hiếu, hành vi kinh doanh... - Khơng có mối quan hệ thuộc địa - Khơng có khối thương mại chung - Khơng có đồng tiền chung - Bất hịa chính trị - Nền kinh tế đóng hay phi thị trường - Quy định của chính phủ.... - Rào cản tự nhiên - Khơng chung biên giới quốc gia - Khác múi giờ - Khác khí hậu và mơi trường - Quy mô địa lý - Cơ sở hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc yếu.....

- Khác biệt giàu nghèo

- Khác biệt về giá/chất lượng của tài nguyên, nguồn vốn, con người, cơ sở hạ tầng, thông tin tri thức - Quy mơ nền kinh tế

- Thu nhập bình qn đầu người....

tư quốc tế, có nghĩa là bị cơ lập hơn những nước khác. Nói chung, dường như sự khác biệt về giá trị, chuẩn mực, xu thế, và những thuộc tính văn hóa đơn phương nội địa khác biệt và cơ lập có thể dễ thay đổi hơn những khác biệt về ngơn ngữ, chủng tộc, và tôn giáo.

Rào cản khác biệt hành chính

Những thuộc tính hành chính bao gồm luật, chính sách và những thể chế xuất phát từ hệ thống chính trị được chính phủ ra lệnh hay bắt buộc phải tuân theo. Quan hệ quốc tế giữa các quốc gia, bao gồm các hiệp ước và những tổ chức quốc tế, cũng được coi là yếu tố tạo ra rào cản hành chính do được duy trì bởi các quốc gia tạo ra hoặc ủng hộ.

Những thuộc tính chính trị hay hành chính có tác động đến hoạt động kinh tế xuyên biên giới gồm: mối quan hệ về thuộc địa, thành viên trong cùng khối thương mại khu vực, việc sử dụng đồng tiền chung. Thực tế cho thấy mối liên kết thực dân - thuộc địa có thể tăng thương mại gấp ba lần do sự tương đồng về văn hoá và hệ thống pháp luật mặc dù mối quan hệ này đã khơng cịn trong khoảng thời gian dài.

Một minh chứng rõ nét cho thấy sự tác động của rào cản hành chính đến trao đổi thương mại và đầu tư giữa hai quốc gia có liên quan đến FDI. Đặc biệt, sự tác động đến dòng chảy vốn FDI cũng xảy ra tương tự giữa hai quốc gia có quan hệ thực dân - thuộc địa. Từ những năm 1997-2001, gần một nửa ngồn vốn FDI khổng lồ của Tây Ban Nha được đổ vào các nước Mỹ Latin - gấp 10 lần vốn FDI mà khu vực Mỹ Latin nhận từ thế giới - trong khi nền kinh tế lớn hơn và gần hơn nhiều về mặt địa lý là Mỹ bị đẩy xuống hàng thứ 2. Như vậy, có thể thấy rõ ràng sự tương đồng về mặt hành chính (và văn hố) có gốc rễ từ mối quan hệ thực dân - thuộc địa(mặc dù đã chính thức chấm dứt vào thế kỷ XIX) vẫn có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh quốc tế, thậm chí hơn cả những tác động về rào cản địa lý.

Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập tồn cầu, việc hình thành các khối thương mại khu vực như NAFTA (khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ), AFTA (khu vực mậu dịch tự do ASEAN) hay khu vực đồng tiền chung châu Âu - EU... đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ trao đổi thương mại giữa các quốc gia thành viên trong khối và giữa thành viên trong khối với các

nước bên ngồi. Thậm chí, nhiều quốc gia trở thành điểm sáng đầu tư của khu vực như Mexico ở Bắc Mỹ, hay Việt Nam cũng đạt được tăng trưởng thu hút đầu tư nước ngồi đáng kể từ khi mở cửa thị trường nói chung và gia nhập các hiệp hội, khối thương mại nói riêng. Tuy nhiên mỗi khối, liên minh lại có những quy định khác nhau đòi hỏi các bên tham gia cần nắm rõ và tuân thủ.

Chính sách của từng chính phủ là rào cản phổ biến nhất với thương mại xuyên biên giới. Trong vài trường hợp, khó khăn xuất hiện ngay tại sân nhà của cơng ty. Ví dụ, các cơng ty từ những quốc gia OECD phải đối mặt với những cấm đoán trong nước về hối lộ và tuân theo các tiêu chuẩn về sức khoẻ, an tồn và mơi trường khá nghiêm ngặt - tất cả những yếu tố này có thể cản trở hoạt động tồn cầu của họ. Mặc dù vậy, thường chính phủ các nước tiếp nhận là các nước tạo rào cản đối với đầu tư nước ngồi - thơng qua hạn ngạch thương mại, những hạn chế về FDI và những ưu đãi cho các cơng ty trong nước dưới hình thức trợ cấp và được ưu tiên về luật và đấu thầu mua hàng.

Rào cản khác biệt địa lý

Những rào cản về địa lý không chỉ đơn giản là vấn đề về khoảng cách tự nhiên. Những thuộc tính địa lý khác phải được xem xét như sự có mặt hay khơng đường biên giới chung, những khác biệt về múi giờ và khí hậu hay có giáp biển khơng, địa hình như thế nào và khoảng cách bên trong quốc gia tới đường biên giới có lớn khơng? Hơn nữa, những thuộc tính địa lý do con người tạo ra, như hạ tầng giao thông và thông tin liên lạc, cũng cần được xem xét, mặc dù chúng có thể được xem là thuộc tính kinh tế hơn là địa lý. Ảnh hưởng của khoảng cách địa lý rõ ràng nhất là làm tăng chi phí vận chuyển. Dĩ nhiên điều này quan trọng đối với trao đổi thương mại hơn là FDI. Đây cũng chính là lý do tại sao chúng ta thấy khuynh hướng đầu tư nghiêng về FDI khi khoảng cách địa lý gia tăng. Bởi vì khơng thể phủ nhận rằng FDI chịu ảnh hưởng khi khoảng cách gia tăng vì khoảng cách làm tăng chi phí thơng tin liên lạc và giao thơng. Đó là lý do Google phải lập văn phòng ở Việt Nam để cải thiện kiến thức cho họ về địa phương cũng như là khả năng phản ứng của thị trường.

Như vậy, rào cản địa lý tạo ra khoảng cách về thông tin và giao thông gây ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế xuyên biên giới quốc gia.

Rào cản khác biệt kinh tế

Rào cản kinh tế là những khác biệt có ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế xuyên biên giới thơng qua cơ chế kinh tế, trình độ phát triển kinh tế. Có thể thấy, những quốc gia giàu tham gia vào hoạt động kinh tế quốc tế (tỉ lệ với kích cỡ nền kinh tế) nhiều hơn những quốc gia nghèo khó. Và, do có tỉ lệ thuận giữa GDP bình quân đầu người và thương mại đầu tư nên hầu hết những hoạt động đầu tư này cũng xuất hiện ở các quốc gia giàu có khác. Mặt khác, sự khác biệt kinh tế còn ảnh hưởng đến chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cần lưu ý sự tương tác giữa giàu - giàu và giàu - nghèo thường có liên quan đến các hoạt động kinh tế khác. Đặc biệt, tương tác giàu - nghèo thường là chênh lệch giá, trong đó một cơng ty đáp ứng cung và cầu không phải chỉ trong một thị trường mà giữa nhiều thị trường bằng cách tiến hành quốc tế hóa chuỗi giá trị. Trong khi những khác biệt địa lý, văn hố và hành chính có thể đóng vai trị nền tảng cho việc tận dụng các khác biệt, việc tận dụng các khác biệt về kinh tế cũng cần đặc biệt đáng chú ý. Vì mặc dù rản cản kinh tế thường có tác động cản trở hoạt động kinh tế xuyên biên giới nhưng nó cũng có những tác động tích cực nhất định trong những trường hợp cụ thể.

3.1.2.2. Mơ hình CAGE ở cấp độ ngành

Mơ hình CAGE được vận dụng khơng chỉ để phân tích sự khác biệt giữa các quốc gia mà cịn được áp dụng để phân tích ở cấp độ ngành. Chẳng hạn, một quỹ đầu tư có thể tạm hài lịng với câu trả lời cho câu hỏi Trung Quốc hấp dẫn đến mức nào khi so sánh với Ấn Độ nói chung. Nhưng hầu hết các nhà điều hành khi so sánh hai nước đều muốn so sánh từ góc nhìn của một ngành cụ thể. Trong những tình huống như vậy, tác động của những khác biệt giữa các quốc gia được đặt trên cơ sở ngành, phải được tính đến trong hầu hết các ứng dụng vào chiến lược cơng ty. Bảng 3.2 tóm tắt những ngành đặc biệt bị ảnh hưởng bởi các rào cản khác biệt trong mơ hình CAGE.

Bảng 3.2. Mơ hình CAGE cấp độ ngành

Rào cản khác biệt văn hoá

Loại sản phẩm hay dịch vụ nào bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi khác biệt văn hố? Trong các rào cản văn hóa thì ngơn ngữ là một yếu tố chủ chốt trong khoảng cách về văn hoá. Độ nhạy cảm về ngôn ngữ là một chỉ số rõ nét như khác biệt về ngôn ngữ quan trọng trong ngành lập trình phần mềm hoặc truyền hình, xuất bản quan trọng hơn trong ngành xi măng. Tương tự, người ta có thể nghĩ đến những sản phẩm rất thu hút đối với một dân tộc cụ thể lại đặc biệt nhạy cảm với những khác biệt dân tộc và tơn giáo. Vì thế, trong

Rào cản khác biệt văn hóa

Rào cản khác biệt hành chính Rào cản khác biệt địa lý Rào cản khác biệt kinh tế

Khác biệt văn hóa quan trọng nhất khi:

- Các sản phẩm có nội dung thiên về ngơn ngữ (sách, truyền hình) - Các sản phẩm quan trọng với bản sắc văn hóa quốc gia (thực phẩm) - Đặc điểm sản phẩm khác nhau: kích cỡ, tiêu chuẩn - Sản phẩm mang liên tưởng về chỉ dẫn địa lý (rượu vang Pháp) Khác biệt hành chính quan trọng khi chính phủ can thiệp sâu vào những ngành:

- Sản xuất sản phẩm thiết yếu (điện...), sản phẩm đặc quyền (thuốc) - Nhiều lao động (nông nghiệp) - Sản phẩm hạ tầng quốc gia - Thế mạnh quốc gia (hàng không) - An ninh quốc gia (viễn thông)

- Khai thác tài ngun thiên nhiên - Chịu chi phí chìm cao (cơ sở hạ tầng cơng cộng) Khác biệt hành chính quan trọng khi: - Sản phẩm có tỷ lệ giá trị trên khối lượng/số lượng lớn thấp (xi măng) - Sản phẩm dễ vỡ, hư hỏng (thủy tinh, trái cây) - Sự giám sát của địa phương (du lịch) Khác biệt kinh tế quan trọng khi: - Nhu cầu khác nhau với mức thu nhập (xe hơi) - Lợi ích kinh tế quy mơ bị hạn chế - Khác biệt trong lao động và chi phí (may mặc) - Thể chế kinh tế khác nhau (ngân hàng, bảo hiểm) - Doanh nghiệp cần phản ứng nhanh (đồ gia dụng)

những phân tích thống kê giữa các quốc gia, các sản phẩm thực phẩm thường được xếp vào nhóm những sản phẩm bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi khoảng cách văn hoá một phần là vì những lý do tơn giáo, dân tộc và một phần vì chúng tạo nên những liên tưởng đến bản sắc của người tiêu dùng như thành viên trong một cộng đồng cụ thể. Ví dụ, người Mỹ nghĩ gạo là một món hàng hố giống như mì hay khoai tây nhưng loại hàng hoá này quan trọng hơn rất nhiều đối với người Nhật.

Những khác biệt văn hoá khác ở cấp độ ngành một phần đến từ những khác biệt kinh tế. Ví dụ, người Nhật thích xe hơi nhỏ, phản ánh quy chuẩn của xã hội cũng như những cân nhắc của nền kinh tế và tiện lợi tại quốc gia mà không gian trở nên chật hẹp và rất quý giá. Hoặc người tiêu dùng châu Âu đã thay đổi thị hiếu và chuyển qua sử dụng xe hơi kích cỡ nhỏ vì tiết kiệm chi phí nhiên liệu thời kỳ hậu khủng hoảng dầu mỏ.

Cuối cùng mặc dù thảo luận ở phần trước về văn hoá ở cấp độ quốc gia đã nhận xét rằng sự khác biệt thường làm giảm hoạt động kinh tế và khuynh hướng chung này cũng có thể giảm đi ở mức độ nào đó trong cấp độ ngành. Sự bù đắp chính là sự khác biệt văn hố trong vùng/ngành ở quốc gia xuất xứ khiến khách hàng ở những nước khác nhau coi sản phẩm từ một/những nước đặc biệt nào đó là “tốt nhất”. Ví dụ như các hãng rượu sâm-panh hàng đầu của Pháp đã chứng minh rằng bạn có thể sử dụng dấu ấn địa phương để xây dựng doanh nghiệp toàn cầu.

Rào cản khác biệt hành chính

Khoảng cách hành chính thường do mong muốn bảo hộ hay điều tiết các ngành trong nước: chính phủ các nước muốn can thiệp để bảo hộ các ngành khỏi sự cạnh tranh từ bên ngoài và thiết lập những rào cản loại này hay loại khác (ví dụ như thuế quan, những phức tạp về mặt luật lệ, những quy định mang tính địa phương). Nói chung, những loại rào cản này có khả năng được dựng lên nếu ngành trong nước đáp ứng một trong những tiêu chuẩn sau đây:

nNgành sản xuất những sản phẩm thiết yếu. Chính phủ thường có khuynh hướng can thiệp vào thị trường trong nước dành cho các mặt hàng được xem là thiết yếu đối với đời sống hàng ngày của người dân. Ví dụ những sản phẩm

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị chiến lược toàn cầu (Global strategic management): Phần 1 (Trang 114 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)