1.4. Quan điểm bán tồn cầu hóa
1.4.1. Thế giới bán tồn cầu hóa
Ngay từ những năm 1980, những nhà quan sát thị trường dự báo một khuynh hướng đồng nhất sản phẩm trên tồn cầu, và có nhiều bằng chứng hỗ Cuộc tranh luận này đã đạt được tầm nhìn chính trị trong những năm 1990. Tại châu Âu, Hiệp ước Maastricht (ký năm 1992) đã thông qua lựa chọn Euro như một đồng tiền duy nhất và điều này đã tạo ra một cuộc tranh luận nóng về việc mất chủ quyền và những lợi thế của hội nhập chính trị và kinh tế sâu hơn. Tại Bắc Mỹ, hiệp định NAFTA (1995) cũng nổ ra các cuộc thảo luận tương tự. Tại châu Á, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, tồn cầu hóa đã được đặt dấu hỏi, và vào cuối thập kỷ đó, tại Hội nghị Bộ trưởng tại Seattle (Hoa Kỳ), WTO đã không thể thành lập một chương trình nghị sự cho ra mắt vịng đàm phán mới vì những lời chỉ trích của cơng chúng về tồn cầu hóa. Từ năm 2001, ngày càng có nhiều tranh luận về tương lai của tồn cầu hóa. Một số tác giả như Alan Rugman đã công bố cuốn sách “Sự kết thúc của tồn cầu hóa” như là một cách phủ định về sự phát triển của tồn cầu hóa. Bất chấp các khủng hoảng chính trị, một vài nhà phân tích vẫn cho rằng thế giới đang ngày càng trở nên tích hợp hơn. Những lợi ích về mặt kinh tế của tồn cầu hóa là rõ ràng nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại khơng ít những hạn chế. Đây là tiền đề dẫn đến các tranh luận về lợi ích và bất lợi trong quan điểm ủng hộ và chống lại tồn cầu hóa trên thế giới trong những thập niên qua.
Nguồn: P. Lassere (2012), Global Strategic Management
- Giảm lạm phát do hiệu quả về chi phí. - Có lợi cho khách hàng vì giá bán giảm do hiệu quả về chi phí.
- Phân bổ tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài chính và con người.
- Giảm tham nhũng do thị trường thương mại tự do.
Giảm sự đa dạng.
- Tạo ra sự tập trung quyền lực trong một vài tập đồn tồn cầu.
- Tổn hại mơi trường do khai thác không ngừng các nguồn tài nguyên thiên nhiên như rừng.
- Làm giảm khả năng bảo vệ các quyền lợi, văn hóa và các giá trị của quốc gia.
trợ cho quan điểm đó. Người Bắc Mỹ cũng như người Nhật đều nghe nhạc bằng máy Sony Walkman. Các doanh nghiệp ở châu Âu, Mỹ La-tinh và châu Á đều lập phịng cơng nghệ thơng tin với các máy tính trung tâm của IBM. Mọi người trên khắp thế giới đều giải khát với Coca Cola, cạo râu bằng dao cạo Gillette, mặc quần Jeans của Levis... Niềm tin về một thế giới tồn cầu hóa, nơi mà nhu cầu của con người trên thế giới hội tụ về một điểm đã dẫn đến xu thế tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới - bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ 20. Do ảnh hưởng của tồn cầu hóa, nền kinh tế thế giới hiện nay đang chuyển thành một hệ thống liên kết ngày càng chặt chẽ thông qua mạng lưới công nghệ thông tin. Từ cuối thế kỷ 20 trở lại đây, sự chuyển dịch hàng hóa, dịch vụ và các nguồn vốn đầu tư giữa các nước gia tăng ngày càng nhanh, tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và của từng quốc gia nói riêng.
Niềm tin về một thế giới tồn cầu hóa có lẽ vẫn được giữ như vậy trong cái nhìn của hầu hết cơng chúng và các nhà kinh tế trên thế giới nếu như khơng có những biến động về kinh tế xảy ra. Đáng kể nhất phải nói đến cuộc khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ cuối năm 2007 - đầu năm 2008 đã để lại nhiều hậu quả to lớn đối với nền kinh tế thế giới nói chung và các dịng chảy xun biên giới trong kinh tế tồn cầu nói riêng: tính đến hết năm 2009, thương mại quốc tế giảm 9 - 10%; đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giảm khoảng 45% so với năm 2008; vận tải hàng không quốc tế cũng giảm 5% so với năm 2008. Thậm chí, dịng chảy nhập cư cũng giảm: tỷ lệ người di cư từ Mexico sang Mỹ giảm 13% trong quý I của năm 2009 so với cùng kỳ năm 2008, xu hướng người Mexico rời Mỹ còn lớn hơn so với lượng người Mexico nhập cư vào quốc gia này... Trong hai năm 2012 và 2013 - lần đầu tiên kể từ Thế chiến II, tăng trưởng thương mại toàn cầu đã thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt trong nền kinh tế toàn cầu với những tác động sâu rộng đối với các nước, các công ty và người tiêu dùng.
Những sự thay đổi và các diễn biến mà chúng ta thấy ở trên vơ hình chung đã làm bối rối những người vốn tin tưởng rằng thế giới đã hồn tồn tích hợp hoặc những tín đồ cho rằng thế giới hiện nay là “phẳng” hoặc “được làm phẳng”. Một số nhà kinh tế và chuyên gia thương mại bắt đầu nói về một
kỷ ngun mới của “đảo ngược tồn cầu hố” (deglobalization) - nhiều nền kinh tế co cụm và hướng nội. Có nghĩa các quốc gia sẽ có xu hướng bảo hộ nền kinh tế nội địa bằng các rào cản thương mại mới. Tuy nhiên, dòng chảy thực tế của kinh tế thế giới vẫn chưa đạt đến hai thái cực tích hợp tồn cầu hồn tồn hoặc “đảo ngược tồn cầu hóa” mà các bằng chứng kinh tế về hội nhập quốc tế của các thị trường chỉ ra rằng chúng ta đang rơi vào giữa hai thái cực này. Đó là trạng thái hội nhập xun biên giới khơng đầy đủ - hay cịn gọi là “bán tồn cầu hóa” (semi-globalization).
Người khởi xướng cho quan điểm này là Pankaij Ghemawatt (2008) với tác phẩm “Tái hoạch định chiến lược tồn cầu”. Ơng cho rằng hầu hết các hoạt động kinh tế được tiến hành trong hay xuyên biên giới vẫn đang bị địa phương hóa tương đối bởi các quốc gia bởi sự khác nhau giữa các quốc gia và khu vực. Mặc dù chúng ta đang trên con đường tồn cầu hóa nhưng trong thập kỷ tới, sự khác biệt này vẫn là vấn đề cản trở tồn cầu hóa hồn tồn. Ghemawatt đã đưa ra rất nhiều số liệu về mức độ quốc tế hóa trong các ngành kinh doanh để minh chứng cho quan điểm này - được gọi là “Giả định 10%”. Ông phát hiện ra rằng các hoạt động nhập cư (liên quan đến vấn đề dân số), các cuộc điện thoại, tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài, hoạt động từ thiện cá nhân và nghiên cứu quản trị có mức độ quốc tế hóa chỉ có 10%, chỉ có tỷ lệ thương mại trên GDP là đạt tỷ lệ cao nhất, nhưng cũng chỉ đạt xấp xỉ 20%.
Từ những số liệu trên, Ghemawatt đi đến phỏng đốn: mức độ quốc tế hóa của bất kỳ hoạt động nào mà ơng khơng có thơng tin cụ thể cũng chỉ xoay quanh con số 10% thay vì 100%. Mặc dù vậy, ơng vẫn muốn gọi tình trạng này là “bán tồn cầu hóa” (semiglobalization) hơn là “1/10 tồn cầu hóa” (deciglobalization) bởi con số 10% trong thống kê của ơng khơng có tính bất biến tồn cầu, đồng thời trong vài thập kỷ tới có thể sẽ chứng kiến mức độ quốc tế hóa ngày càng tăng của rất nhiều lĩnh vực và tỷ lệ quốc tế hóa của các lĩnh vực này sẽ tăng dần (dù chậm). Do vậy, tình trạng “bán tồn cầu hóa” sẽ cịn kéo dài và thế giới trong vài thập kỷ tới vẫn chưa thể “phẳng” được.