Các dạng chuỗi giá trị toàn cầu

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị chiến lược toàn cầu (Global strategic management): Phần 1 (Trang 77 - 78)

Gary Gereffi (1999) dựa vào nhân tố chi phối chuỗi đã chỉ ra có hai loại chuỗi giá trị khác nhau cơ bản, đó là chuỗi giá trị do người bán chi phối và chuỗi giá trị do người mua chi phối.

- Chuỗi giá trị do người bán chi phối (Producer-driven commodity chain)

là chuỗi trong đó các cơng ty, chủ yếu là các cơng ty đa quốc gia đóng vai trị trung tâm trong việc kết hợp hệ thống sản xuất (bao gồm cả liên kết xuôi chiều và ngược chiều). Đây là đặc điểm của ngành sản xuất chiếm dụng nhiều vốn và địi hỏi hàm lượng cơng nghệ cao như điện thoại, máy bay, sản phẩm bán dẫn và máy móc cơng nghiệp.

- Chuỗi giá trị do người mua chi phối (Buyer-driven comodity chain) là chuỗi trong đó những nhà bán lẻ lớn và các nhà sản xuất uy tín đóng vai trị then chốt trong việc thiết lập hệ thống sản xuất phi tập trung tại các nước đang phát triển, mà đặc biệt là tại các nước thuộc thế giới thứ ba. Loại chuỗi này phổ biến ở các ngành sử dụng nhiều lao động, sản xuất hàng tiêu dùng như hàng dệt may, giày dép, đồ chơi, đồ gia dụng, đồ điện tử và các loại đồ thủ cơng.

Ngồi ra, có những chuỗi giá trị lại kết hợp sự chi phối của cả người mua và người bán. Chẳng hạn, trong ngành may mặc, GAP là ví dụ về một hãng hoạt động khơng có nhà máy sản xuất và là đại diện điển hình cho loại chuỗi do người mua chi phối, trong khi đó Levi-Strauss lại quản trị một chuỗi giá trị hội nhập dọc. Trong ngành sản xuất ô tô, Ford đang chuyển dần sang chuỗi do người mua chi phối trong khi Toyota và các nhà sản xuất khác vẫn tiếp tục hoạt động trong chuỗi giá trị do người bán chi phối.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị chiến lược toàn cầu (Global strategic management): Phần 1 (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)