Mơ hình CAGE cấp độ ngành

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị chiến lược toàn cầu (Global strategic management): Phần 1 (Trang 119 - 138)

Rào cản khác biệt văn hoá

Loại sản phẩm hay dịch vụ nào bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi khác biệt văn hố? Trong các rào cản văn hóa thì ngơn ngữ là một yếu tố chủ chốt trong khoảng cách về văn hố. Độ nhạy cảm về ngơn ngữ là một chỉ số rõ nét như khác biệt về ngôn ngữ quan trọng trong ngành lập trình phần mềm hoặc truyền hình, xuất bản quan trọng hơn trong ngành xi măng. Tương tự, người ta có thể nghĩ đến những sản phẩm rất thu hút đối với một dân tộc cụ thể lại đặc biệt nhạy cảm với những khác biệt dân tộc và tơn giáo. Vì thế, trong

Rào cản khác biệt văn hóa

Rào cản khác biệt hành chính Rào cản khác biệt địa lý Rào cản khác biệt kinh tế

Khác biệt văn hóa quan trọng nhất khi:

- Các sản phẩm có nội dung thiên về ngơn ngữ (sách, truyền hình) - Các sản phẩm quan trọng với bản sắc văn hóa quốc gia (thực phẩm) - Đặc điểm sản phẩm khác nhau: kích cỡ, tiêu chuẩn - Sản phẩm mang liên tưởng về chỉ dẫn địa lý (rượu vang Pháp) Khác biệt hành chính quan trọng khi chính phủ can thiệp sâu vào những ngành:

- Sản xuất sản phẩm thiết yếu (điện...), sản phẩm đặc quyền (thuốc) - Nhiều lao động (nông nghiệp) - Sản phẩm hạ tầng quốc gia - Thế mạnh quốc gia (hàng không) - An ninh quốc gia (viễn thơng)

- Khai thác tài ngun thiên nhiên - Chịu chi phí chìm cao (cơ sở hạ tầng cơng cộng) Khác biệt hành chính quan trọng khi: - Sản phẩm có tỷ lệ giá trị trên khối lượng/số lượng lớn thấp (xi măng) - Sản phẩm dễ vỡ, hư hỏng (thủy tinh, trái cây) - Sự giám sát của địa phương (du lịch) Khác biệt kinh tế quan trọng khi: - Nhu cầu khác nhau với mức thu nhập (xe hơi) - Lợi ích kinh tế quy mơ bị hạn chế - Khác biệt trong lao động và chi phí (may mặc) - Thể chế kinh tế khác nhau (ngân hàng, bảo hiểm) - Doanh nghiệp cần phản ứng nhanh (đồ gia dụng)

những phân tích thống kê giữa các quốc gia, các sản phẩm thực phẩm thường được xếp vào nhóm những sản phẩm bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi khoảng cách văn hố một phần là vì những lý do tơn giáo, dân tộc và một phần vì chúng tạo nên những liên tưởng đến bản sắc của người tiêu dùng như thành viên trong một cộng đồng cụ thể. Ví dụ, người Mỹ nghĩ gạo là một món hàng hố giống như mì hay khoai tây nhưng loại hàng hố này quan trọng hơn rất nhiều đối với người Nhật.

Những khác biệt văn hoá khác ở cấp độ ngành một phần đến từ những khác biệt kinh tế. Ví dụ, người Nhật thích xe hơi nhỏ, phản ánh quy chuẩn của xã hội cũng như những cân nhắc của nền kinh tế và tiện lợi tại quốc gia mà không gian trở nên chật hẹp và rất quý giá. Hoặc người tiêu dùng châu Âu đã thay đổi thị hiếu và chuyển qua sử dụng xe hơi kích cỡ nhỏ vì tiết kiệm chi phí nhiên liệu thời kỳ hậu khủng hoảng dầu mỏ.

Cuối cùng mặc dù thảo luận ở phần trước về văn hoá ở cấp độ quốc gia đã nhận xét rằng sự khác biệt thường làm giảm hoạt động kinh tế và khuynh hướng chung này cũng có thể giảm đi ở mức độ nào đó trong cấp độ ngành. Sự bù đắp chính là sự khác biệt văn hố trong vùng/ngành ở quốc gia xuất xứ khiến khách hàng ở những nước khác nhau coi sản phẩm từ một/những nước đặc biệt nào đó là “tốt nhất”. Ví dụ như các hãng rượu sâm-panh hàng đầu của Pháp đã chứng minh rằng bạn có thể sử dụng dấu ấn địa phương để xây dựng doanh nghiệp toàn cầu.

Rào cản khác biệt hành chính

Khoảng cách hành chính thường do mong muốn bảo hộ hay điều tiết các ngành trong nước: chính phủ các nước muốn can thiệp để bảo hộ các ngành khỏi sự cạnh tranh từ bên ngoài và thiết lập những rào cản loại này hay loại khác (ví dụ như thuế quan, những phức tạp về mặt luật lệ, những quy định mang tính địa phương). Nói chung, những loại rào cản này có khả năng được dựng lên nếu ngành trong nước đáp ứng một trong những tiêu chuẩn sau đây:

nNgành sản xuất những sản phẩm thiết yếu. Chính phủ thường có khuynh hướng can thiệp vào thị trường trong nước dành cho các mặt hàng được xem là thiết yếu đối với đời sống hàng ngày của người dân. Ví dụ những sản phẩm lương thực chính yếu, nhiên liệu và điện được xếp vào ngành này.

nNgành sản xuất hàng hố hay dịch vụ “có đặc quyền”. Tương tự, một vài ngành như chăm sóc sức khoẻ, sản xuất hàng hố hay dịch vụ mà mọi người coi là quyền cơ bản của con người. Chính phủ thường can thiệp để định ra những tiêu chuẩn về chất lượng và điều khiển giá cả trong những ngành đó.

n Ngành sử dụng nhiều lao động thường là những ngành nhận được hỗ trợ từ chính phủ dưới hình thức bao cấp hay bảo hộ nhập khẩu như ngành dệt may và nơng nghiệp.

nNgành là nhà cung cấp lớn cho chính phủ. Nếu chính phủ là người mua hàng chủ yếu (ví dụ các phương tiện giao thơng cơng cộng), điều này hiển nhiên mở rộng phạm vi can thiệp của chính phủ.

nNgành được xem là thế mạnh quốc gia. Một vài ngành hay cơng ty đóng vai trị là biểu tượng về sự hiện diện hay tính cạnh tranh của quốc gia. Ví dụ, cuộc đấu giữa Boeing và Airbus trong thị trường máy bay cỡ lớn đã tạo ra những căng thẳng nhất định giữa hai bờ Đại Tây Dương. Ngành này có ý nghĩa khơng chỉ đơn thuần là số lượng việc làm hay khối lượng USD hay Euro có được mà cịn ảnh hưởng đến tình hình chính trị giữa các quốc gia.

nNgành quan trọng với an ninh quốc gia. Các chính phủ sẽ can thiệp để bảo vệ những ngành có liên hệ mật thiết với an ninh quốc gia. Chẳng hạn, chính phủ Việt Nam kiểm soát gắt gao người dùng Internet và đưa ra quy định ngặt nghèo với các tập đoàn toàn cầu kinh doanh thương mại điện tử.

nNgành kiểm soát tài ngun thiên nhiên. Những trường hợp khác ngồi dầu khí và khí đốt - ví dụ như việc tái quốc hữu nguồn dự trữ khí gas tự nhiên gần đây của Bolivia - cho thấy tài nguyên thiên nhiên của một quốc gia thường được xem là một phần di sản quốc gia và những cơng ty nước ngồi muốn khai thác tài nguyên này bị xem là kẻ cướp.

nNgành có chi phí chìm cao có đặc thù là những khoản đầu tư đã bỏ ra nhưng không thu hồi lại được. Những ngành địi hỏi đầu tư lớn, khơng thu hồi được, mang tính đặc thù về địa lý - bao gồm nhiều ngành công nghiệp nặng được thảo luận ở trên - dễ bị chính phủ lấy đi một khi đã thực hiện đầu tư.

Ví dụ về ngành có hầu hết khía cạnh trên là ngành điện bao gồm sản xuất điện, truyền tải điện và phân phối điện. Đã từng là lĩnh vực “công nghệ cao”

chủ chốt ở cuối thế kỷ 19, ngành này đã chứng kiến đầu tư nước ngoài nổi bật giai đoạn đầu, mặc dù máy móc thiết bị ban đầu chỉ là hệ thống tàu hoả chạy bằng hơi nước. Nhưng vì áp lực hành chính đối với chủ sở hữu nước ngồi trong ngành này, làn sóng “nội địa hố” đã lan rộng khắp thế giới, bắt đầu với cuộc cách mạng Nga và kéo dài đến cuối những năm 1970 đầu 1980. Sau đó là sự phục hồi của làn sóng đầu tư nước ngoài (FDI) khi ngành điện bắt đầu được thả nổi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Kết quả là đã có bong bóng đầu tư tồn cầu, đặc biệt trong ngành sản xuất điện. Bong bóng này được bơm bởi 400 tỉ USD trong giai đoạn 1992-2002, và kết quả là dòng đầu tư đó bị mất giá trị hơn 100 tỉ USD. Phần lớn nguyên nhân (đặc biệt ở các thị trường mới nổi) là do việc tái thoả thuận rồi chiếm lại các nhà máy điện của chính quyền địa phương.

Rào cản về mặt địa lý

Ngành nào bị ảnh hưởng lớn nhất bởi khoảng cách địa lý? Câu trả lời liên quan đến dòng giao thương, và dựa trên trực giác: những sản phẩm có tỉ lệ giá trị trên khối lượng/số lượng ở mức thấp (ví dụ như xi măng), những sản phẩm dễ bị hư hỏng hay gặp nguy hiểm trong khi vận chuyển (ví dụ như thức ăn nhanh), hay những sản phẩm địi hỏi mang tính địa phương đáng kể.

Trong khi đó, những ảnh hưởng tương ứng lên đầu tư xuyên biên giới khó chỉ ra hơn vì đầu tư có thể giúp thay thế hoặc là bổ trợ cho hoạt động thương mại. Vì thế, các nhà nghiên cứu thường tranh cãi giữa việc doanh nghiệp địa phương hoạt động tốt hoặc sự giám sát chặt chẽ thường làm giảm FDI (do hạn chế giao thương) hay làm tăng FDI (do thúc đẩy đầu tư thay thế cho thương mại). Tuy nhiên, rào cản địa lý đã được chứng minh là có ảnh hưởng tiêu cực lên FDI, cũng như lên hoạt động thương mại làm gia tăng khả năng hoạt động thương mại và FDI đi cùng nhau.

Rào cản về mặt kinh tế

Từ góc nhìn cấp độ ngành đối với rào cản kinh tế, cần thiết phải phân chia giá trị của một công ty đại diện trong ngành thành chi phí đối với bên cung cấp và sự sẵn lịng chi trả đối với bên có nhu cầu (khách hàng). Vấn đề được quan tâm ở đây là những yếu tố quyết định cung và cầu bị ảnh hưởng bởi khoảng cách kinh tế.

Ở bên cung, khoảng cách kinh tế có tác động mạnh lên những sản phẩm có cơ cấu chi phí bị thống trị bởi những yếu tố khiến cho chi phí tuyệt đối chênh lệch nhau nhiều giữa các thị trường quốc tế. Thực tế của bán tồn cầu hố phản ánh rõ rằng, thậm chí chi phí của những yếu tố như vốn cũng phụ thuộc nhất định vào đặc điểm địa phương.

Đối với bên cầu, khác biệt về sự sẵn lịng chi trả thường gắn với thu nhập bình quân đầu người. Tuy nhiên, chênh lệch thu nhập tạo ra bất lợi nhiều hơn vì nó tạo ra những sở thích rất khác nhau đối với các sản phẩm, nên những ngành địi hỏi sự đa dạng, tính linh động, hay phản ứng nhanh nhạy thường có mức độ trao đổi quốc tế thấp với các chi phí phức tạp phát sinh thêm.

Ngồi ra cịn có những chỉ số đo lường sự khác biệt kinh tế khác cũng khá có ích. Ví dụ mức độ khác biệt kinh tế dẫn đến sự khác biệt về khách hàng, kênh phân phối hay hệ thống kinh doanh. Đặc biệt tác động mạnh nhất đến cấu trúc ngành kinh doanh.

Do vậy, khi các hoạt động vận chuyển, bán sỉ và lẻ nội địa trong một quốc gia đem lại lợi nhuận kinh tế lớn thì sẽ có thể trở thành rào cản trong việc nhập khẩu vào quốc gia đó hơn là chi phí vận chuyển quốc tế và thuế quan cộng lại.

Tóm lại, mơ hình CAGE thường được áp dụng một cách hữu ích nhất ở cấp độ ngành. Vì nhiệm vụ phân tích CAGE khơng phải chỉ để nhận dạng khác biệt giữa các quốc gia mà còn để hiểu yếu tố nào quan trọng nhất trong ngành được quan tâm. Điều này giúp thu hẹp phân tích từ cấp độ vĩ mơ (quốc gia) xuống cấp độ vi mơ (ngành).

3.2. CÁC LOẠI HÌNH CHIẾN LƯỢC TỪ KHUNG HỘI NHẬP TỒNCẦU - THÍCH ỨNG ĐỊA PHƯƠNG CẦU - THÍCH ỨNG ĐỊA PHƯƠNG

Bartlett & Ghoshal (1989) đã chỉ ra bốn loại hình chiến lược với doanh nghiệp kinh doanh tồn cầu tùy thuộc vào áp lực mơi trường tác động đến việc tích hợp tồn cầu hoặc thích ứng địa phương của doanh nghiệp. Do đó, các loại hình chiến lược tồn cầu là sự lựa chọn kết hợp giữa hai biến số “tích hợp tồn cầu - đáp ứng địa phương” ở các mức độ khác nhau (xem hình 3.2)

- Chiến lược quốc tế (chiến lược xuất khẩu): là sự kết hợp khả năng tích hợp tồn cầu và đáp ứng nhu cầu địa phương của công ty ở mức yếu.

- Chiến lược đa quốc gia: là sự kết hợp khả năng tích hợp tồn cầu yếu nhưng cần đáp ứng nhu cầu địa phương mạnh.

- Chiến lược tồn cầu: là sự kết hợp khả năng tích hợp tồn cầu mạnh nhưng mức độ đáp ứng nhu cầu địa phương ở mức yếu.

- Chiến lược xuyên quốc gia: là sự kết hợp khả năng tích hợp tồn cầu

mạnhvới mức độ đáp ứng nhu cầu địa phương mạnh.

Theo lý thuyết mơ hình 3.2, một cơng ty kinh doanh tồn cầu ở một thời điểm sẽ có chiến lược dành cho sản phẩm thuộc một trong bốn loại hình trên. Nhưng thực tế, ranh giới giữa các loại hình trên là khơng rõ ràng và các áp lực thực tế với doanh nghiệp ở các mức độ khác nhau. Mặt khác, một cơng ty có thể sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng, ngành hàng khác nhau hoặc công ty hoạt động trên nhiều thị trường thì có thể theo đuổi nhiều hơn một chiến lược. Chẳng hạn khi mới mở rộng thị trường quốc tế thì cơng ty áp dụng chiến lược quốc tế, sau đó tăng thị phần bằng việc theo đuổi chiến lược đa quốc gia để có nhiều khách hàng đa dạng về sở thích hơn rồi chuyển sang chiến lược xun quốc gia khi áp lực chi phí tăng, địi hỏi công ty vừa đáp ứng nhu cầu địa phương vừa đạt lợi thế theo quy mô... Sự chuyển đổi linh

PGS. TS NGUYỄN HỒNG VIỆT, TS ĐỖ THỊ BÌNH

Hình 3.2. Các loại hình chiến lược từ Khung IR

hoạt đó tùy thuộc vào diễn biến của môi trường kinh doanh, nội lực của cơng ty cũng như tính chất ngành hàng để quyết định chiến lược cho công ty. Hoặc cơng ty có thể lựa chọn chiến lược cho từng khu vực thị trường phù hợp.

3.2.1. Chiến lược quốc tế (xuất khẩu)

Các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược quốc tế bằng cách xuất khẩu các sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài, khai thác hiệu quả các năng lực cốt lõi của mình tại các thị trường nước ngồi - nơi mà các đối thủ cạnh tranh trên thị trường đó khơng có, hoặc có nhưng năng lực yếu. Các doanh nghiệp này có xu hướng tập trung chức năng R&D và sản xuất sản phẩm ở trong nước và thiết lập hệ thống phân phối và tiếp thị ở quốc gia mà doanh nghiệp kinh doanh hoặc dựa vào hệ thống sẵn có ở quốc gia đó để phân phối sản phẩm.

Chiến lược quốc tế thường được áp dụng khi doanh nghiệp có những năng lực cốt lõi mà các đối thủ cạnh tranh ở nước sở tại khơng có hoặc khó phát triển, đuổi kịp hoặc bắt chước được nên các doanh nghiệp này khơng chịu sức ép phải nội địa hóa sản phẩm và phải giảm giá thành sản phẩm. Thực hiện chiến lược quốc tế, trụ sở chính của hãng đóng vai trị trung tâm, từ trụ sở chính các chính sách được hoạch định một chiều tới tất cả các thị trường trên toàn cầu. Đối với một số hãng thời trang cao cấp, chiến lược quốc tế trở nên rất phù hợp, như hãng Louis Vuitton... Tuy nhiên, hiện nay sản phẩm của hãng này lại gặp phải một thách thức rất lớn là hàng giả, hàng nhái từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, chiến lược này cũng phù hợp với các sản phẩm mà thương hiệu gắn với chỉ dẫn địa lý tạo ra sự khác biệt riêng có như rượu vang Pháp, nước mắm Phú Quốc...

Chiến lược quốc tế cũng là chiến lược được áp dụng khi doanh nghiệp chưa đủ mạnh để tiếp cận sâu hơn thị trường nước ngoài và chấp nhận qua trung gian để đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế. Đây là con đường chiến lược phổ biến cho các doanh nghiệp nhỏ, ít hiểu biết thị trường, nguồn lực kém, thị trường nhỏ, khơng đủ khả năng thích nghi hoặc tích hợp.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị chiến lược toàn cầu (Global strategic management): Phần 1 (Trang 119 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)