3.2. Các loại hình chiến lược từ khung hội nhập tồn cầu thích ứng
3.2.1. Chiến lược quốc tế (xuất khẩu)
Các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược quốc tế bằng cách xuất khẩu các sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài, khai thác hiệu quả các năng lực cốt lõi của mình tại các thị trường nước ngồi - nơi mà các đối thủ cạnh tranh trên thị trường đó khơng có, hoặc có nhưng năng lực yếu. Các doanh nghiệp này có xu hướng tập trung chức năng R&D và sản xuất sản phẩm ở trong nước và thiết lập hệ thống phân phối và tiếp thị ở quốc gia mà doanh nghiệp kinh doanh hoặc dựa vào hệ thống sẵn có ở quốc gia đó để phân phối sản phẩm.
Chiến lược quốc tế thường được áp dụng khi doanh nghiệp có những năng lực cốt lõi mà các đối thủ cạnh tranh ở nước sở tại khơng có hoặc khó phát triển, đuổi kịp hoặc bắt chước được nên các doanh nghiệp này khơng chịu sức ép phải nội địa hóa sản phẩm và phải giảm giá thành sản phẩm. Thực hiện chiến lược quốc tế, trụ sở chính của hãng đóng vai trị trung tâm, từ trụ sở chính các chính sách được hoạch định một chiều tới tất cả các thị trường trên toàn cầu. Đối với một số hãng thời trang cao cấp, chiến lược quốc tế trở nên rất phù hợp, như hãng Louis Vuitton... Tuy nhiên, hiện nay sản phẩm của hãng này lại gặp phải một thách thức rất lớn là hàng giả, hàng nhái từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, chiến lược này cũng phù hợp với các sản phẩm mà thương hiệu gắn với chỉ dẫn địa lý tạo ra sự khác biệt riêng có như rượu vang Pháp, nước mắm Phú Quốc...
Chiến lược quốc tế cũng là chiến lược được áp dụng khi doanh nghiệp chưa đủ mạnh để tiếp cận sâu hơn thị trường nước ngoài và chấp nhận qua trung gian để đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế. Đây là con đường chiến lược phổ biến cho các doanh nghiệp nhỏ, ít hiểu biết thị trường, nguồn lực kém, thị trường nhỏ, khơng đủ khả năng thích nghi hoặc tích hợp.
Đối với một số doanh nghiệp khác, ban đầu thì thực hiện chiến lược quốc tế, sau đó cũng phải thay đổi chiến lược để đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của từng thị trường khi môi trường cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn. Đặc biệt, khi sức ép buộc phải thay đổi sản phẩm và dịch vụ cho phù hợp với thị hiếu và
sở thích của từng thị trường tăng lên, các doanh nghiệp thực hiện chiến lược này sẽ gặp thách thức và dễ bị thua thiệt so với các công ty linh hoạt trong việc điều chỉnh thích nghi phù hợp với điều kiện địa phương. Đây cũng thường là chiến lược ban đầu mà các doanh nghiệp lựa chọn khi bước đầu xâm nhập vào thị trường quốc tế.
Chiến lược quốc tế có thể được thực thi bởi hai phương thức: xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp. Sự phân loại này được căn cứ vào cách thức mà doanh nghiệp xuất khẩu tiến hành các dòng giao dịch giữa họ với người mua hay người nhập khẩu ở nước ngoài.
Lợi thế của chiến lược quốc tế là doanh nghiệp không tốn kém đầu tư trong đáp ứng nhu cầu khác biệt ở các thị trường xuất khẩu. Công ty chỉ việc tập trung bán sản phẩm đã phát triển từ thị trường này sang thị trường khác mà không cần quan tâm đến việc người tiêu dùng thị trường đó có địi hỏi gì với sản phẩm hay không... Ưu điểm này thể hiện rõ với doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh mạnh trên thị trường quốc tế khi vẫn phát huy được thương hiệu trên sản phẩm ở thị trường nước ngoài. Lợi thế khác của chiến lược quốc tế là doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn lực dư thừa, tăng doanh thu thêm từ thị trường khác. Khi thị trường trong nước không đủ quy mô tương xứng với năng suất của doanh nghiệp thì lựa chọn chiến lược quốc tế là giải pháp hữu hiệu để tăng doanh thu, mở rộng thị phần và tiết kiệm chi phí. Đồng thời, là cơ hội thăm dị thị trường nước ngồi.
Tuy nhiên, chiến lược quốc tế tồn tại một số vấn đề như: không đạt được hiệu suất cao từ lợi thế kinh tế theo quy mơ, lợi thế vị trí và học tập kinh nghiệm vì sản phẩm được sản xuất ở một nơi và xuất khẩu đi các thị trường khác nên chi phí sản xuất chưa đạt mức tối ưu. Tất cả các hoạt động từ nghiên cứu đến cung ứng sản phẩm đều do công ty làm và chắc chắn trong đó có nhiều hoạt động tự cơng ty khơng thể làm tốt bằng những công ty chuyên nghiệp ở lĩnh vực đó. Trong khi đó sức ép đáp ứng nhu cầu địa phương ngày càng cao và doanh nghiệp theo đuổi chiến lược xuất khẩu dễ mất ưu thế bởi các đối thủ tập trung vào chiến lược đáp ứng địa phương. Với những doanh nghiệp có nguồn lực yếu, khi áp dụng chiến lược quốc tế thường không tiếp cận với người tiêu dùng cuối cùng, các hoạt động tiếp thị, thương hiệu có thể do bên nhập khẩu trung gian thực hiện.
Tóm lại, chiến lược quốc tế thường được áp dụng trong những trường hợp sau:
+ Công ty kinh doanh sản phẩm khác biệt mà đối thủ cạnh tranh khơng có hoặc ít có trên thị trường nước ngồi nên chưa chịu sức ép chi phí địi hỏi phải tích hợp tồn cầu hay sản phẩm đó chưa phát sinh những yêu cầu đặc thù từ phía khách hàng. Ví dụ: sản phẩm thời trang của các hãng nổi tiếng chỉ sản xuất với số lượng hạn chế như túi xách LV, Hermes... nhằm cung cấp số lượng ít ỏi cho khách hàng thượng lưu có thể chi trả cho những sản phẩm này.
+ Công ty chưa đủ năng lực để theo đuổi một hoặc cả hai biến số lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh quốc tế (công ty quy mô nhỏ...)
+ Cơng ty muốn thăm dị thị trường quốc tế
+ Cơng ty có dư thừa nguồn lực như về nhân công, nguyên liệu...