Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị chiến lược toàn cầu (Global strategic management): Phần 1 (Trang 80 - 82)

Các nghiên cứu chỉ ra rằng: có hai nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia vào chuỗi giá trị tồn cầu của các doanh nghiệp, đó là các yếu tố khách quan và các yếu tố chủ quan

(1) Các yếu tố khách quan

- Nhu cầu của thị trường: Trước hết, khả năng phát triển của các chuỗi giá trị toàn cầu phụ thuộc vào sức cầu của thị trường toàn cầu. Khi sức cầu càng lớn, khả năng đáp ứng tại chỗ của các nhà sản xuất trong nước không đủ sẽ tạo nên một xu hướng mạnh mẽ lôi kéo sự tham gia của các nhà sản xuất nước ngồi vào thị trường. Đây chính là cánh cửa tạo cơ hội cho các nhà sản xuất ở bất kỳ quốc gia nào cũng có thể tham gia vào việc đáp ứng nhu cầu tồn cầu ngày càng tăng này. Hơn nữa, với xu thế tồn cầu hóa, các nhu cầu tiêu thụ sản phẩm khơng cịn mang nặng đặc tính địa phương mà ngày càng lan rộng cùng với sự trao đổi, giao lưu văn hóa quốc tế. Vì thế, các nhà sản xuất ở mỗi quốc gia đều có thể thâm nhập thị trường tiêu thụ của rất nhiều quốc gia khác để đáp ứng tính đa dạng ngày càng tăng của nhu cầu hiện nay đã trở thành toàn cầu.

- Sức ép cạnh tranh toàn cầu: Cùng với việc “làm phẳng” ranh giới kinh tế giữa các quốc gia, tính cạnh tranh trong sản xuất và kinh doanh các loại hàng hóa cũng được “tồn cầu hóa”. Sức ép cạnh tranh trong nước của mỗi quốc gia đến từ tất cả các quốc gia khác trên thế giới, và ngày càng tăng lên. Để có thể tồn tại và phát triển, các nhà sản xuất phải tìm cách nâng cao hiệu

quả để đương đầu với sức ép cạnh tranh. Việc chia sẻ các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh, di chuyển sản xuất ra nước ngồi nhằm tìm kiếm những nguồn lực sẵn có hơn, chi phí thấp hơn, chun mơn hóa các cơng đoạn sản xuất tạo nên xu thế mới trong phân cơng lao động quốc tế, đó chính là sự tồn cầu hóa các chuỗi giá trị của các ngành sản xuất kinh doanh.

- Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế với sự tham gia của hầu như tất các các quốc gia, với sự hình thành các tổ chức mang tính tồn cầu, các hiệp định thương mại song phương, đa phương, các cam kết hội nhập đang làm cho môi trường kinh doanh quốc tế trở nên cân bằng và cơng bằng hơn, tạo cơ hội bình đẳng cho các nhà sản xuất kinh doanh ở mọi quốc gia, khơng phân biệt tiềm lực kinh tế, có thể tham gia sân chơi tồn cầu ở mọi khâu của chuỗi giá trị.

- Lợi thế quốc gia: Mỗi quốc gia đều có những lợi thế nhất định (về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội) so với các quốc gia khác. Trong điều kiện hội nhập hiện nay, những lợi thế này đều có thể được khai thác và đem lại giá trị nhiều hơn cho các quốc gia sở hữu khi chúng được sử dụng để tạo lập nên các chuỗi giá trị toàn cầu. Chẳng hạn như các quốc gia đang phát triển, với lợi thế về điều kiện thiên nhiên có thể tham gia các khâu đầu tiên của các chuỗi giá trị sản phẩm nơng nghiệp, hoặc các quốc gia có lực lượng lao động đơng và rẻ, có thể tham gia các khâu sản xuất trong các chuỗi giá trị hàng cơng nghiệp, từ đó phát huy những tiềm năng sẵn có, khai thác có hiệu quả các nguồn lực có lợi thế, đồng thời đem lại thu nhập cho nền kinh tế.

(2) Các yếu tố chủ quan

- Năng lực của các đơn vị sản xuất/kinh doanh: Trước hết, việc thành hay bại khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu phụ thuộc vào năng lực của bản thân các chủ thể tham gia chuỗi (năng lực công nghệ, năng lực quản lý...). Khi các chuỗi giá trị đã được tồn cầu hóa thì trong mỗi khâu của chuỗi giá trị địi hỏi tính chun mơn hóa cao, do vậy, muốn thành cơng các nhà sản xuất, kinh doanh phải trang bị cho mình những năng lực cơ bản, cần thiết, cả về khía cạnh trang thiết bị, trình độ lao động và trình độ quản lý. Nếu khơng, các doanh nghiệp sẽ có nguy cơ phải chịu nhiều thua thiệt về lợi ích khi tham gia các khâu của chuỗi giá trị tồn cầu.

- Chính sách của quốc gia/địa phương: tham gia chuỗi giá trị tồn cầu thành cơng khơng chỉ trông chờ vào những nỗ lực riêng của các nhà sản xuất, kinh doanh. Để có thể hướng các nhà sản xuất, kinh doanh trong nước/địa phương đến các chuỗi giá trị tồn cầu thích hợp, tạo điều kiện phát huy và sử dụng các nguồn lực có lợi thế của quốc gia/địa phương khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các nhà hoạch định chính sách của quốc gia/địa phương đóng vai trị rất quan trọng. Những chính sách phù hợp, những biện pháp kịp thời chắc chắn sẽ góp phần tăng cơ hội thành công và giảm những rủi ro thiệt hại cho các nhà sản xuất, kinh doanh khi tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị chiến lược toàn cầu (Global strategic management): Phần 1 (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)