4.2. Tham vọng toàn cầu
4.2.2. Các chỉ số xác định mức độ toàn cầu hóa
Để đánh giá phạm vi và quy mơ tham vọng tồn cầu mà một doanh nghiệp đang theo đuổi, có thể sử dụng hai chỉ số toàn cầu là: Chỉ số doanh thu toàn cầu - Global Revenue Index - GRI và chỉ số năng lực toàn cầu - Global Capability Index - GCI (Theo P. Lasserre, 2012)
- Chỉ số doanh thu toàn cầu GRIđược xác định bởi tỷ lệ phân bổ doanh số kinh doanh của doanh nghiệp trên các khu vực thị trường trọng điểm trên thế giới so với tổng nhu cầu của tồn ngành tại những thị trường này. Cơng thức tính GRI:
Trong đó:
n: số lượng các khu vực thị trường được tính tốn Ixn: Nhu cầu của tồn ngành tại thị trường n
cumRXn: Tỷ lệ doanh thu tích lũy đạt được trên n thị trường được xếp theo thứ tự tăng dần
Xét ví dụ về SONY trong ngành điện tử gia dụng ta có các chỉ số như trong bảng sau:
Bảng 4.1. Cách tính chỉ số GRI
Theo định nghĩa, GRI được sử dụng để xem xét mức độ toàn cầu của một doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong những ngành vốn có tính địa phương thì GRI sẽ ưu tiên cho các doanh nghiệp hoạt động trong các quốc gia/vùng miền mà có lượng tiêu thụ lớn nhất trong ngành đó. Ví dụ, trong thời kỳ khủng hoảng châu Á diễn ra trầm trọng - những năm 1997, xét chỉ số GRI trong ngành kinh doanh ăn uống, nhà hàng vốn có tính địa phương cao thì các hãng kinh doanh trong ngành của Mỹ thường có chỉ số GRI cao
Các chỉ số Các khu vực cịn lại (%) Châu Âu(%) Bắc Mỹ(%) Châu Á(%) Tồn ngành 8 30 32 30 Sony (RX) 7 25 32 36 CumRX 7 32 64 100 CumRX - n 0 7 32 64 CumRX + cumRX-n 7 39 96 164 Ix*(CumRX + CumRX-n) 0.56 11.70 30.72 49.20 GRI Sony (%) = 0.56 + 11.70 + 30.72 + 49.20 = 92.18 Tính tốn tương tự với Philips, Matsushita, Thomson ta được kết quả sau
GRI Philips (%) = 70
GRI Thomson (%) = 61
GRI Matsushita (%) = 52
hơn các nhà hàng châu Á. Nguyên nhân là do nhu cầu và doanh số bán hàng tại các nhà hàng ở Mỹ cao hơn hẳn so với nhu cầu và doanh số tại các nhà hàng của châu Á trong thời điểm đó. Trường hợp này khơng thể giải thích là do các nhà hàng Mỹ có tính tồn cầu hơn các nhà hàng châu Á vì thực tế các nhà hàng này đều tham gia với tư cách là doanh nghiệp địa phương.
Tương tự, đối với các cơng ty thực hiện chiến lược tồn cầu hóa bằng việc cạnh tranh trên những khu vực thị trường quy mô nhỏ (như Nam Mỹ, Đơng Âu...) thì chỉ số GRI khơng phản ánh được mức độ doanh thu tồn cầu mà doanh nghiệp đó có được. Điều đó chỉ thể hiện doanh thu của doanh nghiệp trên những thị trường chưa được các đối thủ tồn cầu lớn khai thác triệt để. Ví dụ, Asus - cơng ty máy tính cá nhân của Đài Loan khi ở giai đoạn đầu của chiến lược tồn cầu hóa có chỉ số GRI tương đối thấp với thị trường xâm nhập đầu tiên chỉ là Bắc Mỹ. Chỉ số GRI thấp ở thời điểm đó phản ánh chính xác thực trạng về mơ hình kinh doanh của cơng ty này khơng tương đồng với mơ hình kinh doanh đặc thù của ngành máy tính cá nhân trên tồn cầu. Mơ hình kinh doanh của cơng ty này đã sớm được mở rộng ra các khu vực thị trường toàn cầu trọng điểm sau khi hãng thiết lập được hệ thống kinh doanh của mình tại các thị trường nước ngồi nhỏ hơn. Khi đó, chỉ số GRI của Asus sẽ cao hơn.
Chỉ số năng lực toàn cầu GCI được tính tốn tương tự GRI, tuy nhiên
thay vì việc đo lường tiêu chí phân bổ doanh số trong GRI thì GCI sử dụng tiêu chí phân bổ tài sản cho các ngành công nghiệp thâm dụng vốn hoặc thâm dụng lao động. Năng lực được tính tốn ở đây là năng lực bên trong doanh nghiệp, không bao gồm các năng lực mà doanh nghiệp có được thơng qua các nguồn lực bên ngồi hoặc thơng qua thuê ngoài, hợp đồng phụ trợ hay các hoạt động liên minh chiến lược với các doanh nghiệp nước ngồi mà doanh nghiệp khơng có quyền sở hữu với các đối tác và/hoặc các dự án liên minh. Đối với các hình thức liên minh chiến lược mà tại đó doanh nghiệp có quyền sở hữu thì GCI có thể được tính tốn bằng việc xác định tỷ lệ tổng tài sản mà doanh nghiệp đó sở hữu hay kiểm soát. Cần rất cẩn thận khi tập hợp các dữ liệu để tính tốn GCI, đặc biệt là các dữ liệu tài chính liên quan đến doanh thu bán hàng và các vấn đề liên quan đến việc sắp thỏa thuận thuê lại tài sản.
Những doanh nghiệp phải phụ thuộc phần lớn vào nguồn lực bên ngồi sẽ có chỉ số GCI thấp vì doanh nghiệp khơng thể khai thác được nguồn lực và năng lực nên phải phụ thuộc vào các đối tác bên ngoài để cung cấp các năng lực cần thiết. Điều này khiến cho doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề như thiếu hụt nguyên liệu, sản phẩm hoặc dịch vụ; thời gian giao hàng chậm trễ hay phải chịu áp lực tăng giá từ các nhà cung cấp nước ngoài... Sử dụng đồng thời hai chỉ số GRI và GCI vào biểu đồ, chúng ta xác định được tham vọng tồn cầu của doanh nghiệp (xem Hình 4.2).
Từ hình 4.2 cho thấy, những doanh nghiệp có chỉ số GRI và GCI đều cao cho biết mức độ phân bổ doanh số và tài sản trên hầu khắp các khu vực thị trường trọng điểm toàn cầu khá tương đồng nhau; những doanh nghiệp kiểu này đang theo đuổi tham vọng trở thành doanh nghiệp tồn cầu. Doanh nghiệp có chỉ số GRI cao nhưng GCI thấp thích hợp với tham vọng trở thành doanh nghiệp xuất khẩu tồn cầu do có khả năng kinh doanh trên nhiều khu vực thị trường trọng điểm của thế giới nhưng khả năng phân bổ tài sản và hoạt động kinh doanh trên toàn cầu lại yếu hoặc rất yếu.
Các doanh nghiệp có GCI cao nhưng GRI thấp phù hợp với kiểu doanh nghiệp cung ứng toàn cầu do khả năng mở rộng thị trường trên toàn cầu yếu nhưng lại có thể tận dụng tốt lợi thế cạnh tranh của các khu vực thị trường nhờ vào tỷ lệ phân bổ tài sản trên những thị trường này khá tương đồng và hợp lý. Nhóm doanh nghiệp có chỉ số GRI và GCI đều ở mức trung bình được xếp vào nhóm doanh nghiệp tồn cầu chiếm ưu thế khu vực do sức cạnh tranh
Hình 4.2. Biểu đồ xác định tham vọng tồn cầu
và tỷ lệ phân bổ tài sản tuy dàn trải trên tồn cầu nhưng thường có xu hướng thiên về một hoặc một vài nhóm khu vực thị trường trọng điểm nhất định. Những doanh nghiệp nằm ở vị trí mà GCI thấp và GRI ở mức trung bình hoặc thấp thì lần lượt được xếp vào nhóm doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp khu vực; nguyên nhân là do khả năng bao phủ kinh doanh trên toàn cầu yếu dẫn đến GRI thấp; thêm vào đó, tỷ lệ phân bổ tài sản GCI trên toàn cầu rất kém dẫn đến việc tận dụng lợi thế cạnh tranh của nhiều khu vực thị trường tồn cầu cịn thấp.
GRI và GCI được coi như một phần quan trọng trong quá trình hoạch định chiến lược tồn cầu, hai chỉ số này có thể được nhà quản trị sử dụng để phân tích vị thế hiện tại và xác định tham vọng toàn cầu trong tương lai. Các chỉ số này còn được dùng để đo lường và đánh giá quy mơ, mức độ và tham vọng tồn cầu của các đối thủ cạnh tranh và là tiền đề để doanh nghiệp đưa ra các quyết định tiếp theo trong hoạch định chiến lược toàn cầu: định vị toàn cầu, hệ thống kinh doanh toàn cầu và tổ chức toàn cầu.