Xác định mức độ quan trọng tương đối của các khu vực

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị chiến lược toàn cầu (Global strategic management): Phần 1 (Trang 158 - 160)

4.2. Tham vọng toàn cầu

4.2.1. Xác định mức độ quan trọng tương đối của các khu vực

Tùy thuộc vào quy mô, năng lực và khả năng bao phủ thị trường toàn cầu khác nhau mà một doanh nghiệp có thể đặt các tham vọng tồn cầu khác nhau và hướng tới trở thành một trong năm kiểu doanh nghiệp hoạt động toàn

cầu như sau: Doanh nghiệp toàn cầu (Global player); doanh nghiệp khu vực

(Regional player); doanh nghiệp toàn cầu chiếm ưu thế khu vực (Regional dominant player); doanh nghiệp xuất khẩu toàn cầu (Global exporter) và doanh nghiệp vận hành tồn cầu (Global operator).

Trường hợp doanh nghiệp có tham vọng trở thành doanh nghiệp tồn cầu thì cần thiết phải thiết lập được vị thế cạnh tranh mạnh và bền vững tại các thị trường trọng yếu4trên toàn cầu và phải tạo dựng được cách thức phối tích hợp các hoạt động kinh doanh này trên tất cả các thị trường trọng điểm đó. Trên thế giới hiện nay, các doanh nghiệp như Sony, Apple, Samsung, Coca-Cola, Unilever, P&G, Toyota, Ford, Citibank... được coi là các doanh nghiệp tồn cầu. Đối với những doanh nghiệp có khả năng tạo dựng được lợi thế cạnh tranh mạnh và tương đối bền vững tại một khu vực thị trường trọng điểm trên thế giới như Bắc Mỹ, Tây Âu hoặc châu Á nhưng ở những khu vực thị trường cịn lại thì khả năng cạnh tranh lại yếu hoặc yếu hơn rất nhiều thì được gọi là

doanh nghiệp khu vực. Trong trường hợp này, các thương hiệu như JVC trong

ngành công nghiệp điện tử; Peugeot, Fiat, Renault trong ngành công nghiệp ô tơ... được hiểu là các doanh nghiệp khu vực.

Những nhóm doanh nghiệp có khả năng bao phủ trên tất cả các thị trường trọng điểm của thế giới nhưng chỉ thực sự mạnh mẽ nhất tại một hay một vài khu vực thị trường trọng điểm cụ thể trên tồn cầu thì được gọi là doanh

nghiệp toàn cầu chiếm ưu thế khu vực. Những doanh nghiệp này thường

khơng có khả năng bao phủ bằng doanh nghiệp tồn cầu nhưng lại có sức cạnh tranh tốt hơn doanh nghiệp khu vực. Ví dụ, Nivea là thương hiệu của Đức chuyên về mỹ phẩm được thị trường toàn cầu biết đến nhưng chỉ thực sự mạnh mẽ và được ưa chuộng nhiều nhất tại thị trường châu Âu; các hãng ơ tơ bình dân của Hàn Quốc như Kia, Hyundai được phát triển trên thị trường toàn cầu nhưng châu Á là thị trường quan trọng nhất, mang lại phần lớn doanh số cho các hãng xe này.

Đối với những doanh nghiệp thực hiện việc tổ chức sản xuất sản phẩm chỉ tại thị trường trong nước và bán các sản phẩm này ra tất cả các khu vực thị ___________________

4

Thị trường trọng yếu (thị trường trọng điểm) là những khu vực thị trường có nhu cầu, sức mua và khả năng mang lại doanh thu đáng kể nhất trên thị trường tồn cầu. Ví dụ: thị trường Tây Âu, thị trường Bắc Mỹ, thị trường châu Á...

trường trọng điểm trên tồn cầu thì được gọi là doanh nghiệp xuất khẩu toàn

cầu. Trên thực tế, các doanh nghiệp này có tiến hành thiết lập các hoạt động kinh

doanh tại nước ngoài nhưng chỉ nhằm mục tiêu xuất khẩu. Các tập đoàn sản xuất máy bay như Boeing, Airbus, Raytheon được xếp vào nhóm các doanh nghiệp này dù thực tế nhiều hoạt động của họ vẫn được tổ chức thực hiện ở thị trường nước ngồi như các văn phịng kinh doanh, văn phịng bảo trì, bảo dưỡng...

Những doanh nghiệp thực hiện việc mua sắm phần lớn các linh kiện, thành phần cho sản phẩm của mình từ các nhà máy tại nước ngồi và chỉ tập trung kinh doanh cho thị trường nội địa đó thì được gọi là doanh nghiệp vận

hành toàn cầu. Trên thực tế, doanh nghiệp này thường khó có thể được coi là

tồn cầu song nếu xét về các vấn đề liên quan đến hoạt động phối tích hợp giữa nhà máy của doanh nghiệp tại thị trường nội địa với các hợp đồng thuê khoán dài hạn thì vẫn có thể được coi là khá tương đồng với thực trạng của một doanh nghiệp tồn cầu nói chung.

Để xác định tham vọng tồn cầu của một doanh nghiệp, các yếu tố liên quan đến tỷ lệ phân bổ doanh thu, tài sản và nhân sự trên các khu vực thị trường trọng điểm toàn cầu thường được sử dụng để phân tích và đánh giá. Một doanh nghiệp được coi là tồn cầu thuần túy nếu nó đảm bảo ba đặc điểm sau: Một là, doanh số được phân bổ tương đối đồng đều trên hầu khắp các khu vực thị trường toàn cầu. Hai là, tài sản và các hoạt động chức năng được phân bổ đồng đều trên hầu khắp các khu vực thị trường toàn cầu. Ba là, các lĩnh vực hoạt động và các bộ phận chức năng phải được hoạt động tích hợp trên tồn cầu.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị chiến lược toàn cầu (Global strategic management): Phần 1 (Trang 158 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)