Thực hành 3: Pha chế 50g dung dịch đường 5% từ dung dịch đường có

Một phần của tài liệu giáo án Hóa học 8 trọn bộ (Trang 136)

- GV tổ chức cho học sinh nhắc lại những kiến thức cơ bản của chương

3. Thực hành 3: Pha chế 50g dung dịch đường 5% từ dung dịch đường có

dịch đường 5% từ dung dịch đường có nồng độ 15% ở trên

- Dụng cụ: Cân, cốc thuỷ tinh có vạch, đũa thuỷ tinh.

- Hoá chất: H2O, đường.

- Cách pha chế: Cân 16,7 g dung dịch đường 15% vào cốc có dung tích 100ml. Thêm 33,3 g nước vào cốc và khuấy đều được 50g dung dịch đường 5%.

4. Thực hành 4: Pha chế 50ml dung dịch NaCl 0,1M từ dung dịch NaCl có dịch NaCl 0,1M từ dung dịch NaCl có

- GV cho học sinh pha chế.

- GV quan sát các nhóm làm thí nghiệm, chỉnh sửa.

- Dụng cụ: Cân, cốc thuỷ tinh có vạch, đũa thuỷ tinh.

- Hoá chất: H2O, NaCl.

- Cách pha chế: Đong 25 ml dung dịch NaCl 0,2M vào cốc chia độ. Rút từ từ nước vào cốc và khuấy đều cho đến vạch 50ml, được 50ml dung dịch NaCl có nồng độ 0,1M.

Hoạt động 2 II. HỌC SINH LÀM BÁO CÁO, THU DỌN VÀ RỬA

DỤNG CỤ (10 phút)

- HS hoàn thiện báo cáo theo mẫu:

BÁO CÁO THỰC HÀNH Họ và tên: Lớp: Tên bài thực hành: STT Tên thí nghiệm Dụng cụ- Hoá chất Cách tiến hành Hiện tượng Giải thích Ghi chú - Thu dọn, vệ sinh phòng học

4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới (1 phút)

- Học bài, ôn lại kiến thức của chương chuẩn bị bài 44.

5. Đánh giá giờ dạy

Ngày soạn: 10. 5. 2009 Ngày giảng: 12. 5. 2009: 8A + 8B Tiết 68 ÔN TẬP HỌC KỲ II I. Mục tiêu 1. Kiến thức:

- Học sinh được hệ thống lại các kiến thức cơ bản trong học kỳ II. - Tính chất hoá học của oxi, hiđro, nước, điều chế oxi, hiđro.

- Các khái niệm về các loại phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ, phản ứng oxi hoá khử, phản ứng thế.

- Khái niệm oxit, axit, bazơ, muối và cách gọi tên các loại chất đó. 2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng viết PTPU về các tính chất hoá học của oxi, hiđro, nước. - Rèn kĩ năng phân loại và gọi tên các hợp chất vô cơ.

- Bước đầu rèn kĩ năng phân biệt một số chất dựa vào tính chất hoá học của chúng.

3. Thái độ: Liên hệ các hiện tượng xảy ra trong thực tế.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án

2. Học sinh: Học bài, làm bài tập, ôn tập các kiến thức

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức: Hát - sĩ số: (1 phút)

2. Kiểm tra đầu giờ: (lồng vào bài mới)3. Bài mới 3. Bài mới

Hoạt động 1: I. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA OXI, HIĐRO, NƯỚC VÀ

ĐỊNH NGHĨA CÁC LOẠI PHẢN ỨNG (15 phút)

- GV tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm, yêu cầu của mỗi nhóm:

+ Nhóm 1: Tính chất hoá học của oxi + Nhóm 2: Tính chất hoá học của hiđro + Nhóm 3: Tính chất hoá học của nước + Nhóm 4: Viết PTHH minh hoạ cho tính chất của các hợp chất trên

- GV cho học sinh làm bài tập vận dụng:

Viết PT xảy ra giữa các cặp chất sau, phân loại phản ứng:

a, Phot pho + oxi b, sắt + oxi

c, hiđro + sắt (III) oxit d, lưu huỳnh tri oxit + nước e, bari oxit + nước

f, bari + nước

- H: Tại sao lại phân loại như vậy?

- Học sinh hoạt động nhóm, thực hiện phần thảo luận của nhóm mình.

+ Tính chất hoá học của oxi: Tác dụng với phi kim, kim loại, hợp chất.

+ Tính chất hoá học của hiđro: Tác dụng với oxi, oxit của một số kim loại. + Tính chất hoá học của nước: Tác dụng với kim loại, oxit axit, oxit bazơ.

- HS làm bài tập:

a, 4P + 5O2 →t0 2P2O b, 3Fe + 2O2 →t0 Fe3O4

c, 3H2+ Fe2O3 →t0 2Fe + 3H2O d, SO3+ H2O → H2SO4

e, BaO + H2O → Ba(OH)2 f, Ba + H2O → Ba(OH)2 + H2↑ - PU a, b, d, e thuộc loại PU hoá hợp - PU c, f thuộc loại PU oxi hoá khử (PU thế)

- HS nêu định nghĩa các loại PU

Hoạt động 2: II. ĐIỀU CHẾ OXI, HIĐRO (11 phút)

- Cho học sinh làm bài tập 2: Viết PTPU sau và cho biết PU nào được dùng để điều chế oxi, hiđro trong phòng thí nghiệm.

b, Nhiệt phân kaliclorat. c, kẽm + axit clohiđric. d, nhôm + axit sunfuric e, natri + nước

f, Điện phân nước.

O2↑

b, 2KClO3 →t0 2KCl + 3O2↑ c, Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 ↑

d, 2Al + 3H2SO4 →Al2(SO4)3 + 3H2 ↑ e, 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 ↑ f, 2H2O dienphan→2H2 ↑+ O2↑ - Điều chế oxi: a, b

- Điều chế hiđro: c, d, e

Hoạt động 3: III. OXIT, AXIT, BAZƠ, MUỐI (17 phút)

- GV cho học sinh làm bài tập 3: Phân loại và gọi tên các chất sau: K2O; Mg(OH)2; H2SO4; AlCl3; Na2CO3; CO2; Fe(OH)3; HNO3; Ca(HCO3)2; K3PO4; HCl; CuO.

- HS làm bài tập

Công thức Phân loại

Tên gọi

K2O oxit Kali oxit

Mg(OH)2 Bazơ Magie hiđroxit H2SO4 Axit Axit sunfuric

AlCl3 Muối Nhôm clorua

Na2CO3 Muối Natri cacbonat

CO2 oxit Cacbon đioxit

Fe(OH)3 Bazơ Sắt (III) hiđroxit

HNO3 Axit Axit nitric

Ca(HCO3)2 Muối Canxi hiđro

cacbonat

K3PO4 Muối Kali photphat

HCl Axit Axit clohiđric

CuO oxit Đồng (II) oxit

4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới (1 phút)

- Ôn tập kiến thức học kỳ.

5. Đánh giá giờ dạy

Ngày soạn: 13. 5. 2009

Ngày giảng: 15. 5. 2009: 8A +8B

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Học sinh được ôn lại các khái niệm như dung dịch, độ tan, dung dịch bão hoà, nồng độ phần trăm, nồng độ mol.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng làm bài tập về nồng độ và các đại lượng trong dung dịch.

3. Thái độ: Liên hệ các hiện tượng xảy ra trong thực tế.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án

2. Học sinh: Học bài, làm bài tập, ôn tập các kiến thức

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức: Hát - sĩ số: (1 phút)

2. Kiểm tra đầu giờ: (lồng vào bài mới)3. Bài mới 3. Bài mới

Hoạt động 1: I. KHÁI NIỆM DUNG DỊCH, DUNG DỊCH BÃO HOÀ

VÀ ĐỘ TAN. (25 phút)

- GV tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm nhắc lại các khái niệm: dung dịch, dung dịch bão hoà, độ tan, nồng độ phần trăm, nồng độ mol.

- GV gọi lần lượt từng học sinh nêu các khái niệm đó

- GV cho học sinh làm bài tập vận dụng: Tính số mol và khối lượng chất tan có trong:

a, 47g dung dịch NaNO3 bão hoà ở nhiệt độ 200C biết SNaNO3= 88g.

b, 27,2g dung dịch NaCl bão hoà ở nhiệt độ 200C biết SNaCl= 36g.

- Học sinh hoạt động nhóm trả lời câu hỏi

- Hs làm bài tập

a, Cứ trong 100g nước hoà tan được tối đa 88g NaNO3 tạo thành 188g NaNO3 bão hoà.

Vậy khối lượng NaNO3 có trong 47g dung dịch NaNO3 bão hoà ở nhiệt độ 200C là:

mNaNO3= 47.88188 = 22g nNaNO3= 2285 = 0,259 mol

b, Cứ trong 100g nước hoà tan được tối đa 36g NaCl tạo thành 136g NaCl bão hoà.

Vậy khối lượng NaCl có trong 27,2g dung dịch NaCl bão hoà ở nhiệt độ 200C là:

mNaCl= 27, 2.36

nNaCl= 58,57, 2 = 0,123 mol

Hoạt động 2: II. CÁC BÀI TOÁN TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH CÓ

SỬ DỤNG CM; C% (18 phút)

- Cho học sinh làm bài tập 2: Hoà tan 8,4g Fe bằng dung dịch HCl 10,95% (vừa đủ).

a, Tính thể tích khí thu được. b, Tính khối lượng axit cần dùng.

c, Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được sau phản ứng.

- HS làm bài tập + Đổi số liệu: nFe = m M = 8, 4 56 = 0,15 mol + PTPU: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑ + Theo PT ta cú

nH2 = nFe = nFeCl2 0,15 mol nHCl = 2.nFe = 0,3 mol

a, VH2 = n. 22,4 = 0,15.22,4 = 3,36 lit b, mHCl = 0,3 . 36,5 = 10,95 g

Vậy khối lượng axit cần dùng là 100g c, Dung dịch sau phản ứng có FeCl2 mFeCl2 = 0,15 . 127 = 19,05 g

mH2 = 0,15 .2 = 0,3 g

Khối lượng dung dịch sau PU = mFe + mddHCl - mH2 = 8,4 + 100 - 0,3 = 108,1g C% = dd .100% ct m m = 17,6%

4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới (1 phút)

- Ôn tập kiến thức chuẩn bị kiểm tra học kỳ.

Một phần của tài liệu giáo án Hóa học 8 trọn bộ (Trang 136)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w