Tác dụng với một số oxit axit

Một phần của tài liệu giáo án Hóa học 8 trọn bộ (Trang 113)

III. TIẾN TRINH DẠY HỌC

c,Tác dụng với một số oxit axit

- Quỳ tím hoá đỏ

- Gọi một học sinh đọc kết luận. - Kết luận (sgk - 124)

Hoạt động 3: III. VAI TRÒ CỦA NƯỚC TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SẢN XUẤT.

CHỐNG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC (10 phút)

- Em hãy nêu vai trò của nước với đời sống và sản xuất? Chúng ta cần làm gì để giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm?

- HS trả lời (sgk - 124)

4. Kiểm tra, đánh giá (5 phút)

- GV cho học sinh làm bài tập 6.

5. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới (1 phút)

- Học bài, làm bài tập 5 (sgk- 125) - Chuẩn bị bài 37 .

- Ôn lại bài oxit.

6. Đánh giá giờ dạy

Ngày soạn: 25. 03. 2009

Ngày giảng: 27. 03. 2009: 8A ; 8A

Tiết 56 - Bài: 37 AXIT - BAZƠ - MUỐI

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: HS hiểu và biết cách phân loại axit, bazơ theo thành phần hoá học và tên gọi của chúng.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng lập công thức hoá học. 3. Thái độ: Yêu thích bộ môn.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Giáo án

2. Học sinh: Học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài mới.

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Hát - Sĩ số

2. Kiểm tra đầu giờ: (5 phút)

Câu hỏi: Nêu khái niệm oxit, công thức và cách phân loại oxit? Đáp án: sgk - 89

3. Bài mới

Hoạt động 1: I. AXIT (18 phút)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

của các axit nói trên?

- Từ nhận xét trên em hãy rút ra định nghĩa axit?

- Nếu kí hiệu công thức chung của các gốc axit là A, hoá trị n thì công thức chung của axit được viết như thế nào? - GV giới thiệu: Dựa vào thành phần có thể chia axit làm 2 loại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hướng dẫn học sinh cách gọi tên axit không có oxi.

- Yêu cầu học sinh đọc tên HCl, HBr - Giới thiệu các gốc axit tương ứng (đổi đuôi hiđric thành đuôi ua)

- Hướng dẫn học sinh cách gọi tên axit có oxi.

- Yêu cầu học sinh đọc tên H2SO4, HNO3

- Giới thiệu các gốc axit tương ứng (đổi đuôi ic thành đuôi at, ơ thành it)

- Khác: H liên kết với các gốc axit khác nhau. 1. Khái niệm (sgk - 127) 2. Công thức hoá học HnA 3. Phân loại

- Axit không có oxi: HCl, H2S, ... - Axit có oxi: H2SO4, HNO3, ...

4. Tên gọi

- Axit không có oxi: Axit + Tên phi kim + hiđric

- Axit có oxi:

+ Axit có nhiều nguyên tử oxi:Axit + Tên phi kim + ic

+ Axit có ít nguyên tử oxi:Axit + Tên phi kim + ơ

Hoạt động 2: II. BAZƠ (15 phút)

- Yêu cầu học sinh lấy 3 ví dụ về bazơ? - Em hãy nhận xét thành phần phân tử của các axit nói trên?

- Vì sao chỉ có một nguyên tử kim loại? - Từ nhận xét trên em hãy rút ra định nghĩa bazơ?

- Em hãy viết công thức chung của bazơ?

- GV giới thiệu: Dựa vào tính tan có thể chia bazơ làm 2 loại

- HS: NaOH, Ca(OH)2, KOH

- Có một nguyên tử kim loại, một hay nhiều nhóm hiđroxit. - Vì H có hoá trị I 1. Khái niệm (sgk - 127) 2. Công thức hoá học M(OH)n 3. Phân loại

- Bazơ tan trong nước (kiềm): NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2

- Bazơ không tan trong nước: Fe(OH)2, Zn(OH)2, ...

- Hướng dẫn học sinh cách gọi tên bazơ, yêu cầu học sinh gọi tên bazơ ở phần ví dụ

Tên kim loại (kèm theo hoá trị nếu kim loại có nhiều hoá trị) + hiđroxit

4. Kiểm tra, đánh giá (5 phút)

- GV cho học sinh làm bài tập 1.

Đáp án: nguyên tử hiđro, gốc axit, nguyên tử kim loại, nguyên tử hiđro, OH

5. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới (1 phút)

- Học bài, làm bài tập 2, 3, 4, 5 (sgk- 130) - Chuẩn bị bài 37 phần tiếp theo.

6. Đánh giá giờ dạy

Ngày soạn: 29. 03. 2009 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày giảng: 31. 03. 2009: 8A ; 8A

Tiết 57 - Bài: 37 AXIT - BAZƠ - MUỐI (tiếp)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: HS hiểu muối là gì? Cách phân loại và gọi tên muối. 2. Kỹ năng

- Rèn luyện cách đọc tên một số hợp chất vô cơ khi biết công thức hoá học và ngược lại, viết công thức hoá học khi biết tên của hợp chất.

- Rèn kĩ năng viết phương trình. 3. Thái độ: Yêu thích bộ môn.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Giáo án

2. Học sinh: Học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài mới.

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức:(1 phút) Hát - Sĩ số

2. Kiểm tra đầu giờ: (5 phút)

Câu hỏi: bài tập 2 (sgk - 130) Đáp án:

Gốc axit Công thức axit Tên gọi

- Cl HCl Axit clohiđric

= SO3 H2SO3 Axit sunfurơ

= SO4 H2SO4 Axit sunfuric

= CO3 H2CO3 Axit cacbonic

- Br HBr Axit bromhiđric

- NO3 HNO3 Axit nitơric

3. Bài mới

Hoạt động 1: III. MUỐI (20 phút)

- Gọi học sinh giải thích công thức - Thuyết trình phần phân loại.

- Gọi học sinh đọc định nghĩa hai loại muối trên và lấy ví dụ minh hoạ.

- Nêu nguyên tắc gọi tên

- Gọi học sinh đọc tên các muối Fe(NO3)2, CuSO4, NaCl

- Hướng dẫn cách gọi tên muối axit

+ M: Kim loại + A: Gốc axit

3. Phân loại

- Muối trung hoà: NaCl, CuSO4, Fe(NO3)2, ... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Muối axit: NaHCO3, NaH2PO4, ...

4. Tên gọi

Tên kim loại (kèm theo hoá trị nếu kim loại có nhiều hoá trị) + tên gốc axit

- Ghi bài - HS trả lời:

- Fe(NO3)2: Sắt (II) nitrat - CuSO4: Đồng sunfat - NaCl: Natriclorua

- KHCO3: Kalihiđrocacbonat -NaH2PO4: Natri hiđrophotphat

Hoạt động 2: LUYỆN TẬP (13 phút)

- Gv cho học sinh làm bài tập: Điền vào chỗ trống sao cho phù hợp

Oxit bazơ tương ứngBazơ Oxit axit Axit tương ứng Muối tạo bởi kim loại và gốc axit tương ứng

K2O HNO3

Ca(OH)2 SO2

Al2O3 SO3

BaO H3PO4

- Đáp án

Oxit bazơ Bazơ tương ứng Oxit axit Axit tương ứng Muối tạo bởi kim loại và gốc axit tương ứng

K2O KOH N2O5 HNO3 KNO3

CaO Ca(OH)2 SO2 H2SO3 CaSO3

Al2O3 Al(OH)3 SO3 H2SO4 Al2(SO4)3

BaO Ba(OH)2 P2O5 H3PO4 Ba2(PO4)3

4. Kiểm tra, đánh giá (5 phút)

- Nêu khái niệm, công thức chung của axit, bazơ, muối. - Đáp án (sgk - 129)

5. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới (1 phút)

- Học bài, làm bài tập1, 2, 3, 4, 5 (sgk- 131, 132) - Chuẩn bị bài LUYỆN TẬP 7

6. Đánh giá giờ dạy

Ngày soạn: 01. 4. 2009

Ngày giảng: 03. 4. 2009: 8A; 8B

Tiết 58- Bài 38: BÀI LUYỆN TẬP 7

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Củng cố, hệ thống hoá kiến thức về thành phần hoá học của nước và tính chất hoá học của nó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hiểu định nghĩa, cách phân loại và gọi tên của axit, bazơ, muối, oxit. 2. Kĩ năng

- Vận dụng kiến thức để làm bài tập tổng hợp.

- Rèn phương pháp học tập môn hoá và ngôn ngữ hoá học. 3. Thái độ: Cẩn thận trong tính toán.

1. Giáo viên: Giáo án

2. Học sinh: Học bài, làm bài tập

Một phần của tài liệu giáo án Hóa học 8 trọn bộ (Trang 113)