Thí nghiệm 3: Nước tác dụng với điphotpho pentaoxit

Một phần của tài liệu giáo án Hóa học 8 trọn bộ (Trang 121)

- Vì tạo thành dung dịch bazơ

3.Thí nghiệm 3: Nước tác dụng với điphotpho pentaoxit

điphotpho pentaoxit

- Làm thí nghiệm theo nhóm, quan sát hiện tượng và viết PTPU

Hoạt động 2 II. HỌC SINH LÀM BÁO CÁO, THU DỌN VÀ RỬA

- HS hoàn thiện báo cáo theo mẫu:

BÁO CÁO THỰC HÀNH Họ và tên:

Lớp:

Tên bài thực hành:

STT Tên thí nghiệm Dụng cụ- Hoá chất

Hiện tượng Giải thích Ghi chú - Thu dọn, vệ sinh phòng học

4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới (1 phút)

- Học bài, ôn lại kiến thức của chương chuẩn bị bài 40.

5. Đánh giá giờ dạy

Ngày soạn: 08. 4 . 2009

Ngày giảng: 10. 4. 2008: 8A + 8B

Tiết 60 - Bài 40 DUNG DỊCH

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- HS hiểu được các khái niệm: dung môi, chất tan, dung dịch, dung dịch bão hoà, dung dịch chưa bão hoà.

- Biết cách làm cho quá trình hoà tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng làm thí nghiệm, quan sát thí nghiệm, từ thí nghiệm rút ra nhận xét.

3. Thái độ: Yêu thích bộ môn.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh, kiềng sắt, đèn cồn, đũa thuỷ tinh. - Hoá chất: Nước, đường, dầu hoả, muối, dầu ăn

2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới.

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Hát - Sĩ số

2. Kiểm tra đầu giờ: (không)

3. Bài mới

Hoạt động 1: I. DUNG MÔI, CHẤT TAN, DUNG DỊCH (10 phút)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Giới thiệu các bước tiến hành thí nghiệm, yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ TN1: Cho thìa đường vào cốc nước khuấy nhẹ.

+ TN2: Cho thìa dầu ăn vào cốc 1 đựng dầu hoả, cốc 2 đựng nước, khuấy nhẹ. - Yêu cầu học sinh làm TN, quan sát, rút ra nhận xét.

- GV kết luận, chốt kiến thức

- HS hoạt động nhóm. Nêu được:

+ Đường tan vào nước tạo thành nước đường

+ Dầu hoả hoà tan được dầu ăn, nước không hoà tan được dầu ăn

- HS rút ra nhận xét SGK

- Dung môi là chất có khả năng hoà tan chất khác để tạo thành dung dịch.

- Chất tan là chất bị hoà tan trong dung môi.

- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.

Hoạt động 2: II. DUNG DỊCH CHƯA BÃO HOÀ.

DUNG DỊCH BÃO HOÀ (15 phút)

- GV cho học sinh làm thí nghiệm: cho đường vào cốc ở thí nghiệm 1, vừa cho đường vừa khuấy nhẹ, nêu hiện tượng? - Khi dung dịch vẫn có khả năng hoà tan thêm chất tan, ta gọi là dung dịch chưa bão hoà. Dung dịch không có khả năng hoà tan thêm chất tan ta gọi là dung dịch bão hoà. Vậy thế nào là dung dịch chưa bão hoà, dung dịch bão hoà?

- HS: Giai đoạn đầu dung dịch vẫn có khả năng hoà tan thêm đường, giai đoạn sau dung dịch không thể hoà tan thêm đường

- HS trả lời

- Dung dịch chưa bão hoà là dung dịch có thể hoà tan thêm chất tan

- Dung dịch bão hoà là dung dịch không thể hoà tan thêm chất tan

Hoạt động 3: III. LÀM THẾ NÀO ĐỂ QUÁ TRÌNH HOÀ TAN CHẤT

RẮN TRONG NƯỚC XẢY RA NHANH HƠN (15 phút)

- GV cho HS làm thí nghiệm: Cho vào cốc một lượng muối ăn như nhau

+ Cốc 1: để yên + Cốc 2: Khuấy đều + Cốc 3: Đun núng

+ Cốc 4: muối nghiền nhỏ

- H: muốn quá trình hoà tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn ta nên thực hiện những biện pháp nào?

- Làm thí nghiệm theo nhóm và rút ra nhận xét:

+ Cốc 1: Tan chậm + Cốc 2: tan nhanh hơn + Cốc 3: tan nhanh hơn

+ Cốc 4: Tan chậm, nhưng nhanh hơn cốc 1

- Khuấy dung dịch - Đun nóng dung dịch - Nghiền nhỏ dung dịch

4. Kiểm tra, đánh giá (3 phút)

- GV cho học sinh làm bài tập 6 (sgk-138). Đáp án: D

5. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới (1 phút) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Học bài, làm bài tập 1, 2, 3, 4, 6 (sgk- 130) - Chuẩn bị bài 37 phần tiếp theo.

6. Đánh giá giờ dạy

Ngày soạn: 12. 4. 2009

Ngày giảng: 14. 4. 2009: 8A + 8B

Tiết 61 - Bài 41 ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- HS hiểu được các khái niệm về chất tan và chất không tan, biết được tính tan của một axit, bazơ hay muối trong nước

- Hiểu được khái niệm độ tan của một chất trong nước và các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng làm một số bài tập có liên quan. 3. Thái độ: Yêu thích bộ môn.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh, đèn cồn, phễu thuỷ tinh, ống nghiệm, kẹp gỗ, tấm kính.

- Hoá chất: Nước, muối, CaCO3 2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới.

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Hát - Sĩ số

2. Kiểm tra đầu giờ: (5 phút)

Câu hỏi: Bài tập 4 (sgk - 138)

Đáp án: a. 10g đường; 3,3g muối ăn

b. 25g đường vào 10g nước thu được dung dịch bão hoà. 3,5g muối vào 10g nước thu được dung dịch chưa bão hoà.

3. Bài mới

Hoạt động 1: I. DUNG MÔI, CHẤT TAN, DUNG DỊCH (25 phút)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Gv hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 1, 2 theo nhóm. Yêu cầu học

Một phần của tài liệu giáo án Hóa học 8 trọn bộ (Trang 121)