Các bước lập PTHH

Một phần của tài liệu giáo án Hóa học 8 trọn bộ (Trang 44)

- Chuẩn bị bài luyện tập.

2. Các bước lập PTHH

- Học sinh thảo luận nhóm, thống nhất câu trả lời

- HS: Các bước lập PTHH: + B1: Viết sơ đồ PU

+ B2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố.

+ B3: Viết PTHH

- HS nghe, ghi nhớ kiến thức.

Hoạt động 2: II. LUYỆN TẬP (17 phút)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- GV yêu cầu học sinh làm bài luyện tập:

Bài 1: Cho sơ đồ PU sau:

a, Fe + Cl2 → FeCl3 b, SO2 + O2 t xto, → SO3

c, Na2SO4 + BaCl2 →BaSO4 + NaCl Lập sơ đồ của các PU trên

Bài 2: Biết phốt pho khi bị đốt cháy

trong oxi thu được hợp chất điphotpho pentaoxit. Hãy lập PTHH của PU?

- HS làm bài tập:

Bài 1:

a, 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 b, 2SO2 + O2 t xto, → 2SO3

c, Na2SO4 + BaCl2 →BaSO4 + 2NaCl

Bài 2

4P + 5O2 →to 2P2O5

4. Luyện tập - củng cố (3 phút)

- Làm bài tập 2, 3, 4, 5, 7 (sgk - 57, 58)

- Học bài, chuẩn bị bài “PTHH” phần tiếp theo.

6. Đánh giá giờ dạy

Ngày soạn: 05. 11. 2008 Ngày giảng: 07. 11. 2008: 8B

08. 11. 2008: 8A

Tiết 23- Bài 16: PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC (tiếp)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu được ý nghĩ của PTHH.

- Biết xác định tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong PU. 2. Kĩ năng: Học sinh tiếp tục được rèn luyện kĩ năng lập PTHH.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh thái độ yêu thích bộ môn.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Giáo án, đồ dùng dạy học cần thiết. 2. Học sinh: Làm bài tập, chuẩn bị bài mới.

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức: (1 phút)

2. Kiểm tra đầu giờ: (5 phút)

Câu hỏi: Nêu các bước lập PTHH. AD: Lập PTHH của PU sau: Na + O2 → Na2O

3. Bài mới

Hoạt động 1: I. Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC (18 phút)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- GV đặt vấn đề: Ở tiết trước chúng ta đã học về cách lập PTHH. Vậy khi nhìn vào một PT chúng ta biết điều gì? - GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi và lấy ví dụ minh họa.

- GV gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung, GV chốt kiến thức.

- Các nhóm học sinh thảo luận, thống nhất câu trả lời

- Ý nghĩa của PTHH: PTHH cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong PU.

- VD: PTHH

2H2 + O2 → 2H2O ta có tỉ lệ:

- H: Vậy các em hiểu tỉ lệ trên như thế nào?

tử H2O = 2 : 1 : 2

- HS: Cứ 2 phân tử hiđro tác dụng vừa đủ với 1 phân tử oxi tạo thành 2 phân tử nước.

Hoạt động 2: II. LUYỆN TẬP (15 phút)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- GV yêu cầu học sinh làm bài luyện tập:

Bài 2 (sgk - 57):

- GV gọi 2 học sinh lên bảng, còn lại làm ra vở Bài 5 (sgk - 58): - HS làm bài tập: Bài 2 (sgk - 57): a, 4Na + O2 → 2Na2O ta có tỉ lệ: Số nguyên tử Na : Số phân tử O2 : Số phân tử Na2O = 4 : 1 : 2

Nghĩa là: Cứ 4 nguyên tử natri tác dụng vừa đủ với 1 phân tử oxi tạo thành 2 phân tử Na2O.

b, P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 ta có tỉ lệ:

Số phân tử P2O5 : Số phân tử H2O : Số phân tử H3PO4 = 1 : 3 : 2

Nghĩa là: Cứ 1 phân tử P2O5 tác dụng vừa đủ với 3 phân tử H2O tạo thành 2 phân tử H3PO4.

Bài 5 (sgk - 58): a, PTHH:

Mg + H2SO4 →MgSO4 + H2 b, Tỉ lệ:

+ Số nguyên tử Mg : Số phân tử H2SO4 = 1 : 1

+ Số nguyên tử Mg : Số phân tử MgSO4 = 1 : 1

+ Số nguyên tử Mg : Số phân tử H2=1: 1

4. Luyện tập - củng cố (5 phút)

- GV yêu cầu học sinh nhắc lại ý nghĩa PTHH

5 Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới (1 phút)

- Làm bài tập 2, 3, 4, 5, 7 (sgk - 57, 58)

- Học bài, chuẩn bị bài “BÀI LUYỆN TẬP 3”.

Ngày soạn: 09. 11. 2008 Ngày giảng: 11. 11. 2008: 8B

14. 11. 2008: 8A

Tiết 24- Bài 17: BÀI LUYỆN TẬP 3

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Học sinh được củng cố các khái niệm về hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học

- Biết sử dụng định luật bảo toàn khối lượng vào làm các bài toán ở mức độ đơn giản

- Tiếp tục được làm quen với ột số bài tập xác định nguyên tố hóa học. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng làm lập CTHH và lập PTHH.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Đồ dùng dạy học cần thiết. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài.

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức: (1 phút)

2. Kiểm tra đầu giờ: (không)

3. Bài mới

Hoạt động 1: I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ (20 phút)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- GV yêu cầu học sinh nhắc lại một số kiến thức cơ bản sau:

1. Hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học khác nhau như thế nào?

2. PUHH là gì?

3. Bản chất của PUHH?

4. Nội dung của địnhluật bảo toàn khối lượng?

5. Các bước lập PTHH?

- HS:

+ Hiện tượng vật lí: Không có sự biến đổi chất.

+ Hiện tượng hóa học: Có sự biến đổi chất này thành chất khác.

- HS : Quá trình biến đổi chất này thành chất khác gọi là PUHH

- HS trả lời: Có sự thay đổ liên kết làm phân tử này biến đổi thành phân tử khác. - HS: Tổng khối lượng của các chất tham gia bằng tổng khối lượng của sản phẩm.

+ B1: Viết sơ đồ PU

+ B2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố.

+ B3: Viết PTHH

Hoạt động 2: II. BÀI TẬP (23 phút)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- GV yêu cầu học sinh làm bài tập

Bài tập 1(sgk - 60)

- GV gọi một học sinh lên bảng làm bài tập 1(sgk - 41), còn lại làm ra nháp.

Bài tập 3 (sgk - 61)

- GV hướng dẫn hợc sinh làm theo các bước:

+ AD định luật bảo toàn viết công thức về khối lượng.

+ Tính khối lượng của canxi cacbonat từ đó tính được tỉ lệ phần trăm của nó có trong đá vôi

- GV theo dõi, nhận xét, cho điểm học sinh làm bài tốt, nhắc nhở học sinh các lỗi hay mắc phải.

- Học sinh làm bài

Bài tập 1 (sgk - 60)

a, Chất tham gia: Phân tử nitơ, hiđrô Sản phẩm: Khí amoniac

b,

- Trước PU: 2 nguyên tử nitơ liên kết với nhau tạo thành 1 phân tử nitơ, 2 nguyên tử hiđrô liên kết với nhau tạo thành 1 phân tử hiđrô

- Sau PU: 1 nguyên tử nitơ liên kết với 3 nguyên tử hiđrô tạo thành 1 phân tử amoniac.

- Phân tử biến đổi: H2, N2 - Phân tử được tạo ra: NH3

c, Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau PU giữ nguyên. Cụ thể 2 nguyên tử nitơ, 6 nguyên tử hiđrô.

Bài tập 3 (sgk - 61)

a, m canxi cacbonat = m canxi oxit + m cacbon điôxit b, m canxi cacbonat = 140 + 110 = 250 Kg % khối lượng canxi cacbonat chứa trong đá vôi là: 250

280. 100% = 89,2%

4 Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới (1 phút)

- Làm bài tập 2, 5, 4 (sgk - 60, 61), chuẩn bị kiểm tra viết

5. Đánh giá giờ dạy.

Ngày giảng: 14. 11. 2008: 8B 15. 11. 2008: 8A

Tiết 25 KIỂM TRA VIẾT

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Kiểm tra HS các kiến thức về hiện tượng vật lý, hiện tượng hoá học, PTHH

2. Kỹ năng

- Kiểm tra các kỹ năng lập phương trình hoá học. - Kỹ năng phân biệt các loại PUHH

- Kỹ năng giải bài tập tính theo PTHH

3. Thái độ: Giáo dục ý thức nghiêm túc trong kiểm tra.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

a, Ma trận:

Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

TN TL TN TL TN TL

1. Sự biến đổi chất. 4 0,5 4 2,0

2. Phản ứng hoá học. 4 0,5 4 2,0

3. Định luật bảo toàn khối lượng. 1 3,0 1 3,0 4. Phương trình hoá học 1 3,0 1 3,0 Tổng 4 2,0 5 5,0 1 3,0 10 10,0 b, Đề bài PHẦN I: Trắc nghiệm

Câu 1 (2điểm): Đánh dấu x vào vị trí em cho là đúng.

Hiện tượng Vật lý Hoá học

1. Dây sắt được cắt nhỏ thành từng đoạn và tán thành đinh. 2. Hoà tan axit axetic vào nước được dung dịch axit axetic loãng dùng làm dấm ăn.

3. Cuốc, xẻng làm bằng sắt để lâu ngày trong không khí bị gỉ

Câu 2 (2 điểm): Điền các cụm từ “ PUHH, nguyên tử, thay đổi, liên kết” thích hợp vào chỗ (...)

1. ... là quá trình biến đổi chất này thành chất khác. 2. Trong PUHH chỉ có ... giữa các nguyên tử ... làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác. Còn số ... của mỗi nguyên tố vẫn giữ nguyên.

PHẦN II: Tự luận

Câu 1 (3 điểm): Cho sơ đồ các PU sau, lập PTHH và cho biết tỉ lệ 1 cặp chất trong PT

a, Zn + HCl → ZnCl2 + H2↑ b, Al + CuCl2 → AlCl3 + Cu c, C2H4 + O2 → CO2 + H2O

d, Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + NaCl

Câu 2 (3 điểm): Nung 84 Kg magie cacbonat (MgCO3) thu được magie oxit (MgO) và 44 Kg khí cacbonic.

a, Lập PTPU.

b, Tính khối lượng magie oxit cần dùng.

c, Đáp án

Câu Đáp án Điểm

Phần I

Câu 1 1- Vật lý 2 - Vật lý 3 - Hoá học 4 - Hoá học

Mỗi ý đúng 0,5 điểm Câu 2 1- PUHH

2 - Liên kết, thay đổi, nguyên tử.

Mỗi ý đúng 0,5 điểm

Phần II

Câu 1 a, Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑ b, 2Al + 3CuCl2 → 2AlCl3 + 3 Cu c, C2H4 + 3O2 → 2CO2 + 2H2O d, Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2NaCl

Tỉ lệ HS tuỳ chọn. Mỗi ý đúng 0,75 điểm.

Câu 2 Tóm tắt

MgCO3 → MgO + CO2 mMgCO3 = 84 Kg mCO2 = 84 Kg a, PTPU ? b, mMgO = ? Giải a, PTPU:

MgCO3 → MgO + CO2

Tóm tắt 0,5 điểm

mMgCO3 = mMgO + mCO2 ⇒ mMgO = mMgCO3 - mCO2

= 84 - 44 = 40 (Kg) 0,5 điểm 2. Học sinh: Học bài, làm bài tập, chuẩn bị kiểm tra.

III. Tiến trình dạy học

Một phần của tài liệu giáo án Hóa học 8 trọn bộ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w