- Chuẩn bị bài luyện tập.
4. Kiểm tra, đánh giá (5phút)
- GV cho học sinh làm bài tâp
Bài tập : Lập PTHH biểu diễn các PU hoá hợp của: A, lưu huỳnh với nhôm.
B, oxi với magie C, clo với kẽm. Đáp án:
A, 2Al + 3S → Al2S3
B, 2Mg + O2 → 2MgO
C, Zn + Cl2 → ZnCl2
5. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới (1 phút)
- Học bài, làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 (sgk- 87) - Chuẩn bị bài 26: oxit
Ngày soạn: 14 . 01. 2009
Ngày giảng: 16 .01.2009: 8A; 8B
Tiết 40 - Bài: 26 OXIT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS nắm được khái niệm oxit, sự phân loại oxit và cách gọi tên.
2. Kỹ năng
- Rèn các kỹ năng lập công thức hoá học của oxit
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng lập các phương trình phản ứng hoá học có sản phẩm là oxít.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
II. Chuẩn bị
2. Học sinh: Học bài, chuẩn bị bài mới.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Hát - Sĩ số
2. Kiểm tra đầu giờ: (5 phút)
Câu hỏi 1: Nêu định nghĩa sự oxi hoá, cho ví dụ minh hoạ? (GV cho học sinh ghi vào góc bảng dùng để học bài mới) Câu hỏi 2: Bài tập 2( sgk- 87)
3. Bài mới
Hoạt động 1: I. ĐỊNH NGHĨA OXIT (15 phút)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- GV sử dụng các VD của HS đã ghi ở góc bảng, giới thiệu: Các chất tạo thành ở PU trên thuộc loại oxit.
H: Em hãy nhận xét thành phần của các oxit đó?
- GV gọi 1 HS nêu định nghĩa. - GV cho HS làm bài tập
Bài tập 1: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào thuộc loại oxit?
A, CaO B, H2S C, SO3 D, CuSO4
H: Vì sao B, D không là oxit?
- HS nghe, hiểu
- HS: Phân tử oxit gồm 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi
- HS trả lời, ghi bài: Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi.
- HS: Các hợp chất thuộc loại oxit: A, C
- HS: Vì B không có oxi, D có oxi nhưng lại gồm 3 nguyên tố
Hoạt động 2: II. CÔNG THỨC (5 phút)
- GV yêu cầu HS nhắc lại quy tác hoá trị áp dụng với hợp chất 2 nguyên tố H: Nêu thành phần của oxit? Từ đó hãy viết công thức chung của oxit?
- GV kết luận, chốt kiến thức.
- HS trả lời
- Công thức chung của oxit: MxOy
+ M: KHHH của nguyên tố + x, y: Chỉ số
Hoạt động 3: III. PHÂN LOẠI (5 phút)
- GV thông báo: Dựa vào thành phần, có thể chia oxit thành 2 loại chính :
- H: Em hãy cho biết kí hiệu của một số phi kim thường gặp?
H: Em hãy kể 3 VD về oxit axit? - GV giới thiệu:
CO2; P2O5; SO2; SO3: Tương ứng với axit H2CO3; H3PO4; H2SO3; H2SO4
- GV giới thiệu về oxit bazơ
- H: Em hãy kể tên những kim loại thường gặp và lấy 3 VD về oxit bazơ? - GV giới thiệu:
K2O; FeO; CuO; Na2O: Tương ứng với bazơ KOH; Fe(OH)2; Cu(OH)2; NaOH.
ứng với một axit
- HS: C, P, S, Si, Cl, ...
VD: CO2, P2O5, SO2, SO3, ...
b, Oxit bazơ
- Thường là oxit của kim loại, tương ứng với một bazơ
- HS: K, Fe, Cu, Na, ...
VD: K2O, FeO, CuO, Na2O, ...
Hoạt động 4: IV. CÁCH GỌI TÊN (8 phút)
- GV giới thiệu cách gọi tên oxit
- H: Em hãy gọi tên các oxit sau: CaO, K2O, MgO
- GV giới thiệu cách gọi tên oxit đối với trường hợp kim loại, phi kim nhiều hoá trị.
- GV: Em hãy gọi tên FeO, Fe2O3
- GV : Em hãy gọi tên CO2, SO3, P2O5 - GV giới thiệu: Các tiền tố( tiếp đầu ngữ): mono- 1; đi - 2; tri - 3; tetra - 4; penta - 5
- HS ghi bài:
Tên oxit: Tên nguyên tố + oxit
- HS:
+ CaO: canxi oxit + K2O: kali oxit + MgO: magiê oxit -HS ghi bài:
Tên oxit bazơ: Tên kim loại ( kèm theo hoá tri) + oxit
- HS gọi tên
Tên oxit axit: Tên phi kim ( có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + oxit (có tiền tố chỉ số nguyên tử oxi)
- HS gọi tên
4. Kiểm tra, đánh giá ( 5 phút)
- GV cho học sinh làm bài tâp
Bài tập 2 : Trong các oxit sau, oxit nào là oxit axit, oxit nào là oxit bazơ: Na2O, CuO, Ag2O, CO2, N2O5, SiO2. Hãy gọi tên các oxit đó
- Các oxit axit gồm: CO2; N2O5; SiO2 - Các oxit bazơ gồm: Na2O; CuO; Ag2O
5. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới (1 phút)
- Học bài, làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 (sgk- 91)
- Chuẩn bị bài 27: Điều chế oxi- phản ứng phân huỷ
6. Đánh giá giờ dạy
Ngày soạn: 01. 02. 2009
Ngày giảng: 03. 02. 2009: 8A; 8B
Tiết 41 - Bài: 27 ĐIỀU CHẾ OXI- PHẢN ỨNG PHÂN HUỶ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS biết phương pháp điều chế, cách thu khí O2 trong phòng thí nghiệm và cách sản xuất O2 trong công nghiệp.
- HS biết khái niệm phản ứng phân huỷ và dẫn ra được ví dụ minh hoạ. 2. Kỹ năng: Rèn các kỹ năng lập phương trình hoá học.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Dụng cụ: Giá sắt, ống nghiệm, ống dẫn khí, đèn cồn, diêm, chậu thuỷ tinh, lọ thuỷ tinh, nút cao su, bông.
- Hoá chất: KMnO4
2. Học sinh: Học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài mới.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Hát - Sĩ số