III. TIẾN TRINH DẠY HỌC
3. Thí nghiệm 3: Hiđro khử đồng(II) oxit
oxit
- Làm thí nghiệm theo nhóm, quan sát hiện tượng và viết PTPƯ
Hoạt động 2 II. HỌC SINH LÀM BÁO CÁO, THU DỌN VÀ RỬA DỤNG CỤ
- HS hoàn thiện báo cáo theo mẫu:
BÁO CÁO THỰC HÀNH Họ và tên:
Lớp:
Tên bài thực hành:
STT Tên thí nghiệm Dụng cụ- Hoá chất
Hiện tượng Giải thích Ghi chú
- Thu dọn, vệ sinh phòng học
4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới (1 phút)
- Học bài, ôn lại kiến thức của chương chuẩn bị giờ sau kiểm tra viết.
5. Đánh giá giờ dạy
Ngày soạn: 16. 03. 2009
Ngày giảng: 18. 03. 2009: 8A; 8B
Tiết 53 KIỂM TRA VIẾT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Kiểm tra HS các kiến thức cơ bản như: Tính chất của hiđro; ứng dụng và điều chế hiđro; Khái niệm về phản ứng oxi hoá - khử; Khái niệm phản ứng thế
2. Kỹ năng
- Kiểm tra các kỹ năng lập phương trình hoá học. - Kỹ năng phân biệt các loại PUHH
- Kỹ năng giải bài tập tính theo PTHH
3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
a, Ma trận:
Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Trắc
nghiệm Tự luận nghiệmTrắc Tự luận nghiệmTrắc Tự luận
1. Tính chất của hiđro 6 0,5 1 2 7 5 2.Phản ứng oxi hoá - khử 1 0,5 1 0,5
4. Điều chế hiđro. PU thế 3 0,5 1 3 4 4,5 Tổng 9 4,5 2 3,5 1 2 12 10 b, Đề bài PHẦN I: Trắc nghiệm
Câu 1: Điền những từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống: “oxi, hiđrô, axit HCl, nước, nhiệt”
Điều chế hiđrô người ta cho ... tác dụng với Fe. Phản ứng này sinh ra khí ..., hiđro cháy cho ..., sinh ra rất nhiều ... Trong trường hợp này chất cháy là ..., chất duy trì sự cháy là ...
Câu 2: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau và cho biết nó thuộc
loại phản ứng nào?
a, P2O5 + H2O → H3PO4
b, Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2↑
c, Mg(OH)2 → MgO + H2O d, H2 + CuO → H2O + Cu
Phần II: TỰ LUẬN
Câu 1: Hiđrô là khí nhẹ nhất nên được bơm vào kinh khí cầu, bóng thám
không. Nhưng ngày nay người ta thay bằng khí heli em hãy giải thích lí do của việc làm trên?
Câu 2: Cho 6,5 gam kẽm vào bình đựng dung dịch chứa 0,25 mol axit
clohiđric
a, Tính thể tích khí hiđrô thu được ở đktc.
b, Sau phản ứng còn dư chất nào? Khối lượng là bao nhiêu gam ( Biết khối lượng mol của Fe = 56, Cl = 35,5, O = 16)
c, Đáp án
Câu Đáp án Điểm
Phần I Câu 1 (3 điểm)
- axit HCl, hiđro, nước, nhiệt, hiđro, oxi - Mỗi ý đúng 0,5 điểm Câu 2
(2 điểm) a, P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 Phản ứng hoá hợp
b, Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2↑ Phản ứng thế
c, Mg(OH)2 →t0 MgO + H2O Phản ứng phân huỷ
- Mỗi ý đúng 0,5 điểm
d, H2 + CuO 0 t → H2O + Cu Phản ứng oxi hoá khử Phần II Câu 1 (2 điểm)
Hiđro nhẹ hơn heli nhưng khi cháy dễ gây cháy nổ rất nguy hiểm. Heli tuy nặng gấp 2 lần khí hiđro nhưng có ưu điểm là an toàn, không gây nổ. Vì lí do an toàn cho con người và hàng hoá, nên chọn heli để bơm vào kinh khí cầu. 2 điểm Câu 2 ( 3 điểm) Tóm tắt Zn + HCl → ZnCl2 + H2↑ mZn = 6,5g nHCl = 0,25 mol a, VH2= ?
b, Chất nào dư, dư bao nhiêu g? Giải nZn = 0,1 mol
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑ a, VH2 = 2,24l
b, HCl dư, dư 0,05 mol mHCl = 1,825g - tóm tắt: 0,5 điểm nZn 0,5 điểm VH2 1 đ mHCl 1 đ 2. Học sinh: Học bài, làm bài tập, chuẩn bị kiểm tra.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Hát - Sĩ số
2. Kiểm tra đầu giờ: (không)
3. Bài mới
Hoạt động 1: I. GIÁO VIÊN GIAO ĐỀ CHO HỌC SINH (1 phút)
Hoạt động 2: II. HỌC SINH LÀM BÀI (42 phút)
4. Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra (1 phút)
5. Đánh giá giờ dạy
Ngày soạn: 18. 03. 2009
Ngày giảng: 20. 03. 2009: 8A + 8A
Tiết 54 - Bài: 36 NƯỚC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Học sinh biết và hiểu thành phần hoá học của hợp chất nước gồm 2 nguyên tố là oxi và hiđro, chúng hoá hợp với nhau theo tỉ lệ về thể tích là 2
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát thí nghệm và rút ra nhận xét. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Dụng cụ điện phân nước bằng dòng điện 2. Học sinh: Học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài mới.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Hát - Sĩ số
2. Kiểm tra đầu giờ: (không)
3. Bài mới
Hoạt động 1: I. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA NƯỚC (15 phút)