- PTPU Cách thu
4. Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra (1 phút)
5. Đánh giá giờ dạy
Ngày soạn: 22. 02. 2008
Ngày giảng: 24. 02. 2009: 8A; 8B
CHƯƠNG V: HIĐRÔ - NƯỚC
Tiết 47 - Bài: 31 TÍNH CHẤT - ỨNG DỤNG CỦA HIĐRÔ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS nắm được tính chất vật lý và tính chất hoá học của hiđrô 2. Kỹ năng
- Rèn cho HS cách làm bài tập tính theo PTHH.
- Tiếp tục rèn luyện khả năng viết các phương trình phản ứng và quan sát thí nghiệmcủa HS.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Giáo án, phiếu học tập ghi nội dung bài tập 1, 2
- Dụng cụ: Giá thí nghiệm, đèn cồn, ống nghiệm có nhánh, cốc thuỷ tinh. - Hoá chất: O2, H2, Zn, dung dịch HCl.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức:(1 phút) Hát - Sĩ số
2. Kiểm tra đầu giờ: (không)
3. Bài mới
Hoạt động 1: I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA HIĐRÔ (15 phút)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- GV: Các em hãy cho biết: kí hiệu, công thức hoá học của đơn chất, nguyên tử khối và phân tử khối của hiđrô.
- GV: Các em hãy quan sát lọ đựng khí hiđrô và nhận xét về trạng thái, màu sắc, ...
- GV cho HS quan sát quả bóng bay được bơm khí H2, em có nhận xét gì? - H: Các em hãy tính tỉ khối của H2 so với không khí?
- GV thông báo: H2 là chất khí ít tan trong nước: 1 lít nước ở 150C hoà tan được 20 ml khí H2.
- GV: Em có thể rút ra két luận gì về tính chất vật lý của H2?
- GV kết luận, chốt kiến thức.
- Học sinh đọc thông tin trong sgk, trả lời câu hỏi.
- HS: Hiđro là chất khí không màu, không mùi, không vị.
- HS: Quả bóng bay lên được chứng tỏ khí hiđro nhẹ hơn không khí.
- HS: dH2/kk = 292
- HS trả lời: Khí hiđrô là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các chất khí, không tan trong nước.
Hoạt động 2: II. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC (18 phút)
- GV yêu cầu HS quan sát thí nghiệm: + Giới thiệu dụng cụ điều chế hiđrô. + GV giới thiệu cách thử độ tinh khiết của H2, khi biết chắc hiđrô khi biết chắc hiđrô đã tinh khiết, GV châm lửa đốt. - H: Các em hãy quan sát ngọn lửa đốt hiđrô trong không khí?
- GV: Đưa ngọn lửa hiđrô đang cháy vào trong lọ đựng oxi. Các em hãy quan sát và nhận xét?
- GV cho một vài HS quan sát lọ.
- H: Các em rút ra kết luận gì từ thí nghiệm trên? Viết PTPU minh hoạ? - GV giới thiệu: Hiđrô cháy trong oxi tạo ra hơi nước, đồng thời toả nhiệt. Vì vậy người ta dùng hiđrô làm nguyên