TN1: Hòa tan và đun nóng kali pemanganat (thuốc tím).

Một phần của tài liệu giáo án Hóa học 8 trọn bộ (Trang 39)

- GV giới thiệu cách xác định hóa trị của một số nhóm nguyên tử

1.TN1: Hòa tan và đun nóng kali pemanganat (thuốc tím).

pemanganat (thuốc tím).

- Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, que đóm.

- Hóa chất: Thuốc tím, nước

- Cách tiến hành: Lấy lượng thuốc tím chia làm 3 phần:

+ Phần 1: Cho vào nước đựng trong ống nghiệm1, lắc cho tan.

+ Phần 2: Cho vào ống nghiệm 2, đun nóng, đưa que đóm còn tàn đỏ vào, quan sát. Nếu que đóm còn tàn đỏ không cháy nữa thì để nguội ống nghiệm, sau đó cho nước vào lắc cho tan, quan sát so sánh màu của 2 dung dịch trong 2 ống nghiệm.

- Các nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của GV, quan sát, nêu hiện tượng:

+ Ống 1: Chất rắn tan hết tạo thành dung dịch màu tím.

+ Ống 2: Chất rắn không tan hết còn lại một phần lắng xuống đáy ống nghiệm.

- H: Trong thí nghiệm trên có mấy quá trình biến đổi xảy ra? Những quá trình biến đổi đó là hiện tượng vật lí hay hóa học?

- H: Viết PT chữ của phản ứng? GV giới thệu sản phẩm của PU.

- H: Nêu dụng cụ, hóa chất, cách tiến hành thí nghiệm?

- GV hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm theo các bước sau:

- GV yêu cầu học sinh làm thí nghiệm 1 theo nhóm → quan sát hiện tượng xảy ra?

- H: Trong ống nghiệm 1 và 2 trường hợp nào có PUHH xảy ra? Giải thích? - H: Viết PT chữ của phản ứng? GV giới thệu sản phẩm của PU.

- HS trả lời:

+ Ống 1: hiện tượng vật lí

+ Ống 2: Quá trình đun thuốc tím là hiện tượng hóa học, quá trình hòa tan một phần chất rắn ở ống nghiệm 2 là hiện tượng vật lí.

Kali penamganat →to kali manganat + Mangan điôxit + oxi

Một phần của tài liệu giáo án Hóa học 8 trọn bộ (Trang 39)