Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi lợn tới môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã liên nghĩa, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 62 - 65)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.7. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi lợn tới môi trường

khơng ảnh hưởng tới sức khỏe con người;

+ Bón cho tất cả các loại cây trồng vào bất cứ thời điểm nào trong năm; tăng tính bền vững của hệ sinh thái.

c) Nuôi lợn trên chất độn chuồng

Phương pháp khác xử lý chất thải rắn là hệ thống chất độn dày, mà phân và nước tiểu được ủ chung in situ tại chuồng lợn với chất hấp phụ như mùn cưa. Chất độn được định kỳ đảo trộn nhằm điều chỉnh độ ẩm.

Lợi ích của hệ thống ni lợn trên chất độn chuồng dày:

+ Hiện tượng toả gas giảm thấp vì vi khuẩn chiếm đoạt nitơ trong chất thải rắn; chất độn dễ khô, tránh được hiện tượng rỉ chất lỏng ra ngoài; phần lớn những mầm bệnh bị tiêu diệt;

+ Thể tích của phân chuồng giảm xuống, có thể cho lấy phân ra quãng 6

tháng một lần; có được một loại phân ủ hoặc chất điều hòa tốt cho đất, phù hợp cho cây trồng.

Những nhược điểm của hệ thống chất độn chuồng dày:

+ Nền chuồng tăng nhiệt độ có xu hướng làm giảm nâng suất lợn trong các nước nhiệt đới; có thể làm tăng mức độ chai cứng của phổi ở lợn;

+ Người chăn ni cần phải mang khẩu trang có hiệu lực lọc khí cao để lọc bỏ bào tử nấm.

2.7. ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT THẢI CHĂN NUÔI LỢN TỚI MƠI TRƯỜNG TRƯỜNG

2.7.1. Ảnh hưởng tới mơi trường nước

Nước thải trong chăn nuôi chăn nuôi lợn bao gồm nước tắm rửa, vệ sinh chuồng trại gia súc, máng ăn, máng uống… là loại nước gây ô nhiễm nặng nhất vì nó có chứa các chất vô cơ, hữu cơ, khoáng chất… Hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải chăn nuôi heo chiếm khoảng 70%- 80%, bao gồm: Protein, lipid, hydrocacbon và các dẫn xuất như cellulose, acid amin. Hàm lượng các chất vô cơ

chiếm từ 20% -30%, bao gồm: đất, cát, bụi muối phosphate, muối nitrat, ion Cl-, SO42-, PO43-… Ngoài ra, nước thải trong chăn ni cịn chứa rất nhiều vi sinh vật. Các vi sinh vật này là những tác nhân: E.coli, Streptococcussp,

Salmonellasp, Shigenlasp,Proteus, Clostridium sp…đây là các vi khuẩn gây bệnh

tả, lỵ, thương hàn, kiết lỵ. Các loại virus có thể tìm thấy trong nước thải như: corona virus, poio virus, aphtovirurrus… và ký sinh trùng trong nước gồm các loại trứng và ấu trùng, ký sinh trùng đều được thải qua phân, nước tiểu và dễ dàng hòa nhập vào nguồn nước. Khi lượng chất thải chăn nuôi không được xử lý đúng cách thải vào môi trường quá lớn làm gia tăng hàm lượng chất hữu cơ, vô cơ trong nước, làm giảm quá mức lượng oxy hòa tan, làm giảm chất lượng nước mặt, ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật nước, là nguyên nhân tạo nên dịng nước chết (nước đen, hơi thối, sinh vật không thể tồn tại) ảnh hưởng đến sức khỏe con người, động vật và môi trường sinh thái. Trong đó hai chất dinh dưỡng trong nước thải dễ gây nên vấn đề ô nhiễm nguồn nước đó là nitơ (nhất là ở dạng nitrat) và photpho.

2.7.2. Ảnh hưởng tới môi trường đất

Chất thải chăn nuôi khi không được xử lý sẽ gây ra ô nhiễm đất. Nhiều nghiên cứu cho thấy khả năng tồn tại của mầm bệnh trong đất, cây cỏ có thể gây bệnh cho người và gia súc, đặc biệt là các mầm bệnh về đường ruột như thương hàn, phó thương hàn, viêm gan, giun đũa, sán lá gan..

Chính quyền các cấp cũng nên có các chính sách cụ thể nhằm khuyến khích áp dụng các biện pháp phịng ngừa ơ nhiễm và sử dụng công nghệ sạch trong chăn nuôi như hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng xử lý chất thải chăn nuôi cho các trang trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ cơng nghiệp. Đây là hình thức được gọi là “chăn nuôi xanh” nhằm giảm thiểu ô nhiễm đất, các hệ sinh thái tự nhiên và khơng khí, giảm thiểu tác động đến hiệu ứng nhà kính, giảm thiểu việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Thách thức về mơi trường đối với sự phát triển chăn nuôi cũng là thách thức chung của tất cả các nước trên thế giới. Do vậy, giải bài tốn ơ nhiễm môi trường cho hoạt động chăn nuôi là con đường hướng tới ngành chăn nuôi “xanh”, phát triển bền vững ở nước ta.

2.7.3. Ảnh hưởng tới mơi trường khơng khí

Chăn ni sử dụng tới 70% diện tích đất giành cho nông nghiệp, Chăn ni sản sinh ra tới 18% tổng số khí của nhà kính tính quy đổi theo CO2, trong đó ngành giao thông chỉ chiếm 13,5%. Chăn nuôi sinh ra 65% tổng lượng NO2, 37% tổng lượng CH4 64% tổng lượng NH3 do hoạt động của loài người tạo nên. Chăn

ni góp phần đáng kể đến việc làm tăng nhiệt độ trái đất do sản sinh các khí gấy hiệu ứng nhà kính như: CH4, CO2, NH3,..gây nhiều hậu quả cho sản xuất, sinh hoạt và biến đổi khí hậu tồn cầu. Các chất khí dioxyt carbon (CO2), metan

(CH4), oxyt nito (NO2) là 3 loại khí hàng đầu gây hiệu ứng nhà kính và làm tăng nhiệt độ trái đất, trong đó khí metan và và oxyt nito là hai khí chủ yếu tạo ra từ hoạt động chăn ni và sử dụng phân bón hữu cơ. Tác dụng gây hiệu ứng nhà kính của chúng tương ứng gấp 25 và 296 lần so với khí CO2 sinh ra chủ yếu từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch.

2.7.4. Ảnh hưởng tới việc lây lan dịch bệnh

Trong q trình chăn ni, việc phát sinh dịch bệnh là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, với diễn biến phức tạp như những năm gần đây lại là điều đáng lo ngại đối với ngành chức năng cũng như người chăn ni. Tình hình dịch bệnh bùng phát trên quy mô rộng ngày càng tăng. Hơn mười năm qua, dịch lở mồm long móng trên gia súc đã diễn ra thường xuyên và đến nay vẫn chưa được khống chế triệt để. Dịch cúm gia cầm đã bùng phát. Dịch đã tái phát nhiều đợt, đã phải tiêu huỷ trên 51 triệu gia cầm các loại, thiệt hại ước tính lên đến hàng ngàn tỷ đồng, việc bùng phát hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (bệnh tai xanh - PSSR) trên lợn, gây tổn thất lớn cho ngành chăn ni, gây mất an tồn thực phẩm và cịn có nguy cơ lây nhiễm sang người nguy hiểm không kém bệnh cúm gia cầm. Ơ nhiễm mơi trường còn làm phát sinh dịch bệnh, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn ni. Dịch lở mồm, long móng trên gia súc đã hoành hành và đến nay chưa được khống chế triệt để, dịch đã tái phát nhiều đợt, đã phải tiêu huỷ thiệt hại ước tính lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Gần đây bệnh đã có nhiễm sang người, khiến nhiều người tử vong và đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi lợn tại nhiều địa phương. Trong năm 2014 tình hình dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp và căng thẳng, đáng chú ý là dịch heo tai xanh và tiêu chảy cấp trên heo con xảy ra gây thiệt hại không nhỏ tới sản xuất chăn nuôi cũng như người chăn nuôi. Tổ chức Y tế Thế giới đã cảnh báo, nếu khơng có biện pháp thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, vật nuôi và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đặc biệt là các virus biến thể từ các dịch bệnh như lở mồm long móng, dịch bệnh tai xanh ở heo có thể lây lan nhanh chóng và có thể cướp đi sinh mạng của rất nhiều người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã liên nghĩa, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 62 - 65)