Tóm tắt điều kiện tối ưu cho q trình tạo khí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã liên nghĩa, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 58 - 60)

STT Yếu tố ảnh hưởng Giá trị tối ưu

1 Nhiệt độ (0C) 35 – 40

2 pH 6,8 – 7,5

3 Hàm lượng chất khô (%) Chất thải động vật 7 – 9

Thực vật 4 – 8

4 Tỷ lệ C/N 30/1

2.6. XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NI LỢN

Chăn ni là một ngành đặc biệt quan trọng, nó cung cấp cho con người nguồn thực phẩm: trứng, sữa, thịt... là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày. Do vậy, để chăn nuôi phát triển vững mạnh đáp ứng được những yêu cầu cấp thiết của cuộc sống, thì cơng tác xử lý mơi trường trong chăn nuôi phải được thực hiện tốt và triệt để. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số biện pháp nhằm đảm bảo môi trường trong chăn nuôi như sau:

a) Hầm Biogas

xử lý chất thải chăn ni bằng cơng trình khí sinh học (KSH) được đánh giá là giải pháp hữu ích nhằm giảm khí thải methane và sản xuất năng lượng sạch. Tiềm năng giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của phương án này khoảng 22,6 triệu tấn CO2, chi phí giảm đối với vùng đồng bằng là 4,1 USD/tCO2, đối với miền núi 9,7 USD/tCO2, mang lại giá trị kinh tế khoảng 1.200 tỷ đồng về chất đốt (Theo thơng báo quốc gia lần 2). Do đó, khả năng giảm thiểu khí phát thải của cơng trình khí sinh học sẽ tăng lên trong tương lai và tầm quan trọng của việc tận dụng nguồn năng lượng tái tạo này, khơng chỉ nhằm chống việc nóng lên của khí hậu tồn cầu, mà cịn giúp Việt Nam đi theo hướng phát triển nền kinh tế có hàm lượng carbon thấp mà không ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững. Mặc dù vậy, phát triển khí sinh học tại Việt Nam cịn gặp một số khó khăn vì mức đầu tư cao so với khả năng tài chính của người nơng dân, hỗ trợ của nhà nước thấp và phụ thuộc nhiều vào quy mơ và tính ổn định của ngành chăn ni.

Quá trình phân hủy sinh học kỵ khí được xem là giải pháp thích hợp để xử lý chất thải có nồng độ chất hữu cơ và chất rắn cao như nước thải chăn ni lợn. Sản xuất khí sinh học (Biogas) từ chất thải là giải pháp tạo ra lợi ích kép: giảm thiểu ô nhiễm và biến chất thải thành nguồn năng lượng sạch hữu ích.

Để hiểu rõ hơn về hiệu quả kinh tế của các cơng trình biogas mang lại. Chúng tôi đã tổng hợp hiệu quả kinh tế của các cơng trình biogas từ dự án LIFSAP đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An, những lợi ích mà các hộ gia đình sử dụng hầm biogas để xử lý chất thải chăn ni như sau:

Lợi ích về kinh tế (năng lượng):

Lợi ích dễ nhận thấy đối với các hộ sử dụng mơ hình khí sinh học là có được nguồn chất đốt rẻ tiền để đun nấu và thắp sang mà không ngại giá nhiên liệu tăng.

Để so sánh lợi nhuận khi đầu tư cơng nghệ biogas với chi phí của các loại chất đốt khác, chúng tơi lấy chi phí chất đốt hàng tháng của hộ gia đình chăn ni lợn làm ví dụ như sau:

+ Củi dùng nấu cám lợn 180.000đ/tháng × 12 tháng = 2,6 triệu/năm + Điện nấu cơm 70.000đ/tháng × 12 tháng = 840 ngàn đồng/năm + Gas nấu thức ăn 210.000đ/tháng × 12 tháng = 2,52 triệu/năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã liên nghĩa, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 58 - 60)