Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.4. Thực trạng chăn nuôi lợn ở tỉnh Hưng Yên
Những năm gần đây, chăn nuôi ở Hưng Yên phát triển nhanh cả về số lượng, chủng loại và quy mơ. Trong đó chăn ni lợn chiếm một vị trí quan trọng. Theo báo cáo của tỉnh và các chủ Trang Trại đất để xây dựng Trang Trại chủ yếu là đất vườn nhà, được giao khoán. Một số chuyển đổi trong anh em, họ hàng. Đất thuê 30 -50 năm chiếm tỷ lệ rất ít. Đối với Trang Trại chăn nuôi lợn: đất xây dựng trang trại trong vườn nhà chiếm 51,0%, đất đấu thầu: 14,5%, đất thuê, nhượng 21,1%, đất nông nghiệp đã được quy hoạch chiếm 13,4%. Diện tích
đất trang trại cho chăn nuôi lợn, phổ biến từ 1-2 ha/Trang Trại. Những trang trại có diện tích trên 1 hec-ta tập trung chủ yếu ở Kim Động, khoái Châu, Văn Giang. Hầu hết các địa phương đều chưa có quy hoạch lâu dài cho khu chăn nuôi tập trung, chăn ni trang trại dẫn đến tình trạng là các trang trại xây dựng một cách tuỳ tiện, thiếu quy hoạch (Theo số liệu thống kê của Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn và Sở Tài ngun-Mơi trường), đến nay tồn tỉnh đã hồn thành việc xét duyệt quy hoạch sử dụng đất ở cấp huyện và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở cấp xã, chiếm 61,5 %; Diện tích đất thu hồi để đơ thị hố và xây dựng các khu công nghiệp ngày càng lớn. Trong khi chưa có quy hoạch lâu dài các khu chăn nuôi tập trung mới, tại một số địa phương đang diễn ra tình trạng thu hồi đất tại các khu chăn ni đã có quy hoạch từ trước để cơng nghiệp hố và đơ thị hố, gây nhiều khó khăn cho các chủ trang trại đã đầu tư cơ sở hạ tầng để sản xuất kinh doanh lâu dài.
Bảng 2.9. Diễn biến ngành chăn nuôi những năm gần đây của tỉnh Hưng Yên. tỉnh Hưng Yên.
Chỉ tiêu Đơn vị 10/2012 10/2013 10/2014
I. Tổng đàn lợn. Con 40270 47940 39207
Trong đó: Lợn nái Con 9349 9211 7183
Lợn thịt Con 30842 38626 32024
Lợn đực giống Con 79 103 94
Số con lợn thịt xuất chuồng Con 58057 73304 50853
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng tấn 3669 3692 2522.8
II. Tổng đàn trâu, Bò con
1. Tổng số trâu con 10245 10826 9876
Số con xuất chuồng con 1406 2229 2370
SL thịt trâu hơi xuất chuồng tấn 358 490 511
2. Tổng số bò con 23871 24514 23250
Số con xuất chuồng con 6422 5253 5448
SL thịt bò hơi xuất chuồng tấn 1824 1058 1110
III. Tổng đàn gia cầm 1000con
Đàn gà (gà Đơng Tảo, gà n Hịa) 1000con 577.8 628.354 698.7
Đàn vịt 1000con 103 177.074 185.5
Đàn ngan, ngỗng 1000con 78.1 76.74 67.18
Cũng như các địa phương khác chăn ni lợn ở huyện Văn Giang nói chung và xã Liên Nghĩa nói riêng đã có từ lâu đời. Tuy nhiên hình thức chăn ni ở đây chủ yếu là quản canh, quy mơ hộ gia đình nhỏ lẻ, phân tán. Với hình thức chăn ni như vậy sản phẩm từ lợn chỉ đáp ứng nhu cầu địa phương chưa đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây với các chương trình dự án phát triển chăn ni: Cải tạo đàn lợn, chương trình ni lợn siêu nạc, phát triển trang trại, gia trại chăn ni cơng nghiệp đã có ảnh hưởng tích cực
Qua bảng 2.9 ta thấy: Lợn là vật nuôi chủ yếu của các hộ dân trong toàn tỉnh. Trong 3 năm 2012 – 2014, sản lượng thịt lợn cung cấp ra thị trường đạt trên 2000 tấn. Nhìn chung ngành chăn ni đặc biệt là chăn nuôi lợn của Hưng Yên trong những năm qua đã có những bước phát triển ổn định, sự phát triển này không những về số lượng mà cịn cả chất lượng, khơng những theo chiều rộng mà còn cả về chiều sâu ngày càng đáp ứng nhu cầu của thị trường trong tỉnh, mà cịn có thể xuất ra các thị trường khác đồng thời cịn thể hiện chính sách phát triển chăn nuôi theo hướng đầu tư cao như thâm canh, bán thâm canh, trang trại, gia trại của tỉnh có những thành cơng rõ rệt. Ngồi ra cịn có các chính sách hỗ trợ khác như thú y cho vay vốn tín dụng, cơng tác khuyến nơng cũng được tăng cường và mở rộng…góp phần khơng nhỏ vào thúc đẩy chăn ni lợn phát triển. Sự hình thành các trang trại chăn ni nói chung và trang trại chăn ni lợn nói riêng là bước đột phá về phương thức chăn nuôi, chuyển đổi từ phương thức chăn nuôi manh mún, phân tán trong gia đình thành chăn ni hàng hóa, tập trung công nghiệp, quy mô lớn. Và thực tế đã khẳng định loại hình chăn ni này đạt hiệu quả cao trong sản xuất nông nghệp. Năng suất chăn nuôi cao hơn, khối lượng sản phẩm lớn hơn, chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm được cải thiện, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chăn ni phân tán ở hộ gia đình gây ra. Với hoạt động sản xuất theo loại hình kinh doanh trang trại đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nơng thơn theo hướng sản xuất hàng hóa, thúc đẩy phát triển ngành nghề và tạo công ăn việc làm cho người dân
2.4. ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ KHÍ NHÀ KÍNH PHÁT SINH TRONG HOẠT ĐỘNG CHĂN NI LỢN TỚI MƠI TRƯỜNG
Hiệu ứng nhà kính và mơi trường đang là một vấn đề nóng được xã hội quan tâm không những chỉ bởi các nhà khoa học mà cả các chính trị gia và toàn bộ cộng đồng. Hiệu ứng nhà kính và mơi trường ảnh hưởng đến tất cả các mặt của đời sống loài người, trong đó có chăn ni.
Khí nhà kính:
Khí nhà kính được tạo thành từ các nguyên tử của cacbon (C), hydro (H), và oxy (O). Các khí thực sự có mặt trong bầu khí quyển và gây ảnh hưởng đến nhiệt độ qua hiệu ứng nhà kính là: hơi nước, cacbon dioxit, metan và oxit nitơ. Các loại hạt có trong nhà kính là sương, muội than, và bụi.
Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt trái đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho trái đất, gây nên hiệu ứng nhà kính.
Bảng 2.10. Tiềm năng nóng lên tồn cầu của một số khí nhà kính so với khí CO2 so với khí CO2
Khí Ký hiệu Tuổi
thọ
Tiềm năng nóng lên tồn cầu theo mặt bằng thời gian
20 năm 100 năm 500 năm
Đioxxit cacbon CO2 - 1 1 1
Mêtan CH4 12 62 23 7
Oxit Nito N2O 114 275 296 156
Nguồn: Báo cáo đánh giá lần 3 của IPCC (2001) Lượng phát thải khí nhà kính theo các kịch bản khác nhau cho từng thời đoạn 20 năm, từ 2020 đến 2100, giới thiệu trong các bảng dưới đây:
Bảng 2.11. Lượng phát thải CO2 (tỷ tấn) Kịch bản 2020 2040 2060 2080 2100 A1FI 12 19 26 29 28 A2 12 16 18 29 30 A1B 12 15 15 14 13 B2 9 10 11 12 13 A1T 10 12 11 7 5 B1 8 9 7 6 5
Bảng 2.12. Lượng phát thải khí CH4 (triệu tấn CH4) Kịch bản 2020 2040 2060 2080 2100 A1FI 640 780 870 900 920 A2 700 780 900 1000 1130 A1B 660 670 630 580 550 B2 620 690 720 790 830 A1T 650 720 650 600 540 B1 620 620 590 550 500
Nguồn: Báo cáo đánh giá lần 3 của IPCC (2001)
Bảng 2.13. Lượng phát thải khí N2O (triệu tấn N)
Kịch bản 2020 2040 2060 2080 2100 A1FI 19 22 24 25 26 A2 19 21 22 24 26 A1B 16 17 17 16 16 B2 15 15 16 16 17 A1T 15 15 16 15 15 B1 17 17 17 16 15
Nguồn: Báo cáo đánh giá lần 3 của IPCC (2001)
b, Những tác động của hiệu ứng khí nhà kính tới mơi trường:
Ảnh hưởng của hiệu ứng thì khơng tốt cho chúng ta cũng như cho môi trường tự nhiên, hiện tượng hiệu ứng nhà kính đã và đang xảy ra, nhưng nếu chúng ta không làm bất cứ điều gì để ngăn chặn hay làm chậm quá trình này, và sau đây có các giả thiết có thể xảy ra với trái đất.
- Tăng nhiệt độ trung bình tồn cầu; - Tăng nhiệt độ của đại dương;
- Tăng số lượng mây bao phủ xung quanh trái đất;
- Nhiệt độ trái đất tăng sẽ làm tan băng và dâng cao mực nước biển. Như vậy, nhiều vùng sản xuất lương thực trù phú, các khu đông dân cư, các đồng bằng lớn, nhiều đảo thấp sẽ bị chìm dưới nước biển;
- Sự nóng lên của trái đất làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật trên trái đất. Một số lồi sinh vật thích nghi với điều kiện mới sẽ thuận lợi phát triển. Trong khi đó nhiều lồi bị thu hẹp về diện tích hoặc bị tiêu diệt.
- Khí hậu trái đất sẽ bị biến đổi sâu sắc, các đới khí hậu có xu hướng thay đổi. Toàn bộ điều kiện sống của tất cả các quốc gia bị xáo động. Hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiêp, thủy hải sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng;
- Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại dịch bệnh lan tràn, sức khỏe của con người bị suy giảm.
Dự đốn:
- Nhiệt độ tồn cầu sẽ tăng khoảng 3-50C vào 2050;
- Nhiệt độ ở hai cực sẽ tăng 5-100C (nhiệt độ sẽ thay đổi từ đường xích đạo đến hai đầu cực, diện tích bề mặt càng nhỏ sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn);
- Băng có tuổi nhỏ sẽ bị biến động trong vịng 50C (10.000 năm); - Băng có tuổi lớn sẽ biến động trong vòng 90C (10.000 năm).
Nạn phá rừng để canh tác nơng nghiệp vẫn chưa giảm đáng kể, do đó nhiều hệ sinh thái bị phá hủy.
c, Đặc điểm chất thải chăn ni lợn và lượng khí phát thải ảnh hưởng đến hiệu ứng nhà kính
Sau khi chất thải ra khỏi cơ thể của lợn thì các chất khí đã lập tức bay lên, khí thải chăn ni lợn bao gồm hỗn hợp nhiều loại khí trong đó có trên 40 loại gây mùi, đặc biệt có khí mêtan (CH4) – một trong những khí gây nên hiệu ứng nhà kính. Trung bình mỗi ngày lượng phân và nước tiểu thải ra từ 1 con lợn là (3,7 – 5)kg, đây là nguồn tài nguyên tạo khí đốt lâu dài và bền vững cho con người. Lượng khí mêtan (CH4) sinh ra từ 1 kg nguyên liệu phân và nước tiểu lợn là (40 ÷ 60) lít. Sự gia tăng nồng độ khí CH4 đáng kể trong ni lợn theo khơng gian và thời gian hàng năm là nguyên nhân góp phần gây nên sự biến đổi khí hậu trái đất. Đây là vấn đề quan trọng đòi hỏi sự liên kết của các ban ngành, lĩnh vực trong việc quản lý và xử lý chất thải chăn ni nói chung và chất thải chăn ni lợn nói riêng.
Chất thải chăn ni chia ra thành 3 nhóm:
+ Chất thải rắn: Phân, chất độn, lông, chất hữu cơ tại các lò mổ...
+ Chất thải lỏng: nước tiểu, nước rửa chuồng, tắm rửa gia súc, vệ sinh lò
mổ, các dụng cụ…
Chất thải rắn và nước thải: Chất thải rắn chủ yếu là phân, rác, thức ăn thừa của vật ni...Chất thải rắn chăn ni lợn có độ ẩm từ 56 – 83%, tỷ lệ N, P, K cao, chứa nhiều hợp chất hữa cơ, vô cơ và một lượng lớn các vi sinh vật, trứng các ký sinh trùng có thể gây bệnh cho người và vật ni.
Tùy theo đặc điểm chuồng ni và hình thức thu gom chất thải, chất thải chăn nuôi lợn bao gồm: chất thải rắn, nước tiểu, nước thải chăn nuôi (hỗn hợp phân, nước tiểu, nước rửa chuồng…).
+ Chất thải rắn và Phân:
Là những thành phần từ thức ăn nước uống mà cơ thể gia súc khơng hấp thụ được và thải ra ngồi cơ thể. Phân gồm những thành phần:
- Những dưỡng chất khơng tiêu hóa được của q trình tiêu hóa vi sinh. - Các chất cặn bã của dịch tiêu hóa (trypsin, pepsin …), các mơ tróc ra từ các niêm mạc của ống tiêu hóa và chất nhờn theo phân ra ngoài.
- Các loại vi sinh vật trong thức ăn, ruột bị thải ra ngoài theo phân.
1. Lượng phân:
Theo Lochr (1984) được trích dẫn bởi Lăng Ngọc Huỳnh (2000), lượng phân thải ra của gia súc thường thay đổi theo lượng thức ăn mỗi ngày như vậy có thể thay đổi theo thể trọng. Lượng phân lợn thải ra mỗi ngày có thể ước tính 6 – 8% trọng lượng của vật ni.
Lượng phân cũng có thể thay đổi theo tính chất của thức ăn và số lượng chất pha vào như nước tiểu, chất lót chuồng…
Lượng phân và nước thải trung bình của lợn, trâu bị trong 24 giờ được Lê Văn Căn (1982), ghi nhận như sau:
Bảng 2.14. Lượng phân và nước tiểu vật nuôi thải ra trong 24h
Loại gia súc Lượng phân (kg/ngày) Nước tiểu (kg/ngày)
Trâu, bò lớn 18 – 25 8 -12
Lợn (<10kg) 0,5 – 1 0,3 – 0,7
Lợn (15 – 45kg) 1 – 3 0,7 – 2,0
Lợn (45 – 100kg) 3 – 5 2 – 4
Nguồn: Lê Văn Căn (1982 Với nguồn chất thải lớn như thế, nếu khơng xử lý thích hợp sẽ phát sinh nhiều mùi rất hôi thối do hoạt động phân hủy chất hữu cơ của các lồi vi sinh vật
có trong chất thải gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Đồng thời gây ra các bệnh truyền nhiễm do các loài vi khuẩn gây bệnh như Salmonella, Leptospira,…sống trong phân có thể tồn tại lâu trong nước.
2. Thành phần trong phân lợn.
Phân lợn có các chất dinh dưỡng cho đất, có thể dùng phục vụ mùa màng, làm giàu khoáng chất và cấu tạo của đất. Thành phần dinh dưỡng trong phân lợn thay đổi theo phần thức ăn, số lượng thức ăn, lượng nước uống mỗi ngày, nhu cầu dinh dưỡng của từng cá thể.
Theo Suzuki Talsushiko, (1968) được trích dẫn bởi Lăng Ngọc Huỳnh, (2000) thành phần trung bình của các loại phân tưởi các gia súc được trình bày ở bảng sau:
Bảng 2.15.. Thành phần hóa học phân tươi của các loại gia súc gia cầm
Loại phân Nước(%) Nitơ(%) P2O5(%) K2O(%) CaO(%) MgO(%)
Lợn 82.0 0.60 0.41 0.26 0.09 0.10
Trâu, bò 83.14 0.29 0.17 1.00 0.35 0.13
Gà 56.0 1.63 0.54 0.85 2.40 0.74
(Nguồn: Suzuki Talsushiko, 1986) Ngoài ra, thành phần dưỡng chất của phân còn thay đổi theo loài, do khả năng tiêu hóa khác nhau và cũng thay đổi theo phân có chất độn chuồng hay khơng.
3. Nước phân:
Nước phân chuồng là hỗn hợp phân, nước tiểu và nước rửa chuồng. Vì vậy nước phân chuồng rất giàu chất dinh dưỡng và có giá trị lớn về mặt phân bón. Trong 1m3 nước phân có khoảng: 5 – 6kg N nguyên chất; 0,1kg P2O5; 12kg K2O (Bergmann, 1965). Nước phân chuồng nghèo lân, giàu đạm và rất giàu Kali. Đạm trong nước phân chuồng tồn tại theo 3 dạng chủ yếu là: urê, axit uric và axit hippuric, khi để tiếp xúc với khơng khí một thời gian hay bón vào đất thì bị vi sinh vật phân giải axit uric và axit hippuric thành urê và sau đó chuyển thành amoni carbonat.
Theo Suzuki Talsushiko, (1968) thành phần nước tiểu của các loại gia súc như sau:
Bảng 2.16. Thành phần trung bình của nước tiểu các loại gia súc
TT Loại gia súc Thành phần trong nước tiểu (%)
Nước CHC N P2O5 K2O CaO MgO Cl
1 Trâu bò 92,5 3,0 1,0 0,01 1,5 0,15 0-0,1 0,1
2 Ngựa 89,0 7,0 1,2 0,05 1,50 0,02 0,24 0,2
3 Lợn 94,0 2,5 0,5 0,05 1,0 0-0,2 0-0,1 0,1
Nguồn: Suzuki Talsushiko (1968)
+ Nước thải:
Nước thải chăn nuôi là một loại nước thải rất đặc trưng và có khả năng gây ơ nhiễm mơi trường cao do có chứa hàm lượng cao các chất hữu cơ, cặn lơ lửng, Nitơ, Phốtpho và vi sinh vật gây bệnh. Theo kết quả điều tra đánh giá hiện trạng môi trường của Viện chăn nuôi (2006) tại các cơ sở chăn ni lợn có quy mơ tập trung thuộc Hà Nội, Hà Tây, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Nam, Bình Dương, Đồng Nai cho thấy đặc điểm của nước thải chăn nuôi
Các chất hữu cơ: hợp chất hữu cơ chiếm 70 – 80% bao gồm cellulose, protit, acid amin, chất béo, hidrat carbon và các dẫn xuất của chúng, thức ăn thừa. Các chất vô cơ chiếm 20 – 30% gồm cát, đất, muối, urê, ammonium, muối chlorua, SO42-…
Bảng 2.17. Chất lượng nước thải theo điều tra tại các trại chăn nuôi tập trung