Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã liên nghĩa, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 65 - 70)

3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Các hộ chăn nuôi lợn tại xã Liên Nghĩa, huyện Văn giang, tỉnh Hưng Yên.

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Thời gian nghiên cứu từ 01/12/2014 đến 31/5/2016.

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và quá trình phát triển chăn nuôi lợn tại địa bàn nghiên cứu.

Hiện trạng phát sinh chất thải chăn nuôi lợn tại xã Liên Nghĩa, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên và những áp lực của nó đối với môi trường xung quanh.

Đánh giá ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi lợn đến đời sống người dân (ảnh hưởng cục bộ, ngoại vi...) và dự báo lượng chất thải đến năm 2020.

Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi tới môi trường và ước tính thải lượng chất thải và khí CH4 và CO2 từ chất thải chăn ni lợn tại khu vực nghiên cứu.

Đánh giá và đề xuất giải pháp chăn nuôi lợn tại địa phương nhằm giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường, khí gây hiệu ứng nhà kính và nâng cao năng suất chăn ni.

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập các số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tình hình phát triển chăn ni lợn... của xã Liên Nghĩa từ các phòng ban chuyên mơn của UBND xã, phịng nông nghiệp huyện Văn Giang.

- Đề tài kế thừa các cơ sở dữ liệu vùng nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án đã được tiến hành trước đây. Cụ thể: Thống kê, phân loại các đối tượng chăn ni theo tuổi, trọng lượng cơ thể... để có cơ sở tính tốn khả năng phát thải về phân, nước tiểu của từng loại và có cơ sở tính tốn tổng lượng phát thải các khí thải, nhất là khí nhà kính hàng năm tại khu vực nghiên cứu.

3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập quan hình thức phỏng vấn và khảo sát trực tiếp. Phương pháp này được tiến hành qua phỏng vấn, điều tra các đối tượng trong xã nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi điều tra lập sẵn.

- Chọn mẫu điều tra: căn cứ vào số lượng, quy mô chúng tôi chúng tôi tiến hành chia ra 3 nhóm hộ khác nhau, bao gồm các hộ chăn nuôi quy mô (1) trang trạng, (2) gia trại và (hộ gia đình). Ở mỗi nhóm, chúng tơi lựa chọn 3 hộ điển hình để điều tra và khảo sát chi tiết.

3.4.3. Phương pháp ước tính nguồn thải

● Chất thải rắn

Sử dụng hệ số phát sinh chất thải rắn theo lứa tuổi của lợn theo Hill và Toller:

Tổng lượng chất thải rắn phát sinh theo từng lứa tuổi = hệ số phát sinh từng lứa tuổi x số lượng lợn theo từng lứa tuổi.

● Chất thải lỏng

Sử dụng phiếu điều tra để ước tính lượng nước tắm rửa chuồng được sử dụng của từng hộ gia đình.

Hệ số sử dụng nước tắm rửa chuồng trại= tổng nước đã sử dụng/( tần suất tắm rửa 1 ngày x số lượng lợn được điều tra).

Tổng lượng nước tắm rửa chuồng trại= hệ số sử dụng nước tắm rửa chuồng trại x tổng số lợn của từng xóm.

Tổng lượng nước tiểu= hệ số thải theo Hill và Toller x số lượng lợn. Lượng nước thải = lượng nước tắm rửa chuồng trại + lượng nước tiểu

3.4.4. Phương pháp khảo sát, lấy mẫu hiện trường

a. Khảo sát, lấy mẫu, phân tích nước thải tại các điểm xả nước thải ra môi trường của các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung

Phương pháp lấy mẫu nước thải

Lấy mẫu theo TCVN 5999:1995. Hướng dẫn lấy mẫu nước thải. Vị trí lấy mẫu: lấy tại cống thải của chuồng ni.

Tần suất lấy mẫu: lấy mẫu ở 5 hộ gia đình. Lấy trong 3 đợt vào các ngày 10/11/2015 (đợt 1), 20/11/2015 (đợt 2) và 29/11/2015 (đợt 3). Vậy có tổng số

mẫu là 3x5=15 mẫu.

Thời gian lấy mẫu: khoảng 10 - 11h trưa (thời gian tắm rửa chuồng trại cho vật ni).

Lấy mẫu trong chai nhựa có thể tích 500ml.

Thơng số phân tích: pH, TSS, COD, T-N, T-P, Coliform

Bảng 3.1. Phân tích các thơng số đối với nước thải

STT Thơng số Đơn vị

tính Phương pháp phân tích

1 pH mg/l Đo bằng máy pH meter

2 TSS mg/l Sử dụng tủ sấy, cân khối lượng bằng cân 4 số theo TCVN 6625-2000

3 COD mg/l Phương pháp chuẩn độ với K2Cr2O7 sử dụng muối Morh theo TCVN 6491-1999

4 BOD5 mg/l Phương pháp Winkler APHA -5210B theo TCVN 6001:2008

5 Nito tổng số

mg/l Phương pháp KJELDAHL theo TCVN 5987:1995 6 Photpho

tổng số

mg/l Phương pháp công phá mẫu bằng H2SO4 theo TCVN 6202:2008

7 Coliform CFU/ml Định lượng coliform bằng phương pháp đếm khuẩn lạc theo TCVN 6848:2007

Mỗi mẫu phân tích được lặp lại 3 lần.

b. Khảo sát và lấy mẫu khơg khí xung quanh các cơ sở chăn nuôi lợn tập trung.

Phương pháp lấy mẫu, phân tích chất lượng khơng khí xung quanh:

các chỉ tiêu phân tích đối với khí xung quanh bao gồm: Bụi lơ lửng (TSP), CO, NO2 và SO2., NH3, H2S, CH4 .Ngồi ra trong q trình lấy mẫu tại hiện trường cịn đo đạc các thông số vi khí hậu bao gồm: Tốc độ gió, áp suất khí quyển, nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn.

- TCVN 7726:2007 (ISO 10498:2004) Khơng khí xung quanh. Xác định Sunfua điơxit. Phương pháp huỳnh quang cực tím.

- TCVN 5972:1995 (ISO 8186:1989) Khơng khí xung quanh. Xác định nồng độ khối lượng của carbon monoxit (CO). Phương pháp sắc ký khí.

- TCVN 5067:1995 Chất lượng khơng khí. Phương pháp khối lượng xác định hàm lượng bụi.

- TCVN 6138:1996 (ISO 7996:1985) Không khí xung quanh. Xác định nồng độ khối lượng của các nitơ ơxit. Phương pháp quang hóa học

3.4.5. Đánh giá thực trạng chất thải chăn nuôi

+ Phương pháp đánh giá mùi và tiếng ồn

- Mùi và tiếng ồn tại các hộ chăn nuôi được xác định bằng cảm quan tại các khoảng cách 50m, 100m và 150m.

- Mức độ mùi và tiếng ồn được phân thành 4 mức theo bảng sau:

Bảng 3.2. Phân hạng mức độ mùi và tiếng ồn của các hộ chăn nuôi

Các mức độ Mô tả

Mức độ mùi

Khơng có mùi Hồn tồn khơng ngửi thấy mùi hơi

Có mùi nhẹ Có mùi thoang thoảng nhưng khơng khó chịu Mùi khó chịu Ngửi rõ mùi hơi thối, có cảm giác khó chịu Mùi rất khó chịu Mùi nồng nặc,gây cảm giác khó chịu,nhức đầu

Mức độ ồn

Khơng ồn Không nghe thấy tiếng ồn từ các chuồng nuôi Hơi ồn Có nghe thấy tiếng ồn nhưng ở mức độ vừa

phải, khơng gây cảm giác khó chịu

Ồn Tiếng ồn nghe rõ và gây cảm giác khó chịu Rất ồn Tiếng ồn to, liên tục và đau đầu

+ Phương pháp tính tốn lượng phát thải chăn ni

Lượng CTR (kg/ngày) = CTR bình quân (kg/con/ngày) x số con

Ước tính được tổng lượng thải thơng qua lượng phân thải hàng ngày của từng loại vật nuôi.

Bảng 3.3. Lượng phân và nước tiểu của vật nuôi thải ra trong một ngày

Loại gia súc gia cầm Lượng phân (kg/ngày)

Lượng nước tiểu (kg/ngày) Trâu bò lớn 20-25 10-15 Lợn <10kg 0.5-1 0.3-0.7 Lợn 15-4kg 1-3 0.7-2 Lợn 45-100kg 3-5 2-4 Gia cầm 0.08 -

Nguồn: Nguyễn Thị Hoa Lý (1994)

3.4.6. Xử lý số liệu

- Các số liệu điều tra, thu thập được xử lý trên máy tính bằng phần mềm Exel 2003. Kết quả được trình bày dưới dạng bảng số liệu và biểu đồ.

- Tính lượng phân thải ra trong một ngày của vật ni trung bình bằng 7% khối lượng của nó (trích dẫn từ nghiên cứu Roche Ltee).

- Kiểm kê khí nhà kính theo phương pháp của IPCC (1996) dựa vào Hệ số phát thải (SIF) tính theo đầu gia súc (trích dẫn từ WMO & UNEP, 1996).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã liên nghĩa, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 65 - 70)