Tình hình chăn ni lợn trên Thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã liên nghĩa, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 37 - 39)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3.1.Tình hình chăn ni lợn trên Thế giới

2.3. Cơ sở thực tiễn

2.3.1.Tình hình chăn ni lợn trên Thế giới

Để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm của con người, ngành chăn ni đã có những nghiên cứu về giống vật nuôi, cây trồng và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Hiện nay trên thế chăn nuôi chiếm khoảng 70% diện tích đất nơng nghiệp và khoảng 30% diện tích đất tự nhiên qua đó đóng góp 40% GDP ngành nơng nghiệp tồn cầu trong đó có sự đóng góp khơng nhỏ của ngành chăn nuôi lợn.Đến nay nuôi lợn đã trở thành nghề truyền thống của nhiều quốc gia. Nhiều nước chăn ni lợn có cơng nghệ cao và tổng số đàn lợn lớn như: Mỹ, Braxin, Đức, Tây Ban Nha,...Các nước tiên tiến có nền chăn ni lợn phát triển theo các hình thức cơng nghiệp và đạt trình độ chun mơn hóa cao. Tuy vậy đàn lợn trên thế giới phân bố không đều ở các châu lục: 70 % số lợn được nuôi ở châu Á và châu Âu, khoảng 30% ở các châu lục khác

Bảng 2.5. Các nước có số lượng lợn nhiều nhất trên thế giới năm 2012

Đơn vị: con

STT Tên nước Số lượng Đơn vị

1 Trung Quốc 451.177.581 Con

2 Hoa Kỳ 67.148.000 Con

3 Brazil 37.000.000 Con

4 Việt Nam 27.627.700 Con

5 CHLB Đức 26.866.500 Con

6 Tây Ban Nha 26.289.600 Con

7 Liên Bang Nga 16.161.860 Con

8 Mexico 16.100.000 Con

9 Pháp 14.810.000 Con

10 Balan 14.278.647 Con

Nguồn: FAO (2012) Theo thống kê của FAO thì số lượng lợn trên thế giới năm 2012 là 877.569.546 con, trong đó riêng khu vực châu Á là 534.329.449 con, châu Âu là 183.050.883 con. Trung Quốc là nước ở khu vực châu Á có số lượng lợn lớn nhất trên thế giới với số đầu lợn năm 2014 là 451.177.551 con, chiếm 51,4% số lượng lợn của thế giới. Việt Nam là nước có số lượng lợn cũng khá lớn, với 27.627.700

con (Đỗ Kim Tuyên,2012)

Bảng 2.6. Sản xuất và tiêu thụ thịt trên thế giới một số năm

Đơn vị: Triệu tấn Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Sản xuất 271,5 274,7 280,9 387,3 Thịt bò 65,7 67,2 68,0 68,7 Thịt gia cầm 85,4 89,5 92,9 96,6 Thịt lợn 101,7 98,8 100,6 102,1 Thịt dê cừu 13,3 13,7 14,0 14,3

Nguồn: FAO World Food Outlook (2012) Đến năm 2015 Trung Quốc đạt sản lượng 51,7 triệu tấn thịt lợn, chiếm 70% tổng sản lượng thịt của nước này. Năm 2014 Trung Quốc sản xuất gần một nửa sản lượng thịt lợn của thế giới, với 650 triệu con lợn ni. Trong khi đó nước Mỹ đứng thứ 2 thế giới về sản xuất thịt lợn chỉ có khoảng 100 triệu con. Ở Trung Quốc, nuôi quy mô nhỏ, với số lượng dưới 90 con/cơ sở chiếm tới 70 - 80 %. Chuyển dịch nhanh, mạnh và vững chắc từ chăn nuôi nhỏ sang chăn nuôi bán công nghiệp và cơng nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong chính sách chăn nuôi lợn của nước này.

Phương thức chăn nuôi hiện nay của các nước trên thế giới vẫn là 3 hình thức cơ bản: Chăn ni quy mô công nghiệp thâm canh công nghệ cao chủ yếu phát triển ở các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Úc và một số nước ở châu Á, Phi, Mỹ La Tinh. Chăn nuôi công nghiệp thâm canh các công nghệ cao về cơ giới và tin học được áp dụng trong chuồng trại, cho ăn, vệ sinh, thu hoạch sản phẩm, xử lý môi trường và quản lý đàn. Các công nghệ sinh học và công nghệ sinh sản được áp dụng trong chăn nuôi như nhân giống, lai tạo nâng cao khả năng sinh sản và điều khiển giới tính. Chăn ni trang trại bán thâm canh và chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ và quảng canh phần lớn ở các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, Mỹ La Tinh và một số nước Trung Đông. Trong chăn nuôi quảng canh tận dụng và dựa vào thiên nhiên, sản phẩm chăn nuôi năng suất thấp nhưng được thị trường xem như một phần của chăn nuôi hữu cơ.

Tại các nước phát triển việc ứng dụng phương pháp sinh học trong xử lý nước thải chăn nuôi đã được nghiên cứu, ứng dụng và cải tiến trong nhiều năm qua.

đoạn: Giai đoạn hiếu khí chuyển hóa thành phần hữu cơ thành CO2, nhiệt năng và nước, Amoni được Nitrat hóa thành Nitrit và/hoặc khí Nitơ; Giai đoạn kỵ khí xảy ra q trình đề nitrat hóa thành khí Nitơ. Phốtphat được loại bỏ từ pha lỏng bằng định lượng vơi vào bể sục khí (Willers et al., 1994).

Tại Tây Ban Nha, nước thải chăn nuôi được xử lý bằng quy trình VALPUREN (được cấp bằng sáng chế Tây Ban Nha số P9900761). Đây là quy trình xử lý kết hợp phân hủy kỵ khí tạo hơi nước và làm khơ bùn bằng nhiệt năng được cấp bởi hỗn hợp khí sinh học và khí tự nhiên.

Tại Thái Lan, cơng trình xử lý nước thải sau Biogas là UASB (Upflow Anaerobic Sludge Blanket). Đây là cơng trình xử lý sinh học kỵ khí ngược dịng. Nước thải được đưa vào từ dưới lên, xuyên qua lớp bùn kỵ khí lơ lửng ở dạng các bơng bùn mịn. Q trình khống hóa các chất hữu cơ diễn ra khi nước thải tiếp xúc với các bơng bùn này. Một phần khí sinh ra trong q trình phân hủy kỵ khí (CH4, CO2 và một số khí khác) sẽ kết dính với các bơng bùn và kéo các bông bùn lên lơ lửng trong bùn, tạo sự khuấy trộn đều giữa bùn và nước. Khi lên đến đỉnh bể, các bọt khí được giải phóng với khí tự do và bùn sẽ rơi xuống. Để tăng tiếp xúc giữa nước thải với các bơng bùn, lượng khí tự do sau khi thốt ra khỏi bể được tuần hoàn trở lại hệ thống (Dr. Arux Chaiyakul, 2007).

Hình 2.1. Sơ đồ cấu tạo bể UASB

Nguồn: Trịnh Xuân Lai (2000)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã liên nghĩa, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 37 - 39)