Thông tin về các hộ nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã liên nghĩa, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 78 - 79)

STT Tên chủ hộ Tuổi Trình độ văn hóa và kinh nghiệm chăn nuôi lợn Nguồn kiến thức

1 Vũ Văn Tư 41 Bổ túc Tự học

2 Phạm Văn Uy 53 THCS Tự học

3 Vũ Hồng Hải 47 THCS Tự học

4 Nguyễn Văn Sang 32 THPT Tự học, tham khảo các lớp tập huấn, xem tivi 5 Nguyễn Văn Tùng 50 THCS Tự học, tham khảo các lớp tập huấn 6 Phạm Tiến Dũng 51 THCS Tự học, tích lũy kinh nghiệm

7 Nguyễn Văn Nhàng 45 Tiểu học Tự học, tham gia các lớp tập huấn, tham khảo sách báo 8 Hoàng văn thiệu 52 THPT Tự học, tham khảo các lớp tập huấn về kinh tế trang trại. 9 Triệu Văn Dũng 34 Trung cấp Tự học, tích lũy kinh nghiệm

Theo thống kê và điều tra thì các hộ chăn nuôi từ quy mô nhỏ lẻ đến những trang trại lớn là nông dân thế nên kiến thức về nghề nghiệp chủ yếu là do tự học. Đối với các chủ gia trại thì ngoài ra họ còn tham gia các lớp tập huấn về kĩ thuật chăn nuôi do xã, huyện tổ chức. Còn với các chủ trang trại ngoài tự học, tham gia tập về kinh tế trang trại do huyện, tỉnh tổ chức,qua đó các hoạt động khoa học công nghệ đã hướng vào việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, nổi bật là phát triển quy mô từ phương thức chăn nuôi lợn truyền thống sang phương thức chăn nuôi lợn bán công nghiệp gia trại, xây dựng hệ thống xử lý phân bằng bể Biogas vừa làm sạch môi trường vừa tận dụng nhiên liệu để đun nấu. Nhận thức của người dân về môi trường trong chăn nuôi được cải thiện, kịp thời ngăn ngừa, phát hiện và điều trị một số bệnh không để lây lan phát triển thành dịch. Tuy nhiên, sự phát triển phương thức chăn nuôi này còn mang tính tự phát trong các hộ chăn nuôi, nên công tác chuồng trại, khoảng cách an toàn, quản lý và xử lý chất thải trong chăn nuôi…còn hạn chế, chưa theo quy định của Bộ NN & PTNN.

4.2.3. Quy trình chăn nuôi lợn của các hộ điều tra

Đặc điểm chuồng trại trong các hộ điều tra

An toàn sinh học (ATSH) trong chăn nuôi là công tác rất cần thiết để phòng ngừa dịch bệnh, sản xuất thịt sạch, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe đàn vật nuôi và con người. Các biện pháp an toàn sinh học nên được áp dụng cho toàn khu vực chăn nuôi bao gồm các biện pháp kiểm soát về chuồng trại, người trực tiếp chăn nuôi, và những tác động khác có liên quan đến quá trình chăn nuôi nhằm mục đích kiểm soát không cho mầm bệnh từ bên ngoài vào chuồng nuôi, cũng như kiểm soát mầm bệnh bên trong khu chuồng nuôi và tạo sức đề kháng và miễn dịch cho đàn lợn.

Theo kết quả điều tra, chuồng trại chủ yếu của các hộ chăn nuôi là loại chuồng xây đơn giản, khoảng cách chuồng nuôi tới nhà ở và bếp ăn được thể hiện trong bảng 4.7.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã liên nghĩa, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 78 - 79)