Những vấn đề tồn tại và đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã liên nghĩa, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 100)

4.5.1. Những vấn đề tồn tại

Về tình hình quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi thì còn có những tồn tại. Qua điều tra ta thấy biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn xã chủ yếu là dùng bể biogas. Thế nhưng thể tích biogas của các hộ chăn nuôi lại không lớn, trong khi đó số lượng lợn nuôi lại rất nhiều. Hàng ngày bể biogas phải tiếp nhận một lượng thải quá lớn so với lượng thải lý thuyết mà bể biogas xử lý được. Như ở quy mô gia trại, tỷ lệ xử lý được của bề biogas mỗi năm mới chỉ có 8,5%. Ở quy mô trang trại thì tỷ lệ này còn thấp hơn, chỉ chiếm có 6,9 %. Thứ hai, việc ủ phân của người chăn nuôi là chưa đúng kỹ thuật nên hiệu quả ủ phân không cao. Thứ ba, hầu như lượng thải (trừ 56,67% lượng thải rắn là ủ phân) của các gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ và một phần lượng thải của các gia trại, trang trại còn được xả thẳng ra môi trường mà chưa hề có một biện pháp pháp xử lý nào trước đó. Qua quá trình điều tra và tổng hợp xem xét, quan sát môi trường xung quanh các hộ nghiên cứu cho thấy môi trường chuồng trại ở các hộ nghiên cứu đặc biệt là các gia trại, trang trại có mùi hôi thối rất khó chịu. Ngoài ra quan sát các cống thải, rãnh thải xung quanh khu vực nghiên cứu thì thấy hầu như có màu đen, xuất hiện những lớp váng, lớp bùn tích lũy lại dưới cống, rãnh khá dày mà đây chủ yếu là phân thải đọng lại hoặc bùn thải từ bể biogas. Nước thải, phân thải này theo các rãnh chảy vào mương, ao làng. Các kênh mương thủy lợi một màu đen kịt. Bên cạnh đó, hiện nay trên toàn xã có nhiều ao, hồ, kênh, mương bị ảnh hưởng bởi nguồn thải từ chăn nuôi này. Nước ao một màu đen, mùi hôi thối nồng nặc, các loài thực vật thủy sinh bị chết, và ao đang có xu hướng bị lấp đầy do lượng thải không ngừng tăng lên. Người dân trong thôn rất bức xúc về vấn đề này không chỉ vì gây mất mỹ quan mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người dân.

4.5.2. Đề xuất giải pháp

• Cơ sở khoa học, giải pháp lý thuyết

Nhằm khắc phục các tồn tại và giảm thiểu ảnh hưởng của chăn nuôi lợn đến môi trường cần phải thực hiện các giải pháp như sau:

- Cần nhanh chóng kiện toàn hệ thống ngành chăn nuôi và cán bộ phụ trách ngành chăn nuôi đến cấp thôn, làng.

- Tăng cường việc xây dựng và tuyên truyền văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.

- Đẩy mạnh nghiên cứu các phương pháp xử lý chất thải phù hợp với phương thức sản xuất của người nông dân, tăng khả năng tái sử dụng chất thải, gắn liền với chăn nuôi thủy sản và trồng trọt.

- Quản lý tốt ở khía cạnh bảo vệ môi trường trong việc đầu tư, sản xuất chăn nuôi thông qua việc quản lý đánh giá tác động môi trường và bản cam kết bảo vệ môi trường.

- Thông qua các hoạt động khuyến khích, như hỗ trợ một phần kinh phí về xử lý chất thải cho các trại chăn nuôi để khuyến khích hộ chăn nuôi đầu tư nhiều hơn vào việc xử lý chất thải.

- Khuyến khích đầu tư chăn nuôi ở quy mô lớn, đa dạng hóa phương thức chăn nuôi công nghiệp, sử dụng hiệu quả các hệ thống chuồng hiện đại, giảm thiểu phát thải gây ô nhiễm môi trường.

- Đẩy mạnh công tác bảo hộ lao động trong chăn nuôi nhằm giảm thiểu bệnh nghề nghiệp, phòng tránh tai nạn lao động và giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh cho người chăn nuôi và cộng đồng.

- Tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức truyền thông cho công tác BVMT trong chăn nuôi và hướng dẫn một số kỹ thuật xử lý chất thải như làm phân vi sinh, xử lý biogas.... Cần lưu ý là làm sao để nữ giới cũng có khả năng tiếp cận đến hoạt động giáo dục và khuyến nông. Ngoài ra, các lớp huấn luyện, hội thảo và các chuyến tham quan nghiên cứu cần phải được tổ chức không chỉ cho các trại chăn nuôi mà cho cả các cán bộ địa phương, cán bộ khuyến nông và các nhóm có liên quan, cụ thể nhóm hộ gia đình sống lân cận.

• Giải pháp kỹ thuật

- Đối với chăn nuôi nhỏ lẻ thì phải xây dựng bể chứa chất thải lỏng và ủ phân. Hàng ngày tiến hành thu gom phân về hố, ủ cho hoai mục rồi mới tiến hành bón cho cây. Đối với chất thải lỏng thì xử lý tại bể chứa bằng vôi bột hoặc các chất hóa học sát trùng trước khi tưới cho cây trồng. Tránh tình trạng trực tiếp phân cũng như nước thải chăn nuôi ra môi trường như hiện nay.

- Các gia trại, trang trại nuôi với số lượng lớn hơn nên lượng thải hàng ngày ra là rất lớn. Các hộ lại không có nhiều kinh phí để xây dựng thêm bể biogas. Thế nên để giảm tình trạng bể biogas quá tải thì các hộ chăn nuôi tăng lượng phân để ủ. Các cán bộ khuyến nông nên hướng dẫn phổ biến kiến thức để cho các hộ chăn nuôi thực hiện đúng kĩ thuật sao cho hiệu quả ủ phân là tốt nhất.

- Tăng cường sử dụng các chế phẩm vi sinh trong việc xử lý chất thải. Cho thêm các loại chế phẩm vi sinh như EMC hay EM vào bể biogas để tăng hiệu quả xử lý chất thải. Ngoài ra, cũng phải chú ý hơn đến việc xử lý mùi hôi chuồng trại. Các hộ chăn nuôi phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại, phun thuốc sát trùng, dùng chế phẩm vi sinh để giảm thiểu mùi hôi phát sinh trong quá trình chăn nuôi, khử trùng, phòng chống, dập dịch theo đúng quy định về vệ sinh thú y.

- Xung quanh khu vực chăn nuôi tiến hành trồng cây xanh để tạo bóng mát và tránh được gió lạnh, gió nóng. Ngoài ra cây xanh quang hợp hút khí CO2 và tạo ra khí O2 rất tốt cho môi trường chăn nuôi. Có thể trồng các cây hoa quả như nhãn, vải…

- Cải tạo lại các ao của xã mà bị nước thải chăn nuôi thải vào gây ảnh hưởng những ao này hiện không có khả năng lưu trữ cũng như làm sạch nữa. Vì thế nên nạo vét lòng ao, thu bùn từ ao đi nới khác, thay nước cho ao và khơi thông dòng chảy từ ao tới các hệ thống tiêu thoát nước khác.

- Các chủ trang trại chăn nuôi tương lai có thể chọn mô hình trang trại VAC thay cho các mô hình chuồng vườn, mô hình chuồng đơn. Vì với sự hỗ trợ của các thành phần vườn cây, ao cá sẽ là một mô hình tốt cho chăn nuôi, hạn chế tác động của chất thải đên môi trường chăn nuôi.

• Giải pháp chính sách

Xã nên có cán bộ chuyên trách về vấn đề môi trường để theo dõi, nắm bắt và giải quyết các vấn đề liên quan tới môi trường trên địa bàn xã. Trong các thôn cũng nên có các tổ vệ sinh môi trường nhằm giám sát, theo dõi tình hình các vấn đề liên quan tới môi trường của thôn để kịp thời báo lên cán bộ cấp xã để xử lý kịp thời. Đồng thời tổ chức thực hiện công tác vệ sinh môi trường thông qua các hoạt động tại địa bàn mình phụ trách. Ngoài ra còn hướng dẫn, giáo dục và tuyên truyền cho người dân trong thôn xóm, đặc biệt là các hộ chăn nuôi về công tác vệ sinh môi trường. Có như thế mới góp phần thay đổi được nhận thức người dân, người dân tự hành động để bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của chính mình.

- Xã cần tăng tần suất kiểm tra môi trường chăn nuôi để nắm bắt kịp thời các vấn đề nóng về môi trường, đưa luật bảo vệ môi trường vào quy hước hương ước của địa phương đồng thời cần có biện pháp xử phạt có hiệu quả hơn đối với các hộ chăn nuôi vi phạm, gây ô nhiễm môi trường. Không chỉ dừng lại ở nhắc nhở, cảnh cáo mà nên đưa xử phạt hành chính để nâng cao hiệu lực với các hộ chăn nuôi vi phạm.

- Bên cạnh đó xã cũng cần nhanh chóng hoàn thiện việc lập kế hoạch và thực hiện việc quy hoạch xây dựng nông thôn mới, trong đó có quy hoach khu chăn nuôi tập trung. Khu chăn nuôi được quy hoạch ở các cánh đồng, diện tích lớn lại xa khu dân cư. Có như thế chăn nuôi mới phát triển nhanh chóng và theo hướng trang trại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và xử lý chất thải hơn là chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư như hiện tại.

- Ngoài ra thì trung tâm khuyến nông của huyện kết hợp với các cán bộ hợp tác xã, cán bộ thú y xã tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền môi trường đến người chăn nuôi. Xây dựng các tài liệu phổ biến kiến kĩ thuật xử lý chất thải chăn nuôi, các phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi mới, hiệu quả cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã.

- Cuối cùng là các cơ quan, tổ chức cần hỗ trợ thêm cho các hộ chăn nuôi về tài chính như tạo điều kiện để vay vốn ngân hàng, mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư trang thiết bị xử lý chất thải.

• Giải pháp về xây dựng hệ thống chăn nuôi Lựa chọn vị trí xây dựng chuồng trại hợp lý

- Chuồng nuôi xây dựng phải được đảm bảo mỹ quan, tách biệt với nơi sinh hoạt của con người, không bị gió lùa; thuận tiện cho quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phải giữ ấm vào mùa đông, mát về mùa hè, thuận tiện về nguồn nước và tiện cho công tác thu gom xử lý chất thải.

- Chuồng trại phải được xây xa đường giao thông chính, xa khu nhà ở, trường học, chợ, … nhưng phù hợp với quy hoạch tổng thể của các hộ lân cận. Song lại có hệ thống giao thông thuận tiện cho việc mua nguyên liệu (điện, nước, thức ăn,…) và bán sản phẩm (lợn giống, lợn thịt,…).

- Chuồng lợn được xây dựng nơi thoáng mát, yên tĩnh, có vườn, ao, có nước lưu thông, không có nước thải (từ các nguồn nói chung: từ nhà máy công nghiệp, cơ sở chế biến nông sản,…) chảy qua.

- Nếu ở địa điểm gần sông ngòi thì các chuồng lợn cần phải xây ở các khu đất (hoặc phải đổ móng) cao hơn mực nước dâng cao nhất hoặc đỉnh sóng cao nhất khoảng 0,5m.

- Chuồng lợn cần được xây ở nơi cuối hướng gió so với khu dân cư. - Chuồng lợn phải đảm bảo có ánh nắng chiếu vào buổi sáng để vừa sát

trùng chuồng vừa kích thích lợn tạo vitamin D, đồng hóa canxi, photpho giúp lợn nhanh sinh trưởng.

- Nếu chuồng được đầu tư xây kiểu 1 dãy thì mặt trước là hướng Đông - Nam, nếu chuồng 2 dãy thì mặt trước cần là hướng Nam - Bắc . Tuy nhiên tốt nhất là xây chuồng theo hướng Đông – Nam và hướng Nam. Nếu không thể xoay chuồng theo các hướng này thì chuồng phải mở thêm cửa sổ, các tấm phên để che mưa, nắng.

- Nền chuồng cần được đầm kỹ, nén chặt, cao hơn mặt đất khoảng 30 - 45 cm, có độ dốc 2-3% về phía có rãnh thoát nước. Nền lát gạch để lợn đỡ bị trơn trượt, dễ vệ sinh, đông ấm, hè mát. Nếu láng nền bằng xi măng thì cần tạo độ nhám.

- Sân chơi cần diện tích rộng gấp 4-5 lần ô chuồng nuôi. Sàn được láng xi măng có độ nhám và có hố để trồng các loại cây lấy bóng mát

Khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi lợn theo các hệ thống VAC và AC khép kín nhằm tạo ra sự hỗ trợ giữa các hợp phần trong cùng một hệ thống khác nhau. Tận dụng các nguồn chất thải theo phương thức đầu ra của cái này là đầu vào của cái kia, tuy nhiên cũng cần phải tính toán phát triển một cách hợp lý, cân đối hài hòa giữa các hợp phần trong một hệ thống.

Tiếp cận phương thức quản lý tổng hợp chất thải chăn nuôi trong đó tập trung đẩy mạnh việc quay vòng và tái sử dụng nước thải và phân thải vừa để nâng cao hiệu quả kinh tế, vừa bảo vệ môi trường cho các trang trại.

• Giải pháp về xử lý chất thải

- Rãnh thoát nước tiểu, nước rửa chuồng nên tạo một rãnh quanh chuồng rộng 25-30 cm, sâu theo độ dốc từ 10 -15cm. Cần có hố nhỏ ở đầu mỗi chuồng, mỗi cạnh rộng 40 cm, sâu 50 cm để phân vụn bị trôi theo nước rừa chuồng lắng xuống và dễ thu dọn hàng tuần. Nếu là chuồng 2 dãy thì cần 4 rãnh, 2 rãnh nhỏ bên trong hành lang chuồng để thoát nước với kích thước rộng 20 cm và sâu 8 – 10 cm.

- Hố ủ phân có thể tích được xây dựng theo số lượng phân của đàn lợn trong kế hoạch nuôi tại trang trại. Có thể tham khảo cách tính lượng chất thải bài tiết của lợn sau đây để xây dựng hố phân hợp lý

- Đối với chăn nuôi quy mô lớn và theo phương thức công nghiệp nên xây hầm Biogas là biện pháp hữu hiệu để xử lý chất thải và tận dụng được nguồn chất đốt cho sinh hoạt.

- Đối với chăn nuôi quy mô nông hộ nhỏ lẻ thì trong quy hoạch chuồng nuôi phải xây dựng bể chứa chất thải lỏng và ủ phân. Hàng ngày tiến hành thu gom phân rác để tập trung về hố ủ hoai mục trước khi sử dụng bón cho cây trồng (xử lý phân và các chất thải rắn bằng cách trộn lẫn với vôi bột + đất bột + phân lân + lá phân xanh hoặc trấu, ủ hoai mục). Nền chuồng nuôi và hố xử lý chất thải phải được xây và láng xi măng để dễ dàng cho quá trình cọ rửa vệ sinh và tránh được sự thẩm thấu chất lỏng ra ngoài môi trường, tạo được độ yếm khí của hố ủ, giúp phân chóng hoai mục. Đối với chất thải lỏng tiến hành xử lý tại bể chứa bằng vôi bột hoặc các chất hoá học sát trùng trước khi dẫn ra ao nuôi các hoặc tưới nước cho cây trồng (ngoài ra có thể xây dựng hệ thống bể lắng lọc có trồng cỏ thuỷ sinh và bèo tây để xử lý). Ngoài ra cần đa dạng hóa các hình thức xử lý chất thải trong mỗi hộ chăn nuôi đặc biệt là các hộ chăn nuôi với quy mô lớn. Hiện nay hộ chăn nuôi thường chỉ sử dụng 1 đến 2 biện pháp xử lý chất thải đơn lẻ nên không giải quyết triệt để được nguồn thải phát sinh. Do đó sử dụng cùng lúc nhiều biện pháp xử lý sẽ giúp các trang trại không những xử lý triệt để được nguồn thải mà còn giúp họ tăng cường sử dụng chất thải, tiết kiệm được chi phí và tạo ra nguồn thu nhập tăng thêm. Ngoài những biện pháp cơ bản như thu dọn, vệ sinh chuồng trại, sử dụng chất sát trùng, tiêm phòng định kỳ cho vật nuôi… ta nên chú ý tới 1 số biện pháp sau để xử lý triệt để nguồn chất thải phát sinh:

+ Biện pháp xử lý CTR bằng cách bón phân cho cây: thay việc đóng các CTR vào bao để ở gốc cây ta nên tiến hành thu dọn CTR cho vào hố ủ. Tiến hành ủ phân hoai trước khi bón cho cây hoặc bón vào đất giảm được mùi hôi thối, ruồi nhặng xung quanh. Không nên bón trực tiếp phân tươi cho cây trồng và đồng ruộng do cách làm này rất mất vệ sinh và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm thực phẩm.

+ Hình thức xử lý chất thải lỏng và CTR bằng cách thải trực tiếp xuống ao: theo kết quả điều tra 1 số hộ chăn nuôi đều đưa trực tiếp phân tươi và nước thải của lợn xuống các ao để cho cá ăn. Việc làm này có thể gây nguy cơ ô nhiễm nước ao do chất thải chăn nuôi thường bị phân hủy nhanh trong nước, mặt khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã liên nghĩa, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 100)