Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội xã Liên Nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã liên nghĩa, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 70)

4.1.1. Điều kiện tư nhiên

Hình 4.1. Bản đồ hành chính xã Liên Nghĩa

Vị trí địa lý

Liên Nghĩa là xã thuộc huyện Văn Giang tỉnh Hưng yên, xã có vị trí khá thuận lợi, cách trung tâm huyện 3 Km về phía Tây.

- Phía Đông giáp với xã Tân Tiến, Thị Trấn Văn Giang; - Phía Tây giáp với xã Thắng Lợi, Mễ Sở;

- Phía Nam giáp với xã Đông Tảo Huyện Khoái Châu; - Phía Bắc Giáp xã Phụng Công.

Địa hình

Liên nghĩa nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc <10, thấp dần từ khu dân cư ra sông hồng thuận lợi cho việc canh tác cũng như sản xuất nông nghiệp.

Thủy văn, địa chất thủy văn.

mương của xã tưới cho trồng trọt và chăn nuôi cùng mạng lưới mương dày đặc bao gồm các hồ, ao nằm rải rác ở hầu hết các thôn trên địa bàn toàn xã.

Nguồn nước ngầm: Qua giếng khoan khảo sát nước ngầm trên phạm vi toàn huyện, có thể đánh giá nguồn nước ngầm trên địa bàn xã có thể khai thác để phục vụ sinh hoạt của dân cư.

Khí hậu

Xã Liên Nghĩa nói riêng, huyện Văn Giang nói chung nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, vùng khí hậu nóng ẩm mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió mùa đông Bắc. Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình 28,50C, ẩm độ trung bình 87,5 %, tổng lượng mưa 1750 mm. Mùa đông ít mưa từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình 18,50C, tổng lượng mưa 255 mm.

Với điều kiện khí hậu như trên nhìn chung tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên có những giai đoạn khí hậu thay đổi thất thường, mùa hè nhiệt độ lên cao tới 340C – 360C. Ngược lại mùa đông có ngày nhiệt độ hạ thấp xuống dưới 100C. Có những năm hết hạn hán kéo dài lại đến bão lụt xảy ra đã ảnh hưởng xấu đến trồng trọt và chăn nuôi.

Diện tích đất tự nhiên

Xã Liên nghĩa có diện tích đất tự nhiên là 268,84(ha) trong đó đất nông nghiệp là 184.35(ha) chiếm 68,58% đất phi nông nghiệp là 84,49(ha) chiếm 31,42% như vậy diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá lớn so với diện tích đất tự nhiên của toàn xã tạo điều kiên thuận lợi để ngành nông nghiệp phát triển.

Bảng 4.1. Mục đích sử dụng đất

STT Mục đích sử dụng Diện Tích(ha) Tỷ lệ(%)

1 Sản xuất nông nhiệp 136,14 73,84

2 Đất trồng lúa 0 0

3 Đất trồng màu 18.96 10,28

4 Đất trồng cây lâu năm 12,27 6,67

5 Đất nuôi trồng thủy sản 5,81 3,15

6 Đất chăn nuôi 11,17 6,06

4.1.2. Tình hình kinh tế xã hội

Hình 4.2. Biểu đồ Cơ cấu kinh tế xã Liên Nghĩa

Năm 2011 cơ cấu kinh tế đạt được như sau: Nông nghiệp 47%, Công nghiệp - tiểuthủ công nghiệp và xây dựng 20,6%, Dịch vụ - thương mại 32,4%. Tuy nhiên, với lợi thế của một miền quê đất đai màu mỡ, thiên nhiên ưu đãi, xã đã tập trung đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện, sản xuất hàng hoá là nhiệm vụ trọng tâm. Do vậy, tỷ trọng ngành nông nghiệp vẫn giữ ở mức cao (41% năm 2012) Đến năm 2014 thì tổng giá trị sản xuất đạt 51,20 tỷ đồng. Trong đó thu nhập từ nông nghiệp đạt 21,85 tỷ đồng chiếm 42,67%, từ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là 6,15 tỷ đồng chiếm 12,01%, còn lại là thương mại, dịch vụ chiếm 45,32% tương ứng với 23,21 tỷ đồng. Ngành chăn nuôi của xã Liên nghĩa đã có bước phát triển khá, đặc biệt là chăn nuôi lợn trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ dân bên cạnh phát triển cây cảnh, cây lâu năm, cây giống và cây công trình (Theo nguồn Ban thống kê Liên Nghĩa, 2014).

Lợn là vật nuôi chủ yếu của các hộ trong xã, hàng năm cung cấp hàng trăm tấn thịt. Trong 3 năm 2012 – 2014, trọng Sản lượng thịt lợn hơi tăng tương ứng với mức tăng số đầu con. Năm 2013 so với năm 2012 tăng lên 1,65% tương ứng với tăng 12 tấn, năm 2014 tăng so với năm 2013 là 1,63% tương ứng với 24 tấn. Về cơ cấu thịt lợn hơi chiếm khoảng 87,71% năm 2014 trong tổng cơ cấu thịt gia súc xuất bán các loại. Liên Nghĩa là xã có tiềm năng thế mạnh về phát triển chăn

nuôi. Các hoạt động khoa học công nghệ đã hướng vào việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, nổi bật là phát triển quy mô từ phương thức chăn nuôi lợn truyền thống sang phương thức chăn nuôi lợn bán công nghiệp gia trại, xây dựng hệ thống xử lý phân bằng bể Biogas vừa làm sạch môi trường vừa tận dụng nhiên liệu để đun nấu. Nhận thức của người dân về môi trường trong chăn nuôi được cải thiện, kịp thời ngăn ngừa, phát hiện và điều trị một số bệnh không để lây lan phát triển thành dịch. Tuy nhiên, sự phát triển phương thức chăn nuôi này còn mang tính tự phát trong các hộ chăn nuôi, nên công tác chuồng trại, khoảng cách an toàn, quản lý và xử lý chất thải trong chăn nuôi…còn hạn chế.

Ngoài ra, xã có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển quy mô chăn nuôi lợn: Đường giao thông tương đối thuận lợi, gần với thị trường tiêu thụ lớn đó là: Thủ Đô Hà Nội, các chợ lớn trên địa bàn xã, thị trấn huyện, các huyện lân cận và thành phố Hưng Yên, Hải Dương,Bắc Ninh,...hơn nữa, trên địa bàn gần xã có khu đô thị ECOPACK là một thị trường tiêu thụ thịt lợn lớn, vì thế ngành chăn nuôi lợn càng có điều kiện phát triển.

-Dân số và lao động

Theo số liệu thống kê của xã đến hết năm 2014, xã có 4.830 người. Số người trong độ tuổi lao động là 2.400 người, chiếm 49,68% dân số toàn xã. Trong đó lao động nông nghiệp lớn nhất là 1480 người, lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiêp là 580 người, và thấp nhất là lao động thương mại dịch vụ là 340 người.

-Giao thông.

Đến nay, các tuyến đường 207A,B,C, 205A,B, 195, 199B, 179 đã được cải tạo, nâng cấp; làm mới đường nội thị, đường liên xã Liên Nghĩa - Long Hưng. Hầu hết các tuyến đường liên xã, liên thôn đã được rải nhựa, bê tông hoặc vật liệu cứng, đã có 16,21 km đường nhựa, 5,7 km đường bê tông, 27 km đường đá cấp phối do huyện quản lý được cải tạo, nâng cấp Nhìn chung mạng lưới giao thông phân bố khá đồng đều trên địa bàn nghiên cứu.

4.2. HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI LỢN TẠI XÃ LIÊN NGHĨA

Phát triển chăn nuôi là cơ sở để đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế hộ gia đình, trong những năm qua xã đã có nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp để phát triển mạnh đàn gia súc, gia cầm cả về số lượng và chất lượng.

Bảng 4.2. Bảng số liệu điều tra về chăn nuôi qua một số năm của xã Liên Nghĩa

TT Hạng mục ĐVT Năm 2010 2011 2012 2013 2014 1 Tổng đàn trâu Con 21 25 36 23 27 2 Tổng đàn bò Con 17 25 33 37 34 3 Tổng đàn lợn Con 3547 3635 4698 4785 6032 4 Tổng gia cầm Con 7987 7996 9000 8985 9620

Nguồn: Thống kê của UBND xã (2015) Liên Nghĩa là xã thuần nông trong những năm gần đây do suy thoái kinh tế nền sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, diện tích đất trồng cây cảnh, cây giống, câu lâu năm giảm sút thay vào đó người dân đầu tư vào chăn nuôi. Đặc biệt là chăn nuôi trang trại, gia trại tập trung hoặc bán tập trung chăn nuôi trang trại có nhiều thành phần kinh tế tham gia như nông dân, cán bộ, công nhân viên chức, đã nghỉ hưu, trong đó chủ yếu vẫn là các trang trại hộ gia đình nông dân quản lý. Vì vậy, đại đa số các chủ trang trại đều lấy lao động gia đình làm nòng cốt, tận dụng sức lao động của các thành viên trong gia đình ở mọi lứa tuổi với tỷ lệ từ 70-80% tổng số lao động sử dụng trong trang trại. Chính việc sử dụng lao động trong gia đình đã làm giảm đáng kể chi phí, thể hiện bản chất kinh tế trang trại chủ yếu là trang trại hộ gia đình. Phần lớn các chủ trang trại quản lý điều hành trực tiếp trang trại từ việc xây dựng kế hoạch đến xử lý trực tiếp các công việc liên quan đến kỹ thuật, thị trường. Tuy nhiên, do số đông các chủ trang trại xuất thân từ nông dân và hầu hết chưa được đào tạo sâu về kỹ thuật chăn nuôi công nghiệp, nhất là nghiệp vụ quản lý kinh tế trang trại, quản lý và xử lý chất thải rong chăn nuôi nên phần lớn họ điều hành trang trại bằng kinh nghiệm và học hỏi qua bạn bè. Điều này đã phần nào hạn chế đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại. Chỉ một số ít trang trại với quy mô chăn nuôi lớn ở Thôn Quán trạch và Thôn Phi Liệt có quan tâm nhiều hơn về kỹ thuật bằng cách thuê chuyên gia tư vấn về chọn giống, xây dựng khẩu phần dinh dưỡng, phòng và trị bệnh, nên đã hạn chế được những hạn chế về kỹ thuật cho các chủ trang trại trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Hiện nay, trên toàn xã có 1353 hộ dân thì có 927 hộ có chăn nuôi trong đó chăn nuôi lợn có 329 hộ, chăn nuôi gia cầm có 841 hộ, chăn nuôi trâu bò ít nhất, chỉ có 30 hộ do hiện nay với sự phát triển mạnh của ngành công nghiệp, ngành

nông nghiệp càng được cơ giới hóa, việc dung sức trâu bò kéo ngày càng ít, bên cạnh đó việc dung thịt trâu, bò làm thực phẩm ít được ưa chuộng nên chăn nuôi trâu bò tại đây không phổ biến. chăn nuôi gia cầm, lợn đang có xu hướng tăng dần do việc chăn nuôi các loài vật nuôi này phù hợp với điều kiện của địa phương cũng như nhu cầu của thị trường.Phần lớn các hộ đều kết hợp chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm như lợn, gà, vịt, ngan, trâu, bò,... tận dụng thức ăn thừa cũng như nguồn chất thải để bón cho cây trồng, nuôi cá…

Về chăn nuôi lợn, số hộ chăn nuôi ngày càng phát triển, từ nuôi 1-5 thì đến nay quy mô các hộ đã mở rộng hơn, đa số nuôi từ 10-30 con, có hộ nuôi 50 con.

Theo số liệu điều tra các hộ chăn nuôi năm 2014 của xã, ta có kết quả về quy mô chăn nuôi của xã tại bảng 4.3

Bảng 4.3. Quy mô chăn nuôi lợn tại các thôn trong xã

Xóm

Số hộ chăn nuôi

Quy mô

<= 10 con 10 - 50 con >50 con

Số hộ % Số hộ % Số hộ % Quán trạch 63 8 12,69 51 80,96 4 6,35 Đội 10 49 7 14,28 40 81,63 2 4,09 Đan kim 39 11 28,20 28 71,80 0 0 Vĩnh tuy 23 3 13,04 18 78,26 2 8,70 Xóm CD 21 4 19,05 17 80,95 0 0 Hoàng trạch 36 9 25,00 26 72,22 1 2,78 Phi liệt 33 4 12,12 28 84,85 1 3,03 Xóm AB 65 6 9,23 56 86,15 3 4,62 Tổng 329 52 15,80 264 80,24 13 3,96

Nguồn: số liệu thống kê xã Liên Nghĩa (2015) Các hộ gia đình tại xã chăn nuôi lợn với quy mô từ 10 - 50 con chiếm đa số (80,24%). Xu hướng trên toàn xã là ngày càng phát triển, mở rộng chăn nuôi theo mô hình VAC, VC.

Bảng 4.4. Bảng thống kê số lợn theo từng lứa tuổi của các thôn trong xã

Thôn Lợn con Lợn thịt Lợn nái Tổng

Quán trạch 499 963 348 1810 Đội 10 121 198 92 411 Đan kim 223 372 132 727 Vĩnh tuy 137 159 65 361 Xóm CD 118 182 44 344 Hoàng trạch 268 321 115 704 Phi liệt 209 300 125 634 Xóm AB 493 639 440 1572 Tổng 2068 3134 1361 6563

Nguồn: UBND xã Liên Nghĩa (2015) Theo thống kê,có thể thấy rằng chăn nuôi lợn trên địa bàn xã phân bố không đồng đều tập trung nhiều nhất ở thôn Quán Trạch (1810 con) và xóm AB (1572 con). Sở dĩ thôn trên có tỷ lệ nuôi lợn nhiều là do diện tích đất rộng hơn, đa số các hộ đều làm nông nghiệp, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho chăn nuôi.

4.2.1. Các phương thức chăn nuôi lợn tại xã Liên Nghĩa

Theo nguồn Ban thống kê xã Liên Nghĩa, 2014 có tới 70% các hộ dân trong xã chăn nuôi lợn theo phương thức chăn nuôi truyền thống gia đình; riêng phương thức chăn nuôi bán công nghiệp quy mô gia trại chỉ mới bắt đầu hình thành khoảng 3 đến 5 năm gần đây nhưng vẫn còn hạn chế về công nghệ những phương thức chăn nuôi truyền thống có quy mô mang tính nhỏ lẻ, vốn giống, thức ăn đầu tư thấp, tận dụng được phụ phẩm nông nghiệp và các sản phẩm làm nghề phụ có sẵn từ trồng trọt và thức ăn thừa được chế biến bằng cách nấu chín. Đây là phương thức dễ thực hiện và đang phù hợp với điều kiện cụ thể đối với hầu hết các hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ, tạo thu nhập thêm cho người. Tuy nhiên, phương thức này cho năng suất, chất lượng sản phẩm chưa cao, dịch bệnh dễ phát sinh và khó kiểm soát, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường vì hình thức này được chăn nuôi chủ yếu trong khu dân cư.

Trước thực tế trên, Đảng bộ và nhân dân xã Liên Nghĩa phấn đấu đến năm 2020 giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ hiện nay chiếm dưới 45%, đến năm 2020 chiếm dưới 30%; chú trọng công tác phòng chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Giống (thương phẩm): Sử dụng con lai F1, các hộ tự nhân giống sản xuất “khép kín” hoặc mua giống ở trong Viện nghiên cứu. Tận dụng phụ phẩm nông nghiệp

và sản phẩm nghề phụ, nhưng phải được chế biến đảm bảo hợp vệ sinh. Chăn nuôi truyền thống phải có chuồng trại hợp vệ sinh, có bể chứa và tiến hành ủ phân trước khi bón ruộng.

Phương thức chăn nuôi bán công nghiệp, quy mô gia trại là phương thức có sự kết hợp những kinh nghiệm chăn nuôi truyền thống và kỹ thuật nuôi dưỡng tiên tiến, sự xuất hiện các loại thức ăn công nghiệp ngày càng nhiều, đáp ứng được nhu cầu lựa chọn phương thức sử dụng thức ăn phù hợp với điều kiện sản xuất cũng như mục đích chăn nuôi. Mục đích chăn nuôi phương thức này mang tính hàng hóa, đưa hiệu quả chăn nuôi của người dân ngày càng cao so với trước.

Yêu cầu của chăn nuôi theo phương thức này phải đảm bảo hiệu quả, có quy trình chăn nuôi chặt chẽ, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Với quy mô từ 30 con trở lên bắt buộc chăn nuôi tách khỏi khu dân cư, chăn nuôi theo hướng trang trại; quy mô từ 10 - 30 con yêu cầu nâng cấp chuồng trại phù hợp và đảm bảo vệ sinh thú y, có hệ thống xử lý chất thải bằng hầm Biogas. Với phương thức chăn nuôi này, xã phấn đấu đến năm 2017 tỷ lệ chăn nuôi gia trại chiếm hơn 25%, năm 2020 là hơn 40%.và phấn đấu đưa trang trại tập trung và bán tập trung ra xa khu dân cư có thể sử dụng các diện tích đất nông nghiệp đã bị thoái hóa, bạc màu trong địa bàn xã.

4.2.2. Thông tin chung về các hộ nghiên cứu.

Qua việc tìm hiểu về tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Liên Nghĩa, tôi tiến hành nghiên cứu và tổng hợp 45 hộ gia đình chăn nuôi nuôi lợn trên cả 3 quy mô, hộ gia đình, gia trại và trang trai nuôi lợn trên địa bàn toàn xã. Để đảm bảo tính khách quan và tính đại diện trên mỗi quy mô tôi lựa chọn 3 hộ chăn nuôi. Trong đó 3 hộ gia đình, 3 gia trại và 2 trang trại nằm ở trong khu dân cư, 1 trang trại nằm tách biệt ngoài đồng. Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thường tận dụng công trình phụ của gia đình để chăn nuôi, gia trại và trang trại chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp sử dụng đất vườn nhà, đất liền kề hoặc đất nông nghiệp với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã liên nghĩa, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 70)