Danh mục chất thải nguy hại có liên quan đến ngành chăn nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã liên nghĩa, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 33 - 37)

TT Tên chất thải

Mã chất thải nguy

hại

Trạng thái tồn tại Ngưỡng nguy hại

1 Chất thải từ các hoạt động thú y 13 02 Rắn/lỏng ** 2 Gia súc, gia cầm chết do dịch bệnh 14 02 01 Rắn ** 3 Chất thải có chứa thành phần nguy

hại từ quá trình vệ sinh chuồng trại

14 02 02 Rắn/lỏng/bùn *

* Thông tư số 39/2008/TT-BTC, ngày 19/5/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí BVMT đối với chất thải rắn.

Chất thải rắn nguy hại là chất thải rắn có tên trong danh mục chất thải rắn nguy hại do Bộ TN&MT ban hành. Đối tượng chịu phí theo Điều 2, Nghị định số 174/2007/NĐ-CP.

* Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT -BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí BVMT đối với nước thải.

Đối tượng chịu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp là các cơ sở chăn nuôi công nghiệp tập trung; giết mổ gia súc và cơ sở chế biến thực phẩm, nông sản.

Đối với quy mô hộ gia đình chỉ phải trả theo phí nước thải sinh hoạt nhưng được miễn nếu cư trú ở nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch, các xã biên giới, miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

* Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT/BTC-BTNMT, ngày 06/9/2007 về sửa đổi, bổ sung TTLT số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT, ngày 18/12/2003 Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí BVMT đối với nước thải.

Mức thu phí từ 100 - 200 đ/kg chất gây ô nhiễm trong nước thải theo các chất gây ô nhiễm có trong nước thải và loại môi trường tiếp nhận A-D. (Chất rắn lơ lửng từ 200 - 400đ/kg).

* Quyết định số 87/2005/QĐ-BNN, ngày 26/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp &PTNT về việc ban hành Quy trình kiểm soát giết mổ động vật. Phải kiểm tra việc thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ ở cơ sở giết mổ, trước và sau khi giết mổ và định kỳ theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

* Quyết định số 34/2001/QĐ-BNN-VP của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc ban hành quy định về điều kiện kinh doanh trong một số lĩnh vực thuộc ngành trồng trọt và chăn nuôi.

Tiết 2, mục b, Điều 2: Sản xuất giống gốc, giống ông bà, giống bố mẹ phải đảm bảo có diện tích mặt bằng, chuồng trại ... bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y và môi trường theo quy định của Bộ NN&PTNT.

* Quyết định số 78/2004/QĐ-BNN, ngày 31/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp &PTNT về việc ban hành Danh mục giống vật nuôi quý hiếm cấm xuất khẩu.

Các giống: lợn ỉ, lợn Mường Khương, lợn mini Quảng Trị; gà Đông Tảo, gà Hồ, gà Mía, gà H'Mông, gà ác; vịt Bầu Qùy, vịt Bầu Bến; bò H'Mông là các vật nuôi có nguồn gốc bản địa phải bảo tồn để đảm bảo đa dạng sinh học và lưu trữ vốn gen.

* Quyết định số 43/2006/QĐ-BNN ngày 01/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp &PTNT về Quy định trao đổi nguồn gen vật nuôi quí hiếm.

Khoản 2, Điều 4: Mục đích của việc quy định trao đổi quốc tế nguồn gen vật nuôi quý hiếm là ... bảo vệ và làm phong phú thêm đa dạng sinh học.

* Quyết định số 88/2005/QĐ-BNN, ngày 27/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp &PTNT về việc ban hành Danh mục bảo tồn nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn.

Bao gồm các giống Lợn: ỉ, Ba Xuyên, Cỏ, Mán, Táp Ná, Vân Pa; Các giống gà: Hồ, Mía, Đông Tảo, Tè, Tre; Các giống vịt: Bầu Bến, Bầu Quỳ, Kỳ Lừa; Các giống ngan: Dê, Trâu; Các giống ngỗng: Cỏ, Sư Tử; Các giống bò: H'Mông, U đầu rìu và giống ngựa Bạch.

* Quyết định số 07/2005/QĐ-BNN, ngày 31/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp &PTNT ban hành Quy định về quản lý và sử dụng lợn đực giống.

Khoản 3, Điều 5: Chuồng trại phải đảm bảo vệ sinh thú y và BVMT theo quy định của pháp luật về thú y và pháp luật về BVMT.

* Thông tư 69/2005/TT-BNN, ngày 07/11/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn thực hiện một số biện pháp cấp bách phòng chống dịch cúm (H5N1) ở gia cầm.

Thông tư này quy định không được nuôi thả rông; không vứt xác gia cầm bừa bãi; phun thuốc khử trùng ít nhất mỗi tuần 2 lần; xử lý thường xuyên phân, rác, nước thải; ...

* Thông tư số 42/2006/TT-BNN, ngày 01/6/2006 của Bộ NN-PTNT hướng dẫn thực hiện một số điều tại QĐ số 394/QĐ-TTg, ngày 13/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp.

- Đối với cơ sở giết mổ: phải cách biệt với khu dân cư, các công trình công cộng, đường giao thông chính, các nguồn gây ô nhiễm, không úng ngập. Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải phù hợp với công suất giết mổ, sơ chế. Nhà xưởng, trang thiết bị phải chống được bụi, khử trùng tiêu độc, nước sử dụng đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y.

- Đối với cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung công nghiệp: Môi trường khu chăn nuôi phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định; có đủ nguồn nước sạch; có khu xử lý chất thải; vệ sinh, tiêu độc khử trùng theo định kỳ.

- Quy hoạch chăn nuôi, giết mổ, bảo quản, chế biến gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp;

- Không chăn thả tự do;

- Xa khu dân cư tối thiểu 300 m;

- Xa khu các công trình công cộng: tối thiểu 500 m;

- Chuyển khu chăn nuôi trong khu dân cư ra khu vực được quy hoạch. * Chỉ thị số 36/2008/CT-BNN ngày 20/2/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp &PTNT về việc tăng cường các hoạt động BVMT trong nông nghiệp và PTNT.

- Cục Chăn nuôi: Xây dựng và trình Bộ phê duyệt kế hoạch BVMT trong chăn nuôi. Xây dựng, trình Bộ ban hành tiêu chí các khu chăn nuôi, giết mổ, chế

biến tập trung đảm bảo VSMT, thực hành hệ thống chăn nuôi đồng bộ, có hệ thống xử lý chất thải, khuyến khích áp dụng quy chế thực hành chăn nuôi tốt. Rà soát, xây dựng, trình Bộ ban hành và hướng dẫn thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, các VBQPPL nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm MT theo chức năng nhiệm vụ được phân công.

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo UBND cấp dưới và các ngành hữu quan thuộc tỉnh xây dựng chính sách hỗ trợ cho đầu tư xây dựng các khu chăn nuôi, giết mổ, chế biến tập trung,...

- Cơ quan quản lý nhà nước về nhà nước và PTNT cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan cấp dưới thường xuyên kiểm tra việc thực hiện đúng các quy định của pháp luật về BVMT trong sản xuất nông nghiệp; vận động chuyển đổi phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ thả rông sang phương thức chăn nuôi có kiểm soát - gia trại, tập trung.

Khu chăn nuôi tập trung phải phù hợp với quy hoạch và đáp ứng các yêu cầu BVMT sau đây: Bảo đảm VSMT đối với các khu dân cư; Có hệ thống thu gom, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường; Chất thải rắn được quản lý theo quy định; Chuồng trại được vệ sinh định kỳ, bảo đảm phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh; Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được thu gom, xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh.

* Quyết định số 80/2008/QĐ-BNN, ngày 15/7/2008 về quy định phòng chống hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS)

Quyết định quy định các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường như không vứt xác lợn dịch ra môi trường; Đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh thú y về chuồng trại, nước dùng; Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học.

Với ổ dịch: Người chăn nuôi phải thu gom chất thải rắn để chôn hoặc đốt; chất thải lỏng phải xử lý bằng hóa chất; rửa nền chuồng, dụng cụ bằng xà phòng. Đội chống dịch ở xã thực hiện tiêu độc khử trùng.

d, Nhóm các văn bản quy phạm pháp luật do cấp địa phương có thẩm quyền ban hành

Nhằm cụ thể hóa các văn bản luật và văn bản dưới luật do các cơ quan quyền lực nhà nước của Trung ương ban hành về công tác bảo vệ môi trường chăn nuôi, từng địa phương tùy điều kiện kinh tế-xã hội, điều kiện đặc thù của từng địa phương đã lần lượt đưa ra các chính sách cụ thể, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của địa phương mình về công tác bảo vệ môi trường chăn nuôi theo tinh thần

của các văn bản luật, vừa tạo điều kiện cho việc chăn nuôi tại địa phương phát triển, cải thiện đời sống của nhân dân trong địa phương mình.

2.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.3.1. Tình hình chăn nuôi lợn trên Thế giới

Để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm của con người, ngành chăn nuôi đã có những nghiên cứu về giống vật nuôi, cây trồng và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Hiện nay trên thế chăn nuôi chiếm khoảng 70% diện tích đất nông nghiệp và khoảng 30% diện tích đất tự nhiên qua đó đóng góp 40% GDP ngành nông nghiệp toàn cầu trong đó có sự đóng góp không nhỏ của ngành chăn nuôi lợn.Đến nay nuôi lợn đã trở thành nghề truyền thống của nhiều quốc gia. Nhiều nước chăn nuôi lợn có công nghệ cao và tổng số đàn lợn lớn như: Mỹ, Braxin, Đức, Tây Ban Nha,...Các nước tiên tiến có nền chăn nuôi lợn phát triển theo các hình thức công nghiệp và đạt trình độ chuyên môn hóa cao. Tuy vậy đàn lợn trên thế giới phân bố không đều ở các châu lục: 70 % số lợn được nuôi ở châu Á và châu Âu, khoảng 30% ở các châu lục khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã liên nghĩa, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 33 - 37)