.6 Biều đồ tổng hợp đánh giá của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã liên nghĩa, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 97)

được nghiên cứu thì 11 hộ chiếm 24% cho rằng mơi trường xung quanh có mùi rất khó chịu do ảnh hưởng của các hộ chăn ni đó. Họ cho rằng quanh các khu chăn ni có mùi hơi thối, nước thải ra ngoài cống rãnh chung rất bẩn, đặc biệt là vào những ngày hè nắng nóng, mùi phân lợn bốc lên rất thối gây cảm giác khó chịu. Những ngày mưa, lũ thì nước từ cống rãnh lại tràn lên mặt đường. Đây là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều mầm bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe con người. 30 hộ chiếm 67% cho rằng khơng có mùi, cịn lại thì cho là mơi trường bình thường, khơng tốt mà cũng khơng xấu, không ảnh hưởng tới nhiều tới họ. Trên cơ sở nghiên cứu thực tế tại địa bàn nghiên cứu và các xã xung quanh địa bàn nghiên cứu chất thải chăn nuôi đang ngây ô nhiễm môi trường.

4.4.3. Các tác động của hoạt động chăn nuôi lợn tới môi trường

a. Tác động cục bộ

Chất thải chăn nuôi lợn với hàm lượng các chất ô nhiễm cao như các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, chất dinh dưỡng như nitơ, photpho, chất gây hiệu ứng nhà kính, các khống chất,…kèm theo cịn có các vi sinh vật mang mầm bệnh. Lượng chất thải này không được xử lý hợp lý sẽ gây tác động mạnh mẽ đến môi trường nước, mơi trường khơng khí, mơi trường đất. Từ đó, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân sống gần khu vực chăn nuôi, người chăn nuôi và vật nuôi, đặc biệt là lan truyền bệnh cho người và vật ni.

• Mơi trường đất

Q trình thu gom và khơng có hệ thống xử lý, nước thải chăn ni được các hộ gia đình xả thải trực tiếp vào đất, gây ra mùi hôi thối, và một số hiện tượng như:

- Phú dưỡng hóa đất: lượng chất hữu cơ dư thừa trong nước thải thâm nhập vào đất làm cho đất bão hòa và quá bão hòa dinh dưỡng, gây mất cân bằng sinh thái và thối hóa đất. Đây là một trong những nguyên nhân gây chết cây (do hư rễ) từ đó làm giảm năng suất và sản lượng cây trồng xung quanh. Ngoài ra, khi trong đất dư thừa chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến hiện tượng rửa trôi và thấm làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.

- Vi sinh vật và mầm bệnh: nước thải chăn nuôi heo chứa rất nhiều loại vi trùng, ấu trùng, trứng giun sán…có thể gây bệnh truyền nhiễm cho người và gia súc. Các tác nhân này tồn tại rất lâu trong đất.

• Mơi trường nước

Bằng quan sát cảm quan, nước ở các kênh mương nội đồng thuộc thôn Vĩnh Tuy và thôn Quán trạch, rãnh, ao của các hộ chăn nuôi ứ đọng nhiều ngày dần chuyển màu và gây mùi hôi thối, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống thủy sinh vật trong nguồn tiếp nhận. Đồng thời, nước là môi trường đầy đủ các điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh sơi phát triển lan truyền các vi sinh vật gây bệnh vốn hiện diện trong phân rất nhiều. Bên cạnh gây ô nhiễm nguồn nước mặt, chất thải chăn nuôi thấm xuống đất đi vào mạch nước ngầm sẽ có nguy cơ gây ơ nhiễm nước ngầm, nhất là các giếng khoan gần chuồng nuôi hay gần hố chứa chất thải khơng có hệ thống thốt nước an tồn.

• Mơi trường khí

Làm ơ nhiễm mơi trường khơng khí xung quanh gây mùi hơi thối khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.

b. Tác động ngoại vi.

Ơ nhiễm do chăn ni đặc biệt là chăn nuôi lợn không chỉ làm ô nhiễm đất, nước, khơng khí mà cịn ảnh hưởng nặng tới mơi trường sống dân cư, nguồn nước và tài nguyên đất ảnh hưởng chính đến kết quả sản xuất chăn ni và các hoạt động gây ô nhiễm do chăn nuôi vẫn đang tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi trên cả nước làm tắc nghẽn dịng chảy, phát tán chất ơ nhiễm đăc biệt là gây hiệu ứng nhà kính Ảnh hưởng của hiệu ứng thì khơng tốt cho chúng ta cũng như cho môi trường tự nhiên, hiện tượng hiệu ứng nhà kính đã và đang xảy ra, nhưng nếu chúng ta không làm bất cứ điều gì để ngăn chặn hay làm chậm quá trình này, và sau đây có các giả thiết có thể xảy ra với trái đất.

- Tăng nhiệt độ trung bình tồn cầu làm trái đất nóng lên; - Tăng nhiệt độ của đại dương;

- Tăng số lượng mây bao phủ xung quanh trái đất;

- Nhiệt độ trái đất tăng sẽ làm tan băng và dâng cao mực nước biển. Như vậy, nhiều vùng sản xuất lương thực trù phú, các khu đông dân cư, các đồng bằng lớn, nhiều đảo thấp sẽ bị chìm dưới nước biển;

- Sự nóng lên của trái đất làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật trên trái đất. Một số lồi sinh vật thích nghi với điều kiện mới sẽ thuận lợi phát triển. Trong khi đó nhiều lồi bị thu hẹp về diện tích hoặc bị tiêu diệt.

4.5. NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 4.5.1. Những vấn đề tồn tại 4.5.1. Những vấn đề tồn tại

Về tình hình quản lý và xử lý chất thải chăn ni thì cịn có những tồn tại. Qua điều tra ta thấy biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn xã chủ yếu là dùng bể biogas. Thế nhưng thể tích biogas của các hộ chăn ni lại khơng lớn, trong khi đó số lượng lợn ni lại rất nhiều. Hàng ngày bể biogas phải tiếp nhận một lượng thải quá lớn so với lượng thải lý thuyết mà bể biogas xử lý được. Như ở quy mô gia trại, tỷ lệ xử lý được của bề biogas mỗi năm mới chỉ có 8,5%. Ở quy mơ trang trại thì tỷ lệ này cịn thấp hơn, chỉ chiếm có 6,9 %. Thứ hai, việc ủ phân của người chăn nuôi là chưa đúng kỹ thuật nên hiệu quả ủ phân không cao. Thứ ba, hầu như lượng thải (trừ 56,67% lượng thải rắn là ủ phân) của các gia đình chăn ni nhỏ lẻ và một phần lượng thải của các gia trại, trang trại còn được xả thẳng ra mơi trường mà chưa hề có một biện pháp pháp xử lý nào trước đó. Qua q trình điều tra và tổng hợp xem xét, quan sát môi trường xung quanh các hộ nghiên cứu cho thấy môi trường chuồng trại ở các hộ nghiên cứu đặc biệt là các gia trại, trang trại có mùi hơi thối rất khó chịu. Ngồi ra quan sát các cống thải, rãnh thải xung quanh khu vực nghiên cứu thì thấy hầu như có màu đen, xuất hiện những lớp váng, lớp bùn tích lũy lại dưới cống, rãnh khá dày mà đây chủ yếu là phân thải đọng lại hoặc bùn thải từ bể biogas. Nước thải, phân thải này theo các rãnh chảy vào mương, ao làng. Các kênh mương thủy lợi một màu đen kịt. Bên cạnh đó, hiện nay trên tồn xã có nhiều ao, hồ, kênh, mương bị ảnh hưởng bởi nguồn thải từ chăn nuôi này. Nước ao một màu đen, mùi hơi thối nồng nặc, các lồi thực vật thủy sinh bị chết, và ao đang có xu hướng bị lấp đầy do lượng thải không ngừng tăng lên. Người dân trong thôn rất bức xúc về vấn đề này khơng chỉ vì gây mất mỹ quan mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người dân.

4.5.2. Đề xuất giải pháp

• Cơ sở khoa học, giải pháp lý thuyết

Nhằm khắc phục các tồn tại và giảm thiểu ảnh hưởng của chăn nuôi lợn đến môi trường cần phải thực hiện các giải pháp như sau:

- Cần nhanh chóng kiện tồn hệ thống ngành chăn nuôi và cán bộ phụ trách ngành chăn nuôi đến cấp thôn, làng.

- Tăng cường việc xây dựng và tuyên truyền văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.

- Đẩy mạnh nghiên cứu các phương pháp xử lý chất thải phù hợp với phương thức sản xuất của người nông dân, tăng khả năng tái sử dụng chất thải, gắn liền với chăn nuôi thủy sản và trồng trọt.

- Quản lý tốt ở khía cạnh bảo vệ mơi trường trong việc đầu tư, sản xuất chăn nuôi thông qua việc quản lý đánh giá tác động môi trường và bản cam kết bảo vệ môi trường.

- Thơng qua các hoạt động khuyến khích, như hỗ trợ một phần kinh phí về xử lý chất thải cho các trại chăn ni để khuyến khích hộ chăn ni đầu tư nhiều hơn vào việc xử lý chất thải.

- Khuyến khích đầu tư chăn ni ở quy mơ lớn, đa dạng hóa phương thức chăn ni cơng nghiệp, sử dụng hiệu quả các hệ thống chuồng hiện đại, giảm thiểu phát thải gây ô nhiễm môi trường.

- Đẩy mạnh công tác bảo hộ lao động trong chăn nuôi nhằm giảm thiểu bệnh nghề nghiệp, phòng tránh tai nạn lao động và giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh cho người chăn nuôi và cộng đồng.

- Tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức truyền thơng cho công tác BVMT trong chăn nuôi và hướng dẫn một số kỹ thuật xử lý chất thải như làm phân vi sinh, xử lý biogas.... Cần lưu ý là làm sao để nữ giới cũng có khả năng tiếp cận đến hoạt động giáo dục và khuyến nơng. Ngồi ra, các lớp huấn luyện, hội thảo và các chuyến tham quan nghiên cứu cần phải được tổ chức không chỉ cho các trại chăn nuôi mà cho cả các cán bộ địa phương, cán bộ khuyến nơng và các nhóm có liên quan, cụ thể nhóm hộ gia đình sống lân cận.

• Giải pháp kỹ thuật

- Đối với chăn ni nhỏ lẻ thì phải xây dựng bể chứa chất thải lỏng và ủ phân. Hàng ngày tiến hành thu gom phân về hố, ủ cho hoai mục rồi mới tiến hành bón cho cây. Đối với chất thải lỏng thì xử lý tại bể chứa bằng vơi bột hoặc các chất hóa học sát trùng trước khi tưới cho cây trồng. Tránh tình trạng trực tiếp phân cũng như nước thải chăn nuôi ra môi trường như hiện nay.

- Các gia trại, trang trại nuôi với số lượng lớn hơn nên lượng thải hàng ngày ra là rất lớn. Các hộ lại khơng có nhiều kinh phí để xây dựng thêm bể biogas. Thế nên để giảm tình trạng bể biogas q tải thì các hộ chăn ni tăng lượng phân để ủ. Các cán bộ khuyến nông nên hướng dẫn phổ biến kiến thức để cho các hộ chăn nuôi thực hiện đúng kĩ thuật sao cho hiệu quả ủ phân là tốt nhất.

- Tăng cường sử dụng các chế phẩm vi sinh trong việc xử lý chất thải. Cho thêm các loại chế phẩm vi sinh như EMC hay EM vào bể biogas để tăng hiệu quả xử lý chất thải. Ngoài ra, cũng phải chú ý hơn đến việc xử lý mùi hôi chuồng trại. Các hộ chăn nuôi phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại, phun thuốc sát trùng, dùng chế phẩm vi sinh để giảm thiểu mùi hôi phát sinh trong q trình chăn ni, khử trùng, phịng chống, dập dịch theo đúng quy định về vệ sinh thú y.

- Xung quanh khu vực chăn nuôi tiến hành trồng cây xanh để tạo bóng mát và tránh được gió lạnh, gió nóng. Ngồi ra cây xanh quang hợp hút khí CO2 và tạo ra khí O2 rất tốt cho mơi trường chăn ni. Có thể trồng các cây hoa quả như nhãn, vải…

- Cải tạo lại các ao của xã mà bị nước thải chăn nuôi thải vào gây ảnh hưởng những ao này hiện khơng có khả năng lưu trữ cũng như làm sạch nữa. Vì thế nên nạo vét lòng ao, thu bùn từ ao đi nới khác, thay nước cho ao và khơi thơng dịng chảy từ ao tới các hệ thống tiêu thoát nước khác.

- Các chủ trang trại chăn ni tương lai có thể chọn mơ hình trang trại VAC thay cho các mơ hình chuồng vườn, mơ hình chuồng đơn. Vì với sự hỗ trợ của các thành phần vườn cây, ao cá sẽ là một mơ hình tốt cho chăn ni, hạn chế tác động của chất thải đên mơi trường chăn ni.

• Giải pháp chính sách

Xã nên có cán bộ chuyên trách về vấn đề môi trường để theo dõi, nắm bắt và giải quyết các vấn đề liên quan tới môi trường trên địa bàn xã. Trong các thơn cũng nên có các tổ vệ sinh môi trường nhằm giám sát, theo dõi tình hình các vấn đề liên quan tới mơi trường của thôn để kịp thời báo lên cán bộ cấp xã để xử lý kịp thời. Đồng thời tổ chức thực hiện công tác vệ sinh môi trường thông qua các hoạt động tại địa bàn mình phụ trách. Ngồi ra cịn hướng dẫn, giáo dục và tuyên truyền cho người dân trong thơn xóm, đặc biệt là các hộ chăn ni về cơng tác vệ sinh mơi trường. Có như thế mới góp phần thay đổi được nhận thức người dân, người dân tự hành động để bảo vệ mơi trường, bảo vệ cuộc sống của chính mình.

- Xã cần tăng tần suất kiểm tra môi trường chăn ni để nắm bắt kịp thời các vấn đề nóng về mơi trường, đưa luật bảo vệ mơi trường vào quy hước hương ước của địa phương đồng thời cần có biện pháp xử phạt có hiệu quả hơn đối với các hộ chăn nuôi vi phạm, gây ô nhiễm môi trường. Không chỉ dừng lại ở nhắc nhở, cảnh cáo mà nên đưa xử phạt hành chính để nâng cao hiệu lực với các hộ chăn nuôi vi phạm.

- Bên cạnh đó xã cũng cần nhanh chóng hồn thiện việc lập kế hoạch và thực hiện việc quy hoạch xây dựng nơng thơn mới, trong đó có quy hoach khu chăn nuôi tập trung. Khu chăn nuôi được quy hoạch ở các cánh đồng, diện tích lớn lại xa khu dân cư. Có như thế chăn ni mới phát triển nhanh chóng và theo hướng trang trại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và xử lý chất thải hơn là chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư như hiện tại.

- Ngồi ra thì trung tâm khuyến nơng của huyện kết hợp với các cán bộ hợp tác xã, cán bộ thú y xã tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền môi trường đến người chăn nuôi. Xây dựng các tài liệu phổ biến kiến kĩ thuật xử lý chất thải chăn nuôi, các phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi mới, hiệu quả cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã.

- Cuối cùng là các cơ quan, tổ chức cần hỗ trợ thêm cho các hộ chăn ni về tài chính như tạo điều kiện để vay vốn ngân hàng, mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư trang thiết bị xử lý chất thải.

• Giải pháp về xây dựng hệ thống chăn nuôi Lựa chọn vị trí xây dựng chuồng trại hợp lý

- Chuồng nuôi xây dựng phải được đảm bảo mỹ quan, tách biệt với nơi sinh hoạt của con người, khơng bị gió lùa; thuận tiện cho quá trình chăm sóc, ni dưỡng và phải giữ ấm vào mùa đông, mát về mùa hè, thuận tiện về nguồn nước và tiện cho công tác thu gom xử lý chất thải.

- Chuồng trại phải được xây xa đường giao thơng chính, xa khu nhà ở, trường học, chợ, … nhưng phù hợp với quy hoạch tổng thể của các hộ lân cận. Song lại có hệ thống giao thơng thuận tiện cho việc mua nguyên liệu (điện, nước, thức ăn,…) và bán sản phẩm (lợn giống, lợn thịt,…).

- Chuồng lợn được xây dựng nơi thống mát, n tĩnh, có vườn, ao, có nước lưu thơng, khơng có nước thải (từ các nguồn nói chung: từ nhà máy cơng nghiệp, cơ sở chế biến nông sản,…) chảy qua.

- Nếu ở địa điểm gần sơng ngịi thì các chuồng lợn cần phải xây ở các khu đất (hoặc phải đổ móng) cao hơn mực nước dâng cao nhất hoặc đỉnh sóng cao nhất khoảng 0,5m.

- Chuồng lợn cần được xây ở nơi cuối hướng gió so với khu dân cư. - Chuồng lợn phải đảm bảo có ánh nắng chiếu vào buổi sáng để vừa sát

trùng chuồng vừa kích thích lợn tạo vitamin D, đồng hóa canxi, photpho giúp lợn nhanh sinh trưởng.

- Nếu chuồng được đầu tư xây kiểu 1 dãy thì mặt trước là hướng Đơng - Nam, nếu chuồng 2 dãy thì mặt trước cần là hướng Nam - Bắc . Tuy nhiên tốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã liên nghĩa, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 97)