Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng các giải pháp tại địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã liên nghĩa, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 106 - 109)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.5. Những vấn đề tồn tại và đề xuất giải pháp

4.5.3. Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng các giải pháp tại địa bàn

nghiên cứu

a. Xây dựng hầm Biogas

Xử lý chất thải chăn ni bằng cơng trình khí sinh học (KSH) được đánh giá là giải pháp hữu ích nhằm giảm khí methane và sản xuất năng lượng sạch, (KSH) thay thế nguyên liệu đun nấu và năng lượng thắp sáng. Phương án này làm giảm phát sinh khí nhà kính vì vậy tại địa phương lên áp dụng rộng rãi mơ hình này nhằm tận dụng nguồn năng lượng tái tạo, chống sự nóng lên của khí hậu tồn cầu mà cịn đưa địa phương đi theo hướng phát triển kinh tế có hàm lượng cacbon thấp mà không ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững. Mặc dù vậy việc phát triển khí sinh học ở địa phương vẫn còn gặp một số khó khăn về mức đầu tư và khả năng tài chính của người nơng dân, sự hỗ trợ của nhà nước cịn thấp và phụ thuộc vào quy mơ và tính ổn định của ngành chăn ni (Đỗ Thành Nam, 2008).

b. Xử lý bằng thực vật thủy sinh

Trong xử lý nước thải (XLNT), thực vật thủy sinh (TVTS) có vai trị rất quan trọng. (TVTS) tham gia loại bỏ các chất bẩn hữu cơ, chất rắn lơ lửng, nito,

photpho, kim loại nặng và các VSV gây bệnh. Trong quá trình XLNT thì sự phối hợp chặt chẽ giữa động vật thủy sinh và các sinh vật khác (động vật phù du, tảo, vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh, ấu trùng, cơn trùng...) có ý nghĩa quan trọng. VSV tham gia trực tiếp vào quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ và tạo nguyên liệu dinh dưỡng (N, P và các khoáng chất khác...) cho thực vật sử dụng. Đây là cơ chế quan trọng của thực vật thủy sinh loại bỏ các hợp chất N, P. Hiện nay việc sủ dụng TVTS trong công tác bảo vệ môi trường ngày càng được chú ý hơn vì chúng có nhiều ưu điểm nổi bật.

- Xử lý nhiều tác nhân gây ô nhiễm; - Thân thiện với môi trường;

- Tốc độ tăng sinh khối nhanh: Sinh khối của TVTS sau xử lý có thể tận dingj làm thức ăn chăn ni, sản xuất khí metan, làm phân bón...;

- Giá thành xử lý thấp hơn so với các biện pháp sinh học khác. c.Ủ phân

Ủ phân là sự phân huỷ sinh học được kiểm sốt của chất thải rắn có thể phân huỷ được (nổi bật nhất là trong điều kiện háo khí) để trở thành trạng thái ổn định một cách có hiệu quả về bảo quản khơng gây nên phiền tối và đủ độ an toàn để dùng trong nơng nghiệp. Có thể ủ phân chuồng và cả các chất rắn tách biệt. Phân chuồng thì thu thập tại nền chuồng, bên dưới sàn lát chuồng hoặc trong các hố phân.

Lợi ích từ ủ phân:

+ Đơn giản, dễ tiến hành; tiết kiệm thời gian ủ phân;

+ Tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu tại chỗ; cải thiện độ phì, độ ẩm cho đất;

+ Năng suất cây trồng tăng theo hàng năm; hạn chế sự phát triển của sâu bệnh;

+ Phân ủ khơng có mùi, khơng ảnh hưởng tới môi trường xung quanh, không ảnh hưởng tới sức khỏe con người;

+ Bón cho tất cả các loại cây trồng vào bất cứ thời điểm nào trong năm; tăng tính bền vững của hệ sinh thái.

d. Xử lý bằng tảo

nước thải, có giá trị dinh dưỡng cao. Do đó, người ta đã lợi dụng các đặc điểm này của tảo để chuyển đổi năng lượng mặt trời và chất dinh dưỡng trong nước thải thành năng lượng sinh khối tảo, thông thường người ta kết hợp giữa XLNT với sản xuất thu hoạch tảo để loại bỏ các chất hữu cơ trong nước thải. Giải pháp này có thể áp dụng tại địa phương với chi phí phù hợp, thân thiện mơi trường.

Ngồi ra cịn có thể xử lý nước thải bằng các thực vật thủy sinh có kích thước lớn khác như sau:

- Nhóm nổi: Bèo tấm, bèo nhật bản loại này có thân lá nổi trên mặt nước chỉ có phần dễ là chìm trong nước;

- Nửa nổi, nửa chìm: cây sậy, lau loại này có bộ dễ cắm chặt vào đất, cịn thân lá ngập trong nước thải tăng hiệu quả xử lý, giải pháp này có thể áp dụng ở một số khu vực nhất định tại địa phương.

e. Xử lý bằng các biện pháp sinh học khác

Chăn nuôi sinh thái là chăn ni khơng có chất thải, khơng gây ơ nhiễm môi trường, tiết kiệm nguyên liệu, xử dụng kỹ thuật và tài nguyên rẻ tiền không lạm dụng thuốc kháng sinh và chất hóa học, chỉ sử dụng cơng nghệ vi sinh làm nền tảng.

Vì vậy sử dụng cơng nghệ vi sinh trong chăn nuôi hiện nay đang là một trong những hướng đi mới mẻ đang được nghiên cứu và áp dụng ở nhiều nơi. Với những hộ chăn nuôi tập trung, lượng phân sinh ra rất lớn vì thế để xử lý có hiệu quả, nhanh và đạt tiêu chuẩn phân bón và vệ sinh là rất cần thiết cho việc giải quyết ô nhiễm môi trường cho cộng đồng khu vực, Việc sử dụng các chế phẩm sinh học như EM có tác dụng làm tăng cường khả năng xử lý phân, rút ngắn thời gian ủ, thỏa mãn các yêu cầu về vệ sinh môi trường và tái sử dụng chất thải chăn nuôi.

Giải pháp này cũng dễ dàng nếu áp dụng tại địa phương bởi các chế phẩm EM đã bán rất sẵn trên thị trường ví dụ: Để tiêu diệt mùi hơi thối trong chất thải ta có thể sử dụng chế phẩm EM thứ cấp phun trực tiếp vào rác thải, cống rãnh, chuồng trại chăn ni... sẽ khử được mùi hơi nhanh chóng đồng thời số lượng ruồi muỗi, các loại côn trùng khác cũng giảm đáng kể, khả năng phân hủy rác thải hữu cơ, tốc độ hóa mùm diễn ra nhanh hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã liên nghĩa, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 106 - 109)