Định hướng chăn nuôi lợn ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã liên nghĩa, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 45 - 47)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3.3.Định hướng chăn nuôi lợn ở Việt Nam

2.3. Cơ sở thực tiễn

2.3.3.Định hướng chăn nuôi lợn ở Việt Nam

Tốc độ gia tăng dân số và q trình đơ thị hóa đã làm giảm diện tích đất nơng nghiệp ở Việt Nam. Để đảm bảo an tồn quốc gia về an ninh lương thực và thực phẩm biện pháp duy nhất là thâm canh chăn nuôi trong đó chăn ni lợn là một thành phần quan trọng trong định hướng phát triển tùy theo đặc điểm vùng miền mà quy mô chăn nuôi cũng khác nhau trong phạm vi cả nước Trong những

năm gần đây việc phát triển theo quy mô trang trại tập trung phát triển mạnh: Xu hướng chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán theo hộ gia đình dần chuyển theo trang trại tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa diến ra mạnh ở nước ta.

Theo quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020:

Bảng 2.8. Số trang trại chăn nuôi của các vùng trên cả nước.

Khu Vực Năm 2013 Năm 2014 Trang trại chăn nuôi Tổng số Trang trại chăn nuôi Tổng số Cả nước 6267 20078 8133 22655 ĐBSH 2439 3512 3174 4472

Trung du và miền núi phía Bắc 519 593 828 929

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 507 1750 767 2266

Tây nguyên 370 2528 453 2622

Đông Nam Bộ 1851 5389 1903 5474

ĐBSCL 581 6036 1008 6892

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2014)

a) Mục tiêu chung:

+ Đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất phương

thức trang trại, công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu;

+ Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2020 đạt trên 42%, trong

đó năm 2010 đạt khoảng 32% và năm 2015 đạt 38%;

+ Đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an tồn thực phẩm, khống chế có

hiệu quả các bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi;

+ Các cơ sở chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo phương thức trang trại, công

nghiệp và cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm phải có hệ thống xử lý chất thải, bảo vệ và giảm ô nhiễm môi trường.

b) Mục tiêu cụ thể

+ Mức tăng trưởng bình quân: giai đoạn 2008 – 2010 đạt khoảng 8 – 9%

năm; giai đoạn 2010 – 2015 đạt khoảng 6 – 7% năm và giai đoạn 2015 – 2020 đạt khoảng 5 – 6% năm.

+ Sản lượng thịt xẻ các loại: đến năm 2010 đạt khoảng 3.200 ngàn tấn,

trong đó: thịt lợn chiếm 68%, thịt gia cầm chiếm 27%, thịt bò chiếm 3%; đến năm 2015 đạt khoảng 4.300 ngàn tấn, trong đó: thịt lợn 65%, thịt gia cầm 31%, thịt bò 3%; đến năm 2020 đạt khoảng 5.500 ngàn tấn, trong đó: thịt lợn 63%, thịt gia cầm 32%, thịt bò 4%.

+ Sản lượng trứng, sữa: đến năm 2010 đạt khoảng 7 tỷ quả và 380 ngàn tấn;

đến năm 2015: khoảng 11 tỷ quả và 700 ngàn tấn; đến năm 2020: khoảng 14 tỷ quả và trên 1.000 ngàn tấn.

+ Bình quân sản phẩm chăn nuôi/người: đến năm 2010 đạt: 36kg thịt xẻ, 82 quả trứng, 4,3kg sữa; đến năm 2015 đạt: 46kg thịt xẻ, 116 quả trứng, 7,5kg sữa và đến năm 2020 đạt trên 56kg thịt xẻ, trên 140 quả trứng và trên 10kg sữa.

+ Tỷ trong thịt được giết mổ, chế biến công nghiệp so với tổng sản lượng

thịt đến năm 2010 đạt khoảng 15%; đến năm 2015 đạt khoảng 25%; và đến năm 2020 đạt trên 40%.(Quyết Định số 10/2008 phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năn 2020).

Sự hình thành các trang trại chăn ni nói chung và trang trại chăn ni lợn nói riêng là bước đột phá về phương thức chăn nuôi, chuyển đổi từ phương thức chăn nuôi manh mún, phân tán trong gia đình thành chăn ni hàng hóa, tập trung cơng nghiệp, quy mơ lớn. Và thực tế đã khẳng định loại hình chăn ni này đạt hiệu quả cao trong sản xuất nông nghệp. Năng suất chăn nuôi cao hơn, khối lượng sản phẩm lớn hơn, chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm được cải thiện, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chăn ni phân tán ở hộ gia đình gây ra. Với hoạt động sản xuất theo loại hình kinh doanh trang trại đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nơng thơn theo hướng sản xuất hàng hóa, thúc đẩy phát triển ngành nghề và tạo công ăn việc làm cho người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã liên nghĩa, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 45 - 47)