Hiện trạng xử lý chất thải chăn nuôi tại xã Liên Nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã liên nghĩa, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 82 - 84)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Hiện trạng chăn nuôi lợn tại xã Liên Nghĩa

4.2.4. Hiện trạng xử lý chất thải chăn nuôi tại xã Liên Nghĩa

Việc xử lý chất thải tại xã rất đa dạng, phụ thuộc vào nhận thức và điều kiện kinh tế của các hộ chăn nuôi.

Điều tra về các phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi lợn của các Thôn bằng phiếu điều tra (45 phiếu) thu được kết quả như sau:

0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 100.00

Hầm Biogas Ủ phân Ni cá Bón trực tiếp cho cây trồng

Thải trực tiếp ra mơi trường

%

Hình 4.3. Biểu đồ các phương pháp xử lý chất thải chăn ni lợn của một số hộ gia đình tại xã Liên nghĩa

Kết quả điều tra cho thấy các phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi lợn của xã là: Hầm biogas (18,20%), ủ phân (23,26%), làm thức ăn ni cá (10,11%), bón trực tiếp cho cây trồng (13,15%), còn lại là thải trực tiếp ra môi trường (25,28%). Một hộ gia đình có thể sử dụng kết hợp nhiều phương pháp xử lý khác nhau. Qua điều tra thì khơng có hộ gia đình nào sử dụng chế phẩm sinh học trong

xử lý chất thải chăn nuôi do vấn đề kinh tế cũng như hầu hết họ không biết tới phương pháp này.

Hộ có hầm ủ biogas thì thấy lợi ích của hầm là vừa xử lý được chất thải lại tận dụng được gas để đun nấu nhưng một số hộ do xây dựng đã lâu nên bể đã hỏng, hoặc thể tích bể quá nhỏ so với lượng chất thải thải ra, một số thì hoạt động khơng hiệu quả do kỹ thuật xây dựng cịn kém, xuống cấp, và một bất cập nữa là vấn đề vốn xây dựng khiến người dân cịn e dè, khơng mạnh dạn đầu tư . Biện pháp này cũng chỉ giải quyết được vấn đề thu hồi khí sinh học tận thu làm nhiên liệu còn nước thải sau biogas chỉ giảm được một phần chất ô nhiễm mà các hộ dân đều trực tiếp ra cống rãnh, ao hồ…, chỉ một số ít các hộ dùng để tưới cây vì tiện trồng cây gần đó, do đó khơng giải quyết được tình trạng ơ nhiễm môi trường đất, nước và mùi hôi thối.

Biện pháp ủ phân của người dân trong xã cũng chỉ là hình thức ủ đơn giản. Phân được thu gom lại ở cuối chuồng ni, thỉnh thoảng người dân có rắc một ít vơi bột lên, và khi cần bón cho loại cây nào thì họ sẽ lấy bón, chứ chưa có một quy trình cụ thể nào cho việc ủ phân. Vì phân vẫn cịn ở khu vực chuồng ni nên có mùi hơi thối, biện pháp này chỉ có các hộ chăn ni với số lượng ít.

Một số hộ thải chất thải trực tiếp xuống ao ngay canh chuồng làm thức ăn cho cá do khơng có điều kiện ni thâm canh nên chỉ tận dụng sản phẩm phụ trong nông nghiệp như: rau, củ, quả và chất thải của lợn sau khi rửa chuồng cho chảy thẳng xuống ao làm thức ăn cho cá. Lượng phân, nước tiểu, thức ăn thừa quá nhiều và lưu cữu nhiều năm làm phát sinh khí độc như H2S, NH3… khiến nguồn nước bị ô nhiễm, cá liên tiếp mắc bệnh, không phát triển được.

Ở tất cả các thơn đều có chất thải chăn nuôi xả trực tiếp ra ao, hồ, kênh mương thủy lợi, cống rãnh gần nhà (chủ yếu là nước thải chưa qua xử lý và nước thải sau hầm biogas), gây ơ nhiễm nặng cho nguồn nước và khơng khí khu vực xung quanh do mùi phân, rác, nước thải bốc lên rất khó chịu. thậm chí có hộ chuồng trại cịn ở cùng dãy hoặc cạnh nhà bếp, mỗi khi rửa chuồng nước chảy trực tiếp ra vườn, rãnh, gây ruồi nhặng nhiều, rất mất vệ sinh. Người dân đều thấy việc thải bỏ trực tiếp chất thải ra cống rãnh, mương, ao… của làng thì khơng tốn kém về chi phí,cũng như diện tích đất dùng cho việc xử lý chất thải. Vì chăn ni quy mơ hộ gia đình ni với số lượng nhỏ, lẻ không thường xuyên vệ sinh chuồng trại hàng ngày, xử lý phân, rác không hợp lý do vậy mà tất cả những hộ

xung quanh đều phải chịu hậu quả, nhất là những ngày nắng nóng, nước thải đọng lại, nặng mùi hơi khó chịu, làm ảnh hưởng đến trực tiếp đến sức khỏe, sinh hoạt của các gia đình, cũng như cảnh quan đường làng ngõ xóm.

Việc áp dụng các hình thức xử lý khác nhau của các hộ gia đình tùy thuộc vào quy mơ chăn ni của từng hộ.

Hình 4.4. Biểu đồ các hình thức xử lý chất thải chăn ni theo quy mơ

Các hộ có quy mô chăn nuôi >50 con sử dụng hình thức xử lý bằng hầm biogas và nuôi cá, các hộ chăn ni quy mơ <10 con thì hai hình thức này khơng được áp dụng. Đối với các hộ chăn ni từ 10-50 con thì áp dụng cả 5 hình thức trên.

Khảo sát bằng phiếu điều tra nhận thấy, việc áp dụng hình thức xử lý chất thải còn phụ thuộc vào vốn, điều kiện đất đai và suy nghĩ của từng hộ gia đình. Đối với những hộ chăn ni nhỏ, họ thấy khơng cần phải xử lý chất thải vì rất tốn kém. Các hộ chăn ni từ 10-50 con thì có gia đình đã ý thức được việc xử lý chất thải nhưng do quỹ đất hạn hẹp hoặc khơng có vốn, hoặc họ tâm lý khơng thích làm. Cịn đối với những hộ chăn ni quy mô >50 con, do lượng chất thải quá lớn, bắt buộc phải sử dụng biogas hoặc phải có ao thải ra để ni cá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã liên nghĩa, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 82 - 84)