Quy trình chăn nuôi lợn của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã liên nghĩa, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 79 - 82)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Hiện trạng chăn nuôi lợn tại xã Liên Nghĩa

4.2.3. Quy trình chăn nuôi lợn của các hộ điều tra

Đặc điểm chuồng trại trong các hộ điều tra

An tồn sinh học (ATSH) trong chăn ni là cơng tác rất cần thiết để phòng ngừa dịch bệnh, sản xuất thịt sạch, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe đàn vật ni và con người. Các biện pháp an tồn sinh học nên được áp dụng cho tồn khu vực chăn ni bao gồm các biện pháp kiểm soát về chuồng trại, người trực tiếp chăn nuôi, và những tác động khác có liên quan đến q trình chăn ni nhằm mục đích kiểm sốt khơng cho mầm bệnh từ bên ngoài vào chuồng ni, cũng như kiểm sốt mầm bệnh bên trong khu chuồng nuôi và tạo sức đề kháng và miễn dịch cho đàn lợn.

Theo kết quả điều tra, chuồng trại chủ yếu của các hộ chăn nuôi là loại chuồng xây đơn giản, khoảng cách chuồng nuôi tới nhà ở và bếp ăn được thể hiện trong bảng 4.7.

Bảng 4.7. Vị trí đặt chuồng ni lợn tại các hộ gia đình

Vị trí Hộ gia đình Tỷ lệ (%)

Cách nhà, bếp ăn ≤5m 7 15.56

Cách nhà, bếp ăn 5-15m 21 46.67

Cách nhà, bếp ăn ≥15m 17 37.77

Nhận xét: qua bảng trên ta thấy 15.56% hộ gia đình chăn ni lợn gần nhà ở và bếp ăn, ngun nhân có thể do nơng hộ khơng có điều kiện về diện tích chăn ni và cũng để thuận lợi cho việc chăm sóc của người ni nên khơng đảm bảo được khoảng cách an tồn giữa khu chăn ni và khu nhà ở. Từ đó, việc kiểm sốt các tác động khác cũng trở nên khó khăn hơn như việc ngăn chăn các vật ni trong nhà như chó, mèo, gà, vịt…và các lồi cơn trùng, gậm nhấm, chim trời… xâm nhập vào trại là nguy cơ gây mất an toàn sinh học. Hơn nữa, khi chuồng ni và nơi ở gần nhau sẽ có nhiều nguy cơ lây lan các bệnh chung giữa người và vật nuôi gây nhiều nguy hại đến sức khỏe đàn vật ni và con người. Có 21 hộ gia đình với 46.67% có hệ thống chng ni cách nhà ở và bếp ăn từ 5-15m; và chiếm 37.77% các nơng hộ có nhà ở, bếp ăn cách chuồng nuôi trên 15m.

Trong chăn ni cơng nghiệp quy mơ lớn thì cơng tác này đã được quan tâm thực hiện. Nhưng xét thực tế tình hình chăn ni lợn quy mô gia trại do chuồng trại chăn nuôi chưa được đầu tư đúng mức, đã gây khó khăn cho cơng tác vệ sinh xử lý chất thải thì việc thực hành an tồn sinh học chưa được người chăn nuôi quan tâm đúng mức.

Bảng 4.8 Nhu cầu nước uống hàng ngày của lợn nuôi

Loại lợn Ăn hạn chế hoặc tự do Nhu cầu nước uống

(lít/con/ngày)

Lợn con theo mẹ Cho ăn thức ăn tập ăn 0, 046 lít

Lợn con cai sữa Cho ăn tự do, sau cai sữa 3 tuần 0, 49 lít Cho ăn tự do, sau cai sữa 5 tuần 0, 89 lít Cho ăn tự do, sau cai sữa 6 tuần 1, 46 lít

Lợn choai đến xuất chuồng Ăn hạn chế 10-15 lít

Ăn tự do 10-12 lít

Lợn nái chửa Ăn hạn chế 18-20 lít

Nái ni con Ăn tự do 25-40 lít

Lợn đực giống Ăn hạn chế 15-20 lít

Nguồn: Dương văn Nhiêm (2013) Qua thực tế điều tra ở các hộ nghiên cứu thì 100% nguồn cung cấp nước chăn nuôi lợn là nước giếng, các hộ gia đình cho lợn vừa ăn vừa uống và vừa tắm vừa uống, do vậy khó tách biệt nước dùng cho ăn uống với nước làm vệ sinh chuồng.

Thức ăn sử dụng trong chăn nuôi lợn ở các hộ

Thức ăn chăn nuôi là yếu tố quan trọng nhất trong việc hình thành kết quả và hiệu quả trong chăn ni lợn. Do đặc điểm của loại hình chăn ni nên khoản chi phí thức ăn chiếm tới 70 – 75% tổng chi phí chăn ni. Sự xuất hiện các loại thức ăn công nghiệp ngày càng nhiều, đáp ứng được nhu cầu lựa chọn phương thức sử dụng thức ăn phù hợp với điều kiện sản xuất cũng như mục đích chăn ni.

Qua điều tra thực tế, chúng tôi thấy rằng hầu hết các hộ chăn nuôi lợn đều tự phối trộn thức ăn bằng các nguyên liệu sẵn có của địa phương như cám gạo, tấm, cám ngô, sắn…

Bảng 4.9. Tỷ lệ nguyên liệu thức ăn cho lợn trong các hộ điều tra

Nguyên liệu Lợn 5-15 kg Lợn 15-30 kg Lợn 30-60 kg Lợn 60-100 kg Đậm Đặc 32 25 19 13

Ngô hoặc tấm xay nhuyễn 48 42 38 31

Cám gạo 20 25 30 38

Sắn (khoai mì) khơ xay nhuyễn 0 8 13 18

Tổng cộng (kg) 100 100 100 100

Nguồn: công ty cổ phần dinh dưỡng quốc tế đài loan Khoái châu, Hưng Yên (2015) Phương thức này cho năng suất chăn nuôi bước đầu đã được nâng cao, phù hợp với những vùng sản xuất thâm canh lúa, ngô; nhưng nếu khơng kiểm sốt chặt chẽ về quy hoạch, xử lý môi trường sẽ phát sinh dịch bệnh và nguy cơ ô nhiễm môi trường trong nông thôn là rất cao.

Lợn ở các lứa tuổi khác nhau có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy, người chăn ni cần nắm vững đặc điểm nhu cầu dinh dưỡng của từng loại lợn ở các giai đoạn phát triển khác nhau để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết giúp cho lợn phát triển tốt. Dựa vào cách phối trộn trên các hộ chăn ni có thể cho lợn ăn theo khẩu phần ăn của từng loại. Song về kỹ thuật kết hợp chế biến khẩu phần ăn để nâng cao giá trị dinh dưỡng cho lợn cịn là một vấn đề khó khăn lớn đối với các hộ ni.

Qua thực tế điều tra, dưới sự hướng dẫn của nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, lượng thức ăn cho từng loại lợn ăn hàng ngày trung bình của các hộ gia đình như sau:

Bảng 4.10. Trọng lượng và lượng thức ăn cho lợn ăn hàng ngày của các hộ

Loại lợn Khối lượng cơ thể (kg) Lượng thức ăn (kg/con/ngày)

Lợn nái 120 – 150 4,7 – 5,6

Lợn thịt 45 – 60 1,8 – 2,1

Lợn choai 35 - 40 1,5 – 1,7

Lợn con 5 - 7 0,3

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2015)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã liên nghĩa, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 79 - 82)