Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội xã Liên Nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã liên nghĩa, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 70 - 73)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội xã Liên Nghĩa

4.1.1. Điều kiện tư nhiên

Hình 4.1. Bản đồ hành chính xã Liên Nghĩa

Vị trí địa lý

Liên Nghĩa là xã thuộc huyện Văn Giang tỉnh Hưng yên, xã có vị trí khá thuận lợi, cách trung tâm huyện 3 Km về phía Tây.

- Phía Đơng giáp với xã Tân Tiến, Thị Trấn Văn Giang; - Phía Tây giáp với xã Thắng Lợi, Mễ Sở;

- Phía Nam giáp với xã Đơng Tảo Huyện Khối Châu; - Phía Bắc Giáp xã Phụng Cơng.

Địa hình

Liên nghĩa nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc <10, thấp dần từ khu dân cư ra sông hồng thuận lợi cho việc canh tác cũng như sản xuất nơng nghiệp.

Thủy văn, địa chất thủy văn.

mương của xã tưới cho trồng trọt và chăn nuôi cùng mạng lưới mương dày đặc bao gồm các hồ, ao nằm rải rác ở hầu hết các thơn trên địa bàn tồn xã.

Nguồn nước ngầm: Qua giếng khoan khảo sát nước ngầm trên phạm vi tồn huyện, có thể đánh giá nguồn nước ngầm trên địa bàn xã có thể khai thác để phục vụ sinh hoạt của dân cư.

Khí hậu

Xã Liên Nghĩa nói riêng, huyện Văn Giang nói chung nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, vùng khí hậu nóng ẩm mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió mùa đơng Bắc. Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình 28,50C, ẩm độ trung bình 87,5 %, tổng lượng mưa 1750 mm. Mùa đơng ít mưa từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình 18,50C, tổng lượng mưa 255 mm.

Với điều kiện khí hậu như trên nhìn chung tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển trồng trọt và chăn ni. Tuy nhiên có những giai đoạn khí hậu thay đổi thất thường, mùa hè nhiệt độ lên cao tới 340C – 360C. Ngược lại mùa đơng có ngày nhiệt độ hạ thấp xuống dưới 100C. Có những năm hết hạn hán kéo dài lại đến bão lụt xảy ra đã ảnh hưởng xấu đến trồng trọt và chăn ni.

Diện tích đất tự nhiên

Xã Liên nghĩa có diện tích đất tự nhiên là 268,84(ha) trong đó đất nơng nghiệp là 184.35(ha) chiếm 68,58% đất phi nông nghiệp là 84,49(ha) chiếm 31,42% như vậy diện tích đất nơng nghiệp chiếm tỷ lệ khá lớn so với diện tích đất tự nhiên của toàn xã tạo điều kiên thuận lợi để ngành nơng nghiệp phát triển.

Bảng 4.1. Mục đích sử dụng đất

STT Mục đích sử dụng Diện Tích(ha) Tỷ lệ(%)

1 Sản xuất nơng nhiệp 136,14 73,84

2 Đất trồng lúa 0 0

3 Đất trồng màu 18.96 10,28

4 Đất trồng cây lâu năm 12,27 6,67

5 Đất nuôi trồng thủy sản 5,81 3,15

6 Đất chăn nuôi 11,17 6,06

4.1.2. Tình hình kinh tế xã hội

Hình 4.2. Biểu đồ Cơ cấu kinh tế xã Liên Nghĩa

Năm 2011 cơ cấu kinh tế đạt được như sau: Nông nghiệp 47%, Công nghiệp - tiểuthủ công nghiệp và xây dựng 20,6%, Dịch vụ - thương mại 32,4%. Tuy nhiên, với lợi thế của một miền quê đất đai màu mỡ, thiên nhiên ưu đãi, xã đã tập trung đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện, sản xuất hàng hoá là nhiệm vụ trọng tâm. Do vậy, tỷ trọng ngành nông nghiệp vẫn giữ ở mức cao (41% năm 2012) Đến năm 2014 thì tổng giá trị sản xuất đạt 51,20 tỷ đồng. Trong đó thu nhập từ nông nghiệp đạt 21,85 tỷ đồng chiếm 42,67%, từ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là 6,15 tỷ đồng chiếm 12,01%, còn lại là thương mại, dịch vụ chiếm 45,32% tương ứng với 23,21 tỷ đồng. Ngành chăn ni của xã Liên nghĩa đã có bước phát triển khá, đặc biệt là chăn nuôi lợn trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ dân bên cạnh phát triển cây cảnh, cây lâu năm, cây giống và cây cơng trình (Theo nguồn Ban thống kê Liên Nghĩa, 2014).

Lợn là vật nuôi chủ yếu của các hộ trong xã, hàng năm cung cấp hàng trăm tấn thịt. Trong 3 năm 2012 – 2014, trọng Sản lượng thịt lợn hơi tăng tương ứng với mức tăng số đầu con. Năm 2013 so với năm 2012 tăng lên 1,65% tương ứng với tăng 12 tấn, năm 2014 tăng so với năm 2013 là 1,63% tương ứng với 24 tấn. Về cơ cấu thịt lợn hơi chiếm khoảng 87,71% năm 2014 trong tổng cơ cấu thịt gia súc xuất bán các loại. Liên Nghĩa là xã có tiềm năng thế mạnh về phát triển chăn

nuôi. Các hoạt động khoa học công nghệ đã hướng vào việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, nổi bật là phát triển quy mô từ phương thức chăn nuôi lợn truyền thống sang phương thức chăn nuôi lợn bán công nghiệp gia trại, xây dựng hệ thống xử lý phân bằng bể Biogas vừa làm sạch môi trường vừa tận dụng nhiên liệu để đun nấu. Nhận thức của người dân về môi trường trong chăn nuôi được cải thiện, kịp thời ngăn ngừa, phát hiện và điều trị một số bệnh không để lây lan phát triển thành dịch. Tuy nhiên, sự phát triển phương thức chăn ni này cịn mang tính tự phát trong các hộ chăn ni, nên cơng tác chuồng trại, khoảng cách an tồn, quản lý và xử lý chất thải trong chăn ni…cịn hạn chế.

Ngồi ra, xã có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển quy mô chăn nuôi lợn: Đường giao thông tương đối thuận lợi, gần với thị trường tiêu thụ lớn đó là: Thủ Đơ Hà Nội, các chợ lớn trên địa bàn xã, thị trấn huyện, các huyện lân cận và thành phố Hưng Yên, Hải Dương,Bắc Ninh,...hơn nữa, trên địa bàn gần xã có khu đơ thị ECOPACK là một thị trường tiêu thụ thịt lợn lớn, vì thế ngành chăn ni lợn càng có điều kiện phát triển.

-Dân số và lao động

Theo số liệu thống kê của xã đến hết năm 2014, xã có 4.830 người. Số người trong độ tuổi lao động là 2.400 người, chiếm 49,68% dân số toàn xã. Trong đó lao động nơng nghiệp lớn nhất là 1480 người, lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiêp là 580 người, và thấp nhất là lao động thương mại dịch vụ là 340 người.

-Giao thông.

Đến nay, các tuyến đường 207A,B,C, 205A,B, 195, 199B, 179 đã được cải tạo, nâng cấp; làm mới đường nội thị, đường liên xã Liên Nghĩa - Long Hưng. Hầu hết các tuyến đường liên xã, liên thôn đã được rải nhựa, bê tơng hoặc vật liệu cứng, đã có 16,21 km đường nhựa, 5,7 km đường bê tông, 27 km đường đá cấp phối do huyện quản lý được cải tạo, nâng cấp Nhìn chung mạng lưới giao thông phân bố khá đồng đều trên địa bàn nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã liên nghĩa, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)