Trong quá trình chăn nuôi, việc phát sinh dịch bệnh là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, với diễn biến phức tạp như những năm gần đây lại là điều đáng lo ngại đối với ngành chức năng cũng như người chăn nuôi. Tình hình dịch bệnh bùng phát trên quy mô rộng ngày càng tăng. Hơn mười năm qua, dịch lở mồm long móng trên gia súc đã diễn ra thường xuyên và đến nay vẫn chưa được khống chế triệt để. Dịch cúm gia cầm đã bùng phát. Dịch đã tái phát nhiều đợt, đã phải tiêu huỷ trên 51 triệu gia cầm các loại, thiệt hại ước tính lên đến hàng ngàn tỷ đồng, việc bùng phát hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (bệnh tai xanh - PSSR) trên lợn, gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi, gây mất an toàn thực phẩm và còn có nguy cơ lây nhiễm sang người nguy hiểm không kém bệnh cúm gia cầm. Ô nhiễm môi trường còn làm phát sinh dịch bệnh, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi. Dịch lở mồm, long móng trên gia súc đã hoành hành và đến nay chưa được khống chế triệt để, dịch đã tái phát nhiều đợt, đã phải tiêu huỷ thiệt hại ước tính lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Gần đây bệnh đã có nhiễm sang người, khiến nhiều người tử vong và đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi lợn tại nhiều địa phương. Trong năm 2014 tình hình dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp và căng thẳng, đáng chú ý là dịch heo tai xanh và tiêu chảy cấp trên heo con xảy ra gây thiệt hại không nhỏ tới sản xuất chăn nuôi cũng như người chăn nuôi. Tổ chức Y tế Thế giới đã cảnh báo, nếu không có biện pháp thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, vật nuôi và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đặc biệt là các virus biến thể từ các dịch bệnh như lở mồm long móng, dịch bệnh tai xanh ở heo có thể lây lan nhanh chóng và có thể cướp đi sinh mạng của rất nhiều người.
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU