Các tác động của hoạt động chăn nuôi lợn tới môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã liên nghĩa, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 98 - 100)

a. Tác động cục bộ

Chất thải chăn nuôi lợn với hàm lượng các chất ô nhiễm cao như các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, chất dinh dưỡng như nitơ, photpho, chất gây hiệu ứng nhà kính, các khoáng chất,…kèm theo còn có các vi sinh vật mang mầm bệnh. Lượng chất thải này không được xử lý hợp lý sẽ gây tác động mạnh mẽ đến môi trường nước, môi trường không khí, môi trường đất. Từ đó, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân sống gần khu vực chăn nuôi, người chăn nuôi và vật nuôi, đặc biệt là lan truyền bệnh cho người và vật nuôi.

• Môi trường đất

Quá trình thu gom và không có hệ thống xử lý, nước thải chăn nuôi được các hộ gia đình xả thải trực tiếp vào đất, gây ra mùi hôi thối, và một số hiện tượng như:

- Phú dưỡng hóa đất: lượng chất hữu cơ dư thừa trong nước thải thâm nhập vào đất làm cho đất bão hòa và quá bão hòa dinh dưỡng, gây mất cân bằng sinh thái và thoái hóa đất. Đây là một trong những nguyên nhân gây chết cây (do hư rễ) từ đó làm giảm năng suất và sản lượng cây trồng xung quanh. Ngoài ra, khi trong đất dư thừa chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến hiện tượng rửa trôi và thấm làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.

- Vi sinh vật và mầm bệnh: nước thải chăn nuôi heo chứa rất nhiều loại vi trùng, ấu trùng, trứng giun sán…có thể gây bệnh truyền nhiễm cho người và gia súc. Các tác nhân này tồn tại rất lâu trong đất.

• Môi trường nước

Bằng quan sát cảm quan, nước ở các kênh mương nội đồng thuộc thôn Vĩnh Tuy và thôn Quán trạch, rãnh, ao của các hộ chăn nuôi ứ đọng nhiều ngày dần chuyển màu và gây mùi hôi thối, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống thủy sinh vật trong nguồn tiếp nhận. Đồng thời, nước là môi trường đầy đủ các điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh sôi phát triển lan truyền các vi sinh vật gây bệnh vốn hiện diện trong phân rất nhiều. Bên cạnh gây ô nhiễm nguồn nước mặt, chất thải chăn nuôi thấm xuống đất đi vào mạch nước ngầm sẽ có nguy cơ gây ô nhiễm nước ngầm, nhất là các giếng khoan gần chuồng nuôi hay gần hố chứa chất thải không có hệ thống thoát nước an toàn.

• Môi trường khí

Làm ô nhiễm môi trường không khí xung quanh gây mùi hôi thối khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.

b. Tác động ngoại vi.

Ô nhiễm do chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi lợn không chỉ làm ô nhiễm đất, nước, không khí mà còn ảnh hưởng nặng tới môi trường sống dân cư, nguồn nước và tài nguyên đất ảnh hưởng chính đến kết quả sản xuất chăn nuôi và các hoạt động gây ô nhiễm do chăn nuôi vẫn đang tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi trên cả nước làm tắc nghẽn dòng chảy, phát tán chất ô nhiễm đăc biệt là gây hiệu ứng nhà kính Ảnh hưởng của hiệu ứng thì không tốt cho chúng ta cũng như cho môi trường tự nhiên, hiện tượng hiệu ứng nhà kính đã và đang xảy ra, nhưng nếu chúng ta không làm bất cứ điều gì để ngăn chặn hay làm chậm quá trình này, và sau đây có các giả thiết có thể xảy ra với trái đất.

- Tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu làm trái đất nóng lên; - Tăng nhiệt độ của đại dương;

- Tăng số lượng mây bao phủ xung quanh trái đất;

- Nhiệt độ trái đất tăng sẽ làm tan băng và dâng cao mực nước biển. Như vậy, nhiều vùng sản xuất lương thực trù phú, các khu đông dân cư, các đồng bằng lớn, nhiều đảo thấp sẽ bị chìm dưới nước biển;

- Sự nóng lên của trái đất làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật trên trái đất. Một số loài sinh vật thích nghi với điều kiện mới sẽ thuận lợi phát triển. Trong khi đó nhiều loài bị thu hẹp về diện tích hoặc bị tiêu diệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã liên nghĩa, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 98 - 100)