Xử lý chất thải chăn nuôi lợn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã liên nghĩa, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 58 - 62)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.6. Xử lý chất thải chăn nuôi lợn

Chăn ni là một ngành đặc biệt quan trọng, nó cung cấp cho con người nguồn thực phẩm: trứng, sữa, thịt... là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày. Do vậy, để chăn nuôi phát triển vững mạnh đáp ứng được những yêu cầu cấp thiết của cuộc sống, thì cơng tác xử lý mơi trường trong chăn nuôi phải được thực hiện tốt và triệt để. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số biện pháp nhằm đảm bảo môi trường trong chăn nuôi như sau:

a) Hầm Biogas

xử lý chất thải chăn ni bằng cơng trình khí sinh học (KSH) được đánh giá là giải pháp hữu ích nhằm giảm khí thải methane và sản xuất năng lượng sạch. Tiềm năng giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của phương án này khoảng 22,6 triệu tấn CO2, chi phí giảm đối với vùng đồng bằng là 4,1 USD/tCO2, đối với miền núi 9,7 USD/tCO2, mang lại giá trị kinh tế khoảng 1.200 tỷ đồng về chất đốt (Theo thơng báo quốc gia lần 2). Do đó, khả năng giảm thiểu khí phát thải của cơng trình khí sinh học sẽ tăng lên trong tương lai và tầm quan trọng của việc tận dụng nguồn năng lượng tái tạo này, khơng chỉ nhằm chống việc nóng lên của khí hậu tồn cầu, mà còn giúp Việt Nam đi theo hướng phát triển nền kinh tế có hàm lượng carbon thấp mà không ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững. Mặc dù vậy, phát triển khí sinh học tại Việt Nam cịn gặp một số khó khăn vì mức đầu tư cao so với khả năng tài chính của người nơng dân, hỗ trợ của nhà nước thấp và phụ thuộc nhiều vào quy mơ và tính ổn định của ngành chăn ni.

Q trình phân hủy sinh học kỵ khí được xem là giải pháp thích hợp để xử lý chất thải có nồng độ chất hữu cơ và chất rắn cao như nước thải chăn nuôi lợn. Sản xuất khí sinh học (Biogas) từ chất thải là giải pháp tạo ra lợi ích kép: giảm thiểu ơ nhiễm và biến chất thải thành nguồn năng lượng sạch hữu ích.

Để hiểu rõ hơn về hiệu quả kinh tế của các cơng trình biogas mang lại. Chúng tơi đã tổng hợp hiệu quả kinh tế của các cơng trình biogas từ dự án LIFSAP đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An, những lợi ích mà các hộ gia đình sử dụng hầm biogas để xử lý chất thải chăn nuôi như sau:

Lợi ích về kinh tế (năng lượng):

Lợi ích dễ nhận thấy đối với các hộ sử dụng mơ hình khí sinh học là có được nguồn chất đốt rẻ tiền để đun nấu và thắp sang mà không ngại giá nhiên liệu tăng.

Để so sánh lợi nhuận khi đầu tư cơng nghệ biogas với chi phí của các loại chất đốt khác, chúng tơi lấy chi phí chất đốt hàng tháng của hộ gia đình chăn ni lợn làm ví dụ như sau:

+ Củi dùng nấu cám lợn 180.000đ/tháng × 12 tháng = 2,6 triệu/năm + Điện nấu cơm 70.000đ/tháng × 12 tháng = 840 ngàn đồng/năm + Gas nấu thức ăn 210.000đ/tháng × 12 tháng = 2,52 triệu/năm

Bảng 2.19. So sánh chi phí chất đốt giữa khơng đầu tư và có đầu tư biogas

Nhiên liệu dùng cho

nấu ăn tại gia đình Củi (VND) Điện (VND)

Gas thương mại (VND)

Biogas compozit 9m3

(VND)

Đầu tư ban đầu 27.900.000đ

Chi phí năm 1 2.600.000 840.000 2.520000

Chi phí năm 2 2.600.000 840.000 2.520000

Chi phí năm 3 2.600.000 840.000 2.520000 Hồn vốn

Chi phí năm 4 2.600.000 840.000 2.520000

Chi phí năm 5 2.600.000 840.000 2.520000

Tổng 13.000.000 10.080.000 63.000.000

Nguồn điều tra (2016)

Theo bảng trên, nếu hộ khơng dùng khí sinh học biogas mà dùng đủ các loại năng lượng nêu trên thì hộ phải tốn hơn 63 triệu đồng trong 5 năm. Mỗi năm chi phí chất đốt của hộ hơn 12.6 triệu đồng. Về lâu dài, lợi ích kinh tế của việc dùng khí sinh học làm chất đốt hơn hẳn việc dùng các loại chất đốt khác.

Khi hộ gia đình cần thay đổi hoặc di dời đi nơi khác mơ hình này vẫn có thể di chuyển được, không phải bỏ đi như loại hầm xây bằng gạch hoặc làm bằng túi nilon.

Lợi ích về nơng nghiệp:

Nguyên liệu được nạp vào thiết bị biogas sẽ bị biến đổi và một phần chuyển hóa thành khí biogas. Phần cịn lại là bã đặc và nước thải lỏng. Bã thải là sản phẩm thứ hai rất có giá trị của thiết bị biogas. Nó có thể được dùng vào nhiều mục đích như làm phân bón nhằm tăng năng suất cây trồng, hạn chế sâu bệnh, nâng cao độ màu mỡ cho đất…

Lợi ích về mơi trường:

Bên trong cơng trình khí sinh học là một mơi trường kỵ khí hồn tồn nên khơng phù hợp cho các vi trùng gây bệnh và trứng giun sán phát triển. Các chủng vi sinh kỵ khí phát triển mạnh phân hủy các hợp chất hữu cơ và giải phóng khí biogas. Tuy nhiên, khi ra bên ngồi với mơi trường có oxy thi vi sinh vật này bị chết, do đó mà nước thải sau biogas có tác dụng cải thiện ơ nhiễm. Các chất khí gây hiệu ứng nhà kính như mêtan và cacbonic bị thu hồi và trở thành nhiên liệu đun nấu không gây hại đến mơi trường. Bên cạnh đó làm giảm đáng kể mùi hơi thối và ruồi nhặng, cảnh quan xung quanh khu chăn nuôi được cải thiện.

Lợi ích về xã hội và thay đổi hành vi:

Thơng thường nếu khơng có cơng trình khí sinh học, các hộ gia đình chăn ni thu gom phân chuồng để sử dụng làm phân bón và một số hộ khác thì xả xuống hệ thống mương rãnh của địa phương. Tình trạng này sẽ phát thải khí nhà kính rất lớn. Trong mơi trường kỵ khí, methane (CH4) sẽ phát thải từ phân chuồng. Phát thải khí nitơ oxit (N2O) phức tạp hơn vì nó bao gồm hai bước, trong đó giai đoạn hiếu khí, nơi amoniac bị oxy hóa (nitrat hóa) và giảm số lượng các sản phẩm của quá trình nitrat hóa nitơ và oxit nitơ (khử nitrat), chu kỳ nitơ. Nhờ có cơng trình khí sinh học, tồn bộ chất thải chăn ni trong nơng hộ sẽ được xử lý và chính điều đó sẽ góp phần giảm phát thải khí nhà kính rất hiệu quả.

Từ đó, nhận thức của người dân thay đổi rõ rệt, họ khơng cịn sử dụng cầu tiêu để nuôi cá mà dùng hầm biogas để xử lý chất thải vừa bổ sung thêm nguyên liệu tăng lượng khí gas phục vụ nấu ăn, thắp sáng…

Dựa vào khảo sát thực tế và điều kiện chăn nuôi của các nông hộ điều tra, chúng tôi đưa ra biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi lợn bằng hầm ủ Biogas composite phù hợp với điều kiện kinh tế của các hộ gia đình, mang lại nhiều lợi ích nhằm nâng cao năng suất chăn ni lợn, tận dụng nguồn chất đốt, đồng thời đảm bảo công tác bảo vệ mơi trường, giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu địa phương.

b)Ủ phân (compost)

Ủ phân là sự phân huỷ sinh học được kiểm sốt của chất thải rắn có thể phân huỷ được (nổi bật nhất là trong điều kiện háo khí) để trở thành trạng thái ổn định một cách có hiệu quả về bảo quản không gây nên phiền toái và đủ độ an tồn để dùng trong nơng nghiệp. Có thể ủ phân chuồng và cả các chất rắn tách biệt. Phân chuồng thì thu thập tại nền chuồng, bên dưới sàn lát chuồng hoặc trong các hố phân.

Mục đích của ủ phân compost:

+ Nuôi dưỡng đất

+ Thúc đẩy quá trình hoạt động của các vi sinh vật, nấm có lợi trong đất, phân, tận dụng tối đa nguồn chất thải có nguồn gốc hữu cơ

Lợi ích từ ủ phân:

+ Tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu tại chỗ; cải thiện độ phì, độ ẩm cho đất;

+ Năng suất cây trồng tăng theo hàng năm; hạn chế sự phát triển của sâu bệnh;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã liên nghĩa, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)