Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã liên nghĩa, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 65)

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập các số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tình hình phát triển chăn nuôi lợn... của xã Liên Nghĩa từ các phòng ban chuyên môn của UBND xã, phòng nông nghiệp huyện Văn Giang.

- Đề tài kế thừa các cơ sở dữ liệu vùng nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án đã được tiến hành trước đây. Cụ thể: Thống kê, phân loại các đối tượng chăn nuôi theo tuổi, trọng lượng cơ thể... để có cơ sở tính toán khả năng phát thải về phân, nước tiểu của từng loại và có cơ sở tính toán tổng lượng phát thải các khí thải, nhất là khí nhà kính hàng năm tại khu vực nghiên cứu.

3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập quan hình thức phỏng vấn và khảo sát trực tiếp. Phương pháp này được tiến hành qua phỏng vấn, điều tra các đối tượng trong xã nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi điều tra lập sẵn.

- Chọn mẫu điều tra: căn cứ vào số lượng, quy mô chúng tôi chúng tôi tiến hành chia ra 3 nhóm hộ khác nhau, bao gồm các hộ chăn nuôi quy mô (1) trang trạng, (2) gia trại và (hộ gia đình). Ở mỗi nhóm, chúng tôi lựa chọn 3 hộ điển hình để điều tra và khảo sát chi tiết.

3.4.3. Phương pháp ước tính nguồn thải

● Chất thải rắn

Sử dụng hệ số phát sinh chất thải rắn theo lứa tuổi của lợn theo Hill và Toller:

Tổng lượng chất thải rắn phát sinh theo từng lứa tuổi = hệ số phát sinh từng lứa tuổi x số lượng lợn theo từng lứa tuổi.

● Chất thải lỏng

Sử dụng phiếu điều tra để ước tính lượng nước tắm rửa chuồng được sử dụng của từng hộ gia đình.

Hệ số sử dụng nước tắm rửa chuồng trại= tổng nước đã sử dụng/( tần suất tắm rửa 1 ngày x số lượng lợn được điều tra).

Tổng lượng nước tắm rửa chuồng trại= hệ số sử dụng nước tắm rửa chuồng trại x tổng số lợn của từng xóm.

Tổng lượng nước tiểu= hệ số thải theo Hill và Toller x số lượng lợn. Lượng nước thải = lượng nước tắm rửa chuồng trại + lượng nước tiểu

3.4.4. Phương pháp khảo sát, lấy mẫu hiện trường

a. Khảo sát, lấy mẫu, phân tích nước thải tại các điểm xả nước thải ra môi trường của các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung

Phương pháp lấy mẫu nước thải

Lấy mẫu theo TCVN 5999:1995. Hướng dẫn lấy mẫu nước thải. Vị trí lấy mẫu: lấy tại cống thải của chuồng nuôi.

Tần suất lấy mẫu: lấy mẫu ở 5 hộ gia đình. Lấy trong 3 đợt vào các ngày 10/11/2015 (đợt 1), 20/11/2015 (đợt 2) và 29/11/2015 (đợt 3). Vậy có tổng số

mẫu là 3x5=15 mẫu.

Thời gian lấy mẫu: khoảng 10 - 11h trưa (thời gian tắm rửa chuồng trại cho vật nuôi).

Lấy mẫu trong chai nhựa có thể tích 500ml.

Thông số phân tích: pH, TSS, COD, T-N, T-P, Coliform

Bảng 3.1. Phân tích các thông số đối với nước thải

STT Thông số Đơn vị

tính Phương pháp phân tích

1 pH mg/l Đo bằng máy pH meter

2 TSS mg/l Sử dụng tủ sấy, cân khối lượng bằng cân 4 số theo TCVN 6625-2000

3 COD mg/l Phương pháp chuẩn độ với K2Cr2O7 sử dụng muối Morh theo TCVN 6491-1999

4 BOD5 mg/l Phương pháp Winkler APHA -5210B theo TCVN 6001:2008

5 Nito tổng số

mg/l Phương pháp KJELDAHL theo TCVN 5987:1995 6 Photpho

tổng số

mg/l Phương pháp công phá mẫu bằng H2SO4 theo TCVN 6202:2008

7 Coliform CFU/ml Định lượng coliform bằng phương pháp đếm khuẩn lạc theo TCVN 6848:2007

Mỗi mẫu phân tích được lặp lại 3 lần.

b. Khảo sát và lấy mẫu khôg khí xung quanh các cơ sở chăn nuôi lợn tập trung.

Phương pháp lấy mẫu, phân tích chất lượng không khí xung quanh:

các chỉ tiêu phân tích đối với khí xung quanh bao gồm: Bụi lơ lửng (TSP), CO, NO2 và SO2., NH3, H2S, CH4 .Ngoài ra trong quá trình lấy mẫu tại hiện trường còn đo đạc các thông số vi khí hậu bao gồm: Tốc độ gió, áp suất khí quyển, nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn.

- TCVN 7726:2007 (ISO 10498:2004) Không khí xung quanh. Xác định Sunfua điôxit. Phương pháp huỳnh quang cực tím.

- TCVN 5972:1995 (ISO 8186:1989) Không khí xung quanh. Xác định nồng độ khối lượng của carbon monoxit (CO). Phương pháp sắc ký khí.

- TCVN 5067:1995 Chất lượng không khí. Phương pháp khối lượng xác định hàm lượng bụi.

- TCVN 6138:1996 (ISO 7996:1985) Không khí xung quanh. Xác định nồng độ khối lượng của các nitơ ôxit. Phương pháp quang hóa học

3.4.5. Đánh giá thực trạng chất thải chăn nuôi

+ Phương pháp đánh giá mùi và tiếng ồn

- Mùi và tiếng ồn tại các hộ chăn nuôi được xác định bằng cảm quan tại các khoảng cách 50m, 100m và 150m.

- Mức độ mùi và tiếng ồn được phân thành 4 mức theo bảng sau:

Bảng 3.2. Phân hạng mức độ mùi và tiếng ồn của các hộ chăn nuôi

Các mức độ Mô tả

Mức độ mùi

Không có mùi Hoàn toàn không ngửi thấy mùi hôi

Có mùi nhẹ Có mùi thoang thoảng nhưng không khó chịu Mùi khó chịu Ngửi rõ mùi hôi thối, có cảm giác khó chịu Mùi rất khó chịu Mùi nồng nặc,gây cảm giác khó chịu,nhức đầu

Mức độ ồn

Không ồn Không nghe thấy tiếng ồn từ các chuồng nuôi Hơi ồn Có nghe thấy tiếng ồn nhưng ở mức độ vừa

phải, không gây cảm giác khó chịu

Ồn Tiếng ồn nghe rõ và gây cảm giác khó chịu Rất ồn Tiếng ồn to, liên tục và đau đầu

+ Phương pháp tính toán lượng phát thải chăn nuôi

Lượng CTR (kg/ngày) = CTR bình quân (kg/con/ngày) x số con

Ước tính được tổng lượng thải thông qua lượng phân thải hàng ngày của từng loại vật nuôi.

Bảng 3.3. Lượng phân và nước tiểu của vật nuôi thải ra trong một ngày

Loại gia súc gia cầm Lượng phân (kg/ngày)

Lượng nước tiểu (kg/ngày) Trâu bò lớn 20-25 10-15 Lợn <10kg 0.5-1 0.3-0.7 Lợn 15-4kg 1-3 0.7-2 Lợn 45-100kg 3-5 2-4 Gia cầm 0.08 -

Nguồn: Nguyễn Thị Hoa Lý (1994)

3.4.6. Xử lý số liệu

- Các số liệu điều tra, thu thập được xử lý trên máy tính bằng phần mềm Exel 2003. Kết quả được trình bày dưới dạng bảng số liệu và biểu đồ.

- Tính lượng phân thải ra trong một ngày của vật nuôi trung bình bằng 7% khối lượng của nó (trích dẫn từ nghiên cứu Roche Ltee).

- Kiểm kê khí nhà kính theo phương pháp của IPCC (1996) dựa vào Hệ số phát thải (SIF) tính theo đầu gia súc (trích dẫn từ WMO & UNEP, 1996).

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI XÃ LIÊN NGHĨA 4.1.1. Điều kiện tư nhiên 4.1.1. Điều kiện tư nhiên

Hình 4.1. Bản đồ hành chính xã Liên Nghĩa

Vị trí địa lý

Liên Nghĩa là xã thuộc huyện Văn Giang tỉnh Hưng yên, xã có vị trí khá thuận lợi, cách trung tâm huyện 3 Km về phía Tây.

- Phía Đông giáp với xã Tân Tiến, Thị Trấn Văn Giang; - Phía Tây giáp với xã Thắng Lợi, Mễ Sở;

- Phía Nam giáp với xã Đông Tảo Huyện Khoái Châu; - Phía Bắc Giáp xã Phụng Công.

Địa hình

Liên nghĩa nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc <10, thấp dần từ khu dân cư ra sông hồng thuận lợi cho việc canh tác cũng như sản xuất nông nghiệp.

Thủy văn, địa chất thủy văn.

mương của xã tưới cho trồng trọt và chăn nuôi cùng mạng lưới mương dày đặc bao gồm các hồ, ao nằm rải rác ở hầu hết các thôn trên địa bàn toàn xã.

Nguồn nước ngầm: Qua giếng khoan khảo sát nước ngầm trên phạm vi toàn huyện, có thể đánh giá nguồn nước ngầm trên địa bàn xã có thể khai thác để phục vụ sinh hoạt của dân cư.

Khí hậu

Xã Liên Nghĩa nói riêng, huyện Văn Giang nói chung nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, vùng khí hậu nóng ẩm mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió mùa đông Bắc. Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình 28,50C, ẩm độ trung bình 87,5 %, tổng lượng mưa 1750 mm. Mùa đông ít mưa từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình 18,50C, tổng lượng mưa 255 mm.

Với điều kiện khí hậu như trên nhìn chung tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên có những giai đoạn khí hậu thay đổi thất thường, mùa hè nhiệt độ lên cao tới 340C – 360C. Ngược lại mùa đông có ngày nhiệt độ hạ thấp xuống dưới 100C. Có những năm hết hạn hán kéo dài lại đến bão lụt xảy ra đã ảnh hưởng xấu đến trồng trọt và chăn nuôi.

Diện tích đất tự nhiên

Xã Liên nghĩa có diện tích đất tự nhiên là 268,84(ha) trong đó đất nông nghiệp là 184.35(ha) chiếm 68,58% đất phi nông nghiệp là 84,49(ha) chiếm 31,42% như vậy diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá lớn so với diện tích đất tự nhiên của toàn xã tạo điều kiên thuận lợi để ngành nông nghiệp phát triển.

Bảng 4.1. Mục đích sử dụng đất

STT Mục đích sử dụng Diện Tích(ha) Tỷ lệ(%)

1 Sản xuất nông nhiệp 136,14 73,84

2 Đất trồng lúa 0 0

3 Đất trồng màu 18.96 10,28

4 Đất trồng cây lâu năm 12,27 6,67

5 Đất nuôi trồng thủy sản 5,81 3,15

6 Đất chăn nuôi 11,17 6,06

4.1.2. Tình hình kinh tế xã hội

Hình 4.2. Biểu đồ Cơ cấu kinh tế xã Liên Nghĩa

Năm 2011 cơ cấu kinh tế đạt được như sau: Nông nghiệp 47%, Công nghiệp - tiểuthủ công nghiệp và xây dựng 20,6%, Dịch vụ - thương mại 32,4%. Tuy nhiên, với lợi thế của một miền quê đất đai màu mỡ, thiên nhiên ưu đãi, xã đã tập trung đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện, sản xuất hàng hoá là nhiệm vụ trọng tâm. Do vậy, tỷ trọng ngành nông nghiệp vẫn giữ ở mức cao (41% năm 2012) Đến năm 2014 thì tổng giá trị sản xuất đạt 51,20 tỷ đồng. Trong đó thu nhập từ nông nghiệp đạt 21,85 tỷ đồng chiếm 42,67%, từ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là 6,15 tỷ đồng chiếm 12,01%, còn lại là thương mại, dịch vụ chiếm 45,32% tương ứng với 23,21 tỷ đồng. Ngành chăn nuôi của xã Liên nghĩa đã có bước phát triển khá, đặc biệt là chăn nuôi lợn trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ dân bên cạnh phát triển cây cảnh, cây lâu năm, cây giống và cây công trình (Theo nguồn Ban thống kê Liên Nghĩa, 2014).

Lợn là vật nuôi chủ yếu của các hộ trong xã, hàng năm cung cấp hàng trăm tấn thịt. Trong 3 năm 2012 – 2014, trọng Sản lượng thịt lợn hơi tăng tương ứng với mức tăng số đầu con. Năm 2013 so với năm 2012 tăng lên 1,65% tương ứng với tăng 12 tấn, năm 2014 tăng so với năm 2013 là 1,63% tương ứng với 24 tấn. Về cơ cấu thịt lợn hơi chiếm khoảng 87,71% năm 2014 trong tổng cơ cấu thịt gia súc xuất bán các loại. Liên Nghĩa là xã có tiềm năng thế mạnh về phát triển chăn

nuôi. Các hoạt động khoa học công nghệ đã hướng vào việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, nổi bật là phát triển quy mô từ phương thức chăn nuôi lợn truyền thống sang phương thức chăn nuôi lợn bán công nghiệp gia trại, xây dựng hệ thống xử lý phân bằng bể Biogas vừa làm sạch môi trường vừa tận dụng nhiên liệu để đun nấu. Nhận thức của người dân về môi trường trong chăn nuôi được cải thiện, kịp thời ngăn ngừa, phát hiện và điều trị một số bệnh không để lây lan phát triển thành dịch. Tuy nhiên, sự phát triển phương thức chăn nuôi này còn mang tính tự phát trong các hộ chăn nuôi, nên công tác chuồng trại, khoảng cách an toàn, quản lý và xử lý chất thải trong chăn nuôi…còn hạn chế.

Ngoài ra, xã có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển quy mô chăn nuôi lợn: Đường giao thông tương đối thuận lợi, gần với thị trường tiêu thụ lớn đó là: Thủ Đô Hà Nội, các chợ lớn trên địa bàn xã, thị trấn huyện, các huyện lân cận và thành phố Hưng Yên, Hải Dương,Bắc Ninh,...hơn nữa, trên địa bàn gần xã có khu đô thị ECOPACK là một thị trường tiêu thụ thịt lợn lớn, vì thế ngành chăn nuôi lợn càng có điều kiện phát triển.

-Dân số và lao động

Theo số liệu thống kê của xã đến hết năm 2014, xã có 4.830 người. Số người trong độ tuổi lao động là 2.400 người, chiếm 49,68% dân số toàn xã. Trong đó lao động nông nghiệp lớn nhất là 1480 người, lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiêp là 580 người, và thấp nhất là lao động thương mại dịch vụ là 340 người.

-Giao thông.

Đến nay, các tuyến đường 207A,B,C, 205A,B, 195, 199B, 179 đã được cải tạo, nâng cấp; làm mới đường nội thị, đường liên xã Liên Nghĩa - Long Hưng. Hầu hết các tuyến đường liên xã, liên thôn đã được rải nhựa, bê tông hoặc vật liệu cứng, đã có 16,21 km đường nhựa, 5,7 km đường bê tông, 27 km đường đá cấp phối do huyện quản lý được cải tạo, nâng cấp Nhìn chung mạng lưới giao thông phân bố khá đồng đều trên địa bàn nghiên cứu.

4.2. HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI LỢN TẠI XÃ LIÊN NGHĨA

Phát triển chăn nuôi là cơ sở để đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế hộ gia đình, trong những năm qua xã đã có nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp để phát triển mạnh đàn gia súc, gia cầm cả về số lượng và chất lượng.

Bảng 4.2. Bảng số liệu điều tra về chăn nuôi qua một số năm của xã Liên Nghĩa

TT Hạng mục ĐVT Năm 2010 2011 2012 2013 2014 1 Tổng đàn trâu Con 21 25 36 23 27 2 Tổng đàn bò Con 17 25 33 37 34 3 Tổng đàn lợn Con 3547 3635 4698 4785 6032 4 Tổng gia cầm Con 7987 7996 9000 8985 9620

Nguồn: Thống kê của UBND xã (2015) Liên Nghĩa là xã thuần nông trong những năm gần đây do suy thoái kinh tế nền sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, diện tích đất trồng cây cảnh, cây giống, câu lâu năm giảm sút thay vào đó người dân đầu tư vào chăn nuôi. Đặc biệt là chăn nuôi trang trại, gia trại tập trung hoặc bán tập trung chăn nuôi trang trại có nhiều thành phần kinh tế tham gia như nông dân, cán bộ, công nhân viên chức, đã nghỉ hưu, trong đó chủ yếu vẫn là các trang trại hộ gia đình nông dân quản lý. Vì vậy, đại đa số các chủ trang trại đều lấy lao động gia đình làm nòng cốt, tận dụng sức lao động của các thành viên trong gia đình ở mọi lứa tuổi với tỷ lệ từ 70-80% tổng số lao động sử dụng trong trang trại. Chính việc sử dụng lao động trong gia đình đã làm giảm đáng kể chi phí, thể hiện bản chất kinh tế trang trại chủ yếu là trang trại hộ gia đình. Phần lớn các chủ trang trại quản lý điều hành trực tiếp trang trại từ việc xây dựng kế hoạch đến xử lý trực tiếp các công việc liên quan đến kỹ thuật, thị trường. Tuy nhiên, do số đông các chủ trang trại xuất thân từ nông dân và hầu hết chưa được đào tạo sâu về kỹ thuật chăn nuôi công nghiệp, nhất là nghiệp vụ quản lý kinh tế trang trại, quản lý và xử lý chất thải rong chăn nuôi nên phần lớn họ điều hành trang trại bằng kinh nghiệm và học hỏi qua bạn bè. Điều này đã phần nào hạn chế đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại. Chỉ một số ít trang trại với quy mô chăn nuôi lớn ở Thôn Quán trạch và Thôn Phi Liệt có quan tâm nhiều hơn về kỹ thuật bằng cách thuê chuyên gia tư vấn về chọn giống, xây dựng khẩu phần dinh dưỡng, phòng và trị bệnh, nên đã hạn chế được những hạn chế về kỹ thuật cho các chủ trang trại trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Hiện nay, trên toàn xã có 1353 hộ dân thì có 927 hộ có chăn nuôi trong đó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã liên nghĩa, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)