Xu hướng đi du lịch Nhật Bản theo tháng

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN sản PHẨM TOUR OUTBOUND mới tại CÔNG TY CP VNTOUR TOUR NHẬT bản 5 NGÀY 4 đêm (Trang 94 - 127)

Bảng 2 .11 Sự khác nhau giữa lượng cầu và nhu cầu

Bảng 2.12 Xu hướng đi du lịch Nhật Bản theo tháng

ĐVT: lượt khách Năm Tháng 2017 2018 2019 1 21.621 27.703 35.375 2 22.000 23.366 39.377 3 30.594 35.235 47.881 4 38.928 50.299 55.295 5 22.8 28.72 39.900 6 21.869 29.476 35.149 7 24.696 33.492 40.762 8 24.665 34.229 43.709 9 25.388 29.270 38.325 10 32.461 39.421 46.510 11 24.880 33.986 41.892 12 19.678 24.356 30.606 (Nguồn: JNTO)

Biểu đồ 2.2: Xu hướng đi du lịch theo Tháng của người Việt Nam

(Nguồn JNTO)

Dựa vào biểu đồ ta có thể thây được rằng, khách Việt Nam sẽ đến Nhật Bản từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau là đơng nhất, vì theo lịch của người Việt thì đây là thời gian nghỉ Tết của người Việt và được xem là kỳ nghỉ dài nhất trong năm, các gia đình thường lựa

chọn dịp nghỉ lễ này để đưa gia đình ra nước ngoài nghỉ lễ và đặc biệt đây cũng là mùa hoa anh đào nở rộ thu hút rất nhiều lượt khách đến trong năm.

2.5.4. Khả năng chi trả

Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập, phát triển đất nước, cùng với đó là sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ làm cho người dân có mức sống cao hơn, do đó họ có nhiều khả năng thanh tốn cho các nhu cầu du lịch trong nước cũng như là du lịch nước ngoài.

Khi du lịch tại Nhật Bản khách hàng là nười phải chi trả cho hầu hết mọi dịch vụ, sản phẩm hàng hóa. Để có thể chi trả cho việc tiêu dùng đó địi hỏi khách hàng phải có tiềm lực tài chính vững vàng, đó là điều kiện cần thiết bắt buộc phải có trong một chương trình du lịch từ việc đó cơng ty sẽ biến nhu cầu đi du lịch Nhật Bản của khách hàng thành khả năng thanh tốn của khách hàng đó, trong hoạt động đi du lịch tại Nhật Bản khách hàng phải chi trả thêm cho các hoạt động như mua sắm, tiền tip cho hướng dẫn viên,… và đối với công ty làm sao để khách hàng có thể bỏ ra nhiều tiền nhất để tận hưởng mọi dịch vụ có trong chương trình du lịch của cơng ty. Chính vì thế, thu nhập của khách hàng chính là chỉ tiêu quan trọng và là điều kiện vật chất để khách hàng có thể mua chương trình du lịch tại cơng ty. Khách hàng khi họ muốn đi du lịch bên cạnh việc phải có khoảng thời gian nhàn rỗi thì việc phải có đủ tiền mới thực hiện được mong muốn đó.

Dù có sự khác biệt trong việc lựa chọn điểm đến, song vấn đề quan tâm hàng đầu của khách du lịch là vấn đề chi phí (60.5%). Lý giải về điều này, khách hàng tham gia khảo sát cho rằng du lịch trở thành nhu cầu chi tiêu thiết yếu cho cuộc sống. Tùy vào mức thu nhập mỗi năm mà khách Việt Nam sẽ cân nhắc về chi phí bỏ ra cho chuyến đi nước ngồi của mình. Ngồi việc quan tâm về chi phí, du khách Việt Nam cịn quan tâm nhiều đến thủ tục Visa tại điểm đến (43.5%). Vẻ đẹp và sự độc đáo của điểm đến (53.1%). Ẩm thực (47.5%) và thời gian dành cho chuyến đi là (40,7). Theo báo cáo của “ Báo cáo Viet Nam Travel Trend 2019”

Biểu đồ 2.3: Thu nhập bình quân của người làm cơng ăn lương theo trình độ học vần quý I năm 2019

( Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)

Thu nhập bình qn tháng từ cơng việc làm cơng hưởng lương của những người có trình độ trên đại học trở lên là gần 13,5 triệu đồng/tháng, những người chưa học xong tiểu học là 5,1 triệu đồng/tháng, những người chưa từng đi học là 4,3 triệu/tháng.

Thu nhập bình qn tháng từ cơng việc làm cơng hưởng lương của nhóm “Nhà lãnh đạo trong các ngành, các cấp và các đơn vị” cao nhất (11,2 triệu đồng/tháng), tăng gần 2 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước, nhóm “Nhà chun mơn kỹ thuật bậc cao” là 9,4 triệu đồng/tháng, tăng gần 1,4 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước, nhóm “lao động giản đơn” là 4,8 triệu đồng/tháng, tăng 844 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước

Biểu đồ 2.4: Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công ăn lương theo thâm niên công tác, quý I/2019

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)

Thu nhập đóng vai trị quan trọng trong việc hoạt động của các công ty du lịch, khi người dân có thu nhập cao hơn, mức sống cao hơn họ sẽ nghĩ đến những hoạt động vui chơi, giải trí nhiều hơn so với khi họ chỉ kiếm vừa đủ sống, đủ trang trải cho sinh hoạt thường ngày. Dựa vào thu nhập trung bình của khách hàng hiện nay dao động từ 8- 10 triệu, những khách hàng đạt được mức lương này là những khách có kinh tế thu nhập khá. Đối tượng khách hàng đạt mức thu nhập từ 10 triệu VNĐ trở lên họ có cuộc sống dư giả, có điều kiện nghỉ ngơi, vui chơi giải trí. Như vậy, ta có thể xác định được lượng khách hàng tiềm năng của công ty sẽ là những khách hàng có thu nhập khá với mức lương từ 10 triệu VNĐ trở lên. Ngồi ra, nhóm khách hàng đạt trên 10 triệu sẽ là nhóm khách hàng tiềm năng đối với cơng ty (nhóm khách hàng thượng lưu), đây là nhóm đối tượng có nhu cầu cao, địi hỏi cao về chương trình du lịch.

Theo kết quả khảo sát từ Cục Thống kê Việt Nam: “mức chi tiêu bình quân cho chuyến đi của người Việt từ 5-10 triệu đồng. Khách lựa chọn sản phẩm trọn gói có thể sãn sàng chi từ 10-20 triệu đồng cho một chuyến đi, cao hơn so với mức chi mà khách lựa chọn du lịch tự túc là từ 5-10 triệu đồng/ chuyến. Mức chi tiêu phân hóa lớn trong việc lựa chọn điểm đến, đối với những điểm đến trong khu vực khách thường chi dưới 10 triệu đồng cho một chuyến đi. Trong khi đó, họ có thể chi tiêu từ 60-100 triệu đồng cho một số quốc gia khác như: Châu Âu..”

Biểu đồ 2.5: Chi tiêu du lịch 2018 bình quân đầu người theo danh mục (Việt Nam / Tổng thể)

(Nguồn JNTO)

Dựa vào biểu đồ ta có thể thấy, khách hàng khi đến với “xứ sở hoa anh đào” thì họ tiêu dùng và chi trả cho hoạt động mua sắm chiểm tỷ lệ lớn trong có cấu chiêm 33,8% tương đương với 63.479 Yên Nhật (13.906.056,31 VNĐ)

Lưu trú chiếm chi tiêu đứng thứ 2 trong cơ cấu chiếm 29,6% tương đương với 55.818 Yên Nhật (12.195.136,63 VNĐ)

Ăn uống chiếm 23,3% tương đương 43.846 Yên Nhật (9.579.489,78VNĐ)

Vận chuyển 18.900 Yên Nhật (4.129.278,77) chiếm 10% cơ cấu tiêu dùng tại Nhật Bản và các dịch vụ khác chiếm 0,1% tương đương với 240 Yên Nhật (52.435,29 VNĐ)

Phần lớn chi trả của khách tại điểm đến là ăn uống chiếm 19.9%, lưu trú 13.8% và mua sắm chiếm 13%.

Công ty sẽ dựa trên những số liệu thu thập được từ những khảo sát để đưa ra các mức giá phù hợp cho từng đối tượng sử dụng trải nghiệm dịch vụ tại cơng ty, tùy theo mục đích của khách hàng ứng với từng nhu cầu. Từ đó, khách sẽ chọn cho mình một chương trình phù hợp với một mức giá ưu đãi đến từ Vntour,

2.6. Đánh giá cơ hội phát triển2.6.1. Thuận lợi 2.6.1. Thuận lợi

Nhật bản theo như những gì ta tìm hiểu rằng nước Nhật trước đây vốn nổi tiếng là thị trường gửi khách du lịch ít chú trọng trong cơng tác thu hút khách du lịch quốc tế do một số nguyên nhân mà điển hình là sự ưu tiên của Chính phủ Nhật trong việc phát triển ngành công nghiệp- điện tử, giá cả của thị trường du lịch Nhật Bản khá cao so với các nước nằm cùng trong khu vực. Chính vì lẽ đó, nên thị trường Nhật Bản chưa được đầu tư tương xứng với tiềm tăng của nó, làm hạn chế lượng khách quốc tế đến với Nhật Bản trong những năm trước đây.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thị trường du lịch Nhật Bản lại nổi lên là thị trường đón khách quốc tế có tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc vì theo như số liệu trước đó cho thấy rằng Nhật Bản chưa bao giò được xếp vào đất nước cường quốc du lịch Châu Á xét ở góc độ đón khách du lịch. Theo số liệu từ Tổng cục du lịch Nhật Bản (JNTO) số lượng khách quốc tế đến Nhật Bản luôn tăng mạnh qua các năm gần đây. Năm 2011, khi thảm họa xảy ra, số lượng khách quốc tế tới Nhật Bản chỉ khoảng 6,21 triệu khách; nhưng đến năm 2015 đã đạt ngưỡng 19,73 triệu khách, và tăng gần bốn lần so với 5,21 triệu khách đã đến thăm Nhật Bản vào năm 2003 khi Nhật Bản phát động chiến dịch “Visit Japan” (Đến thăm Nhật Bản). Chi tiêu của du khách nước ngoài cũng đạt con số kỷ lục là 3,48 nghìn tỷ yên, tăng 71,5% so với năm 2014. Điều này cũng có nghĩa riêng ngành du lịch đón khách quốc tế của Nhật Bản hiện nay đã tương đương với công nghiệp xuất khẩu ô tô của nước này. Năm 2015, cũng là năm đầu tiên trong vòng 45 năm trở lại đây, số lượng khách quốc tế đến Nhật Bản vượt qua con số khách Nhật Bản đi du lịch nước ngoài.

Theo bảng thống kê xếp hạng các nước dẫn đầu về du lịch năm 2017 trong đó Nhật Bản xếp vị thứ 12 trong bảng xếp hạng chiếm 28,6 triệu người. Nhật Bản trở thành một quốc gia thu hút được nhiều du khách chọn làm điểm đến du lịch.Trong vòng 5 năm, từ 2011 đến 2015 số lượng khách tăng hơn 300%, con số thần kỳ thu hút khách đến với Nhật

Bản là do những nguyên nhân sau đây, đó cũng là lý do vì sao cơng ty cổ phần Vntour nhắm đến khai thác thị trường này:

Sơ đồ 2.2 Thế mạnh thị trường Nhật Bản

2.6.1.1. Sự hấp dẫn của tài nguyên thiên nhiên, khí hậu.

a. Vị trí địa lý

Nhật bản được mệnh danh là “xứ sở mặt trời mọc” nằm ở phía Đơng thuộc khu vực Châu Á, phía tây của Thái Bình Dương. Lãnh thổ gồm 4 hịn đảo lớn là: Honsyu- chiếm khoảng 60% tồn diện tích, Hokaido, Kyushu, Xikoku và khoảng 3000 hòn đảo nhỏ. Trong số các hịn đảo nhỏ đó, thì đảo Okinawa là lớn nhất và quan trọng nhất nằm giữa đường kéo dài từ mỏm phía cực Tây của đảo Honshu đến đảo Đài Loan. Hòn đảo này tuy thuộc về Nhật Bản nhưng trước kia do ở khá xa vùng đất chính nên hình thành và phát triển thành một vùng với văn hóa riêng và một số điể khác biệt so với 4 vùng đảo chính.

Phía Đơng Nhật Bản giáp với Thái Bình Dương, phía Tây giáp với biển Nhật Bản, phía Bắc giáp với biển Okhots.

Chính vì vị trí địa lý khiên Nhật Bản là một trong những quốc gia xảy ra thiên tai nhiều nhất thế giới. Hai mối đe dọa lớn nhất cho du khách khi tham quan du lịch tại đây đó là “sóng thần” và “động đất”. Theo số liệu thống kê từ Nhật Bản “ Hàng năm Nhật Bản

THẾ MẠNH THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

Sự hấp dẫn của tài nguyên thiên nhiên, khí

hậu

Điều kiện kinh tế, xã hội và tài nguyên du lịch

nhân văn

Tình hình an ninh chính trị - an tồn xã hội

Quan hệ ngoại giao

hứng chịu 7500 cơn động đất nhẹ, riêng Tokyo đã chịu 150 cơn động đất” những cơn động đất này thường xảy ra rất nhẹ, không thể nhận ra nhưng bên cạnh đó cũng có những cơn động đất rất mạnh. Kể từ trận động đất năm 1923 (Kanto) đến thời điểm hiện nay Nhật Bản đã trải qua 16 vụ động đất và sóng thần.

b. Địa hình

Các hịn đảo trên Nhật Bản là một dãy núi đá ngầm trải dài từ Đơng Nam tới Alaska. Nhật Bản có đường bờ biển dài 37000km, có rất nhiều vịnh biển rất đẹp, đồi núi chiếm 73% diện tích tự nhiên của cả nước, trong đó có khơng ít núi lửa, với một số ngọn núi đạt độ cao trên 3000m và hơn 532 ngọn núi cao hơn 2000m.Ngọn núi cao nhất có tên là nùi Phú Sĩ ( Fujisan) cao 3776m. giũa các núi là cao nguyên và bồn địa. Tại Nhật Bản có rất nhiều sơng, suối và hồ đặc biệt tại đây có rất nhiều suối nước nóng, là nơi đón rất nhiều khách du lịch cũng như khách địa phương đến đây thư giản và chữa bệnh.

Sóng thần, động đât, bão nhiệt đới là những thiên tai xảy ra khá phổ biến tại đây. Đặc biệt Nhật Bnả nằm trong vành đai núi lửa Thái Bình Dương, đây được xem là quốc gia xảy ra nhiều trận động đất nhất thế giới.

Ngọn núi nổi tiếng tại Nhật Bản có tên là Phú Sĩ, cao 3776m có dốc đứng và có dạng nón khiến ngọn núi trở nên kỳ lạ tại Nhật Bản và có thể nhìn ngắm ngọn núi từ Tokyo. Núi Phú Sĩ cũng trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng hằng năm thu hút hàng ngàn lượt khách khi ghé thăm xứ Phù Tang, nhiều du khách đến đây để trải nghiệm loại hình leo núi. Ngọn núi phun trào lần cuối cũng vào năm 1707 và khơng hoạt động từ đó cho đến nay, tuy nhiên theo các nhà khoa học tại Nhật Bản thì vào tháng 8 năm 2000 núi đã có những chấn động nhỏ, các chấn động xảy ra khá nhỏ nên chưa thể đưa ra kết luận cảnh báo.

Nhật Bản được xếp vào những quốc gia có thiên nhiên, phong cảnh đẹp nhất thế giới với thiên nhiên bốn mùa thay đổi một cách rõ rệt: Mùa xuân với những cánh hoa anh đào nở rộ từ Nam lên Bắc, mùa hè cây cối xanh mướt thích hợp cho việc khai thác những loại hình nghĩ dưỡng, picnic… Mùa thu với những hàng lá phong đỏ rực từ Bắc xuống Nam,

mùa đông với tuyết trắng bao phủ, thích hợp cho các hoạt động trượt tuyết, ngắm tuyết à khơng thể nào nhìn thấy tại Việt Nam. Núi Phú Sĩ mang lại nhiều vẻ đẹp cho nhiều thơ ca, nghệ sĩ xứ Phù Tang cũng như là đông đảo nghệ sĩ yêu cái đẹp của vẻ đẹp thiên nhiên trên khắp bốn phương.

c. Khí hậu

Nhật Bản có 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mỗi mùa lại mang đến những nét riêng biệt thú vị và bạn có thể đến Nhật Bản du lịch quanh năm bởi ln có rất nhiều sự lựa chọn dành cho bạn. Nếu đến Nhật Bản vào mùa đơng, bạn có thể đi chiêm ngưỡng các sườn núi trượt tuyết ở miền bắc và ngược lại, nếu đến vào mùa hè thì bạn có thể đến những bãi biển hoặc Okinawa. Nếu đến Nhật vào mùa xuân, bạn sẽ nhìn thấy cả đất nước Nhật lộng lẫy trong sắc hoa anh đào và những hàng cây tươi tốt. Và cuối cùng nếu đến vào mùa thu mát mẻ, bạn có thể chiêm ngưỡng những rừng phong đỏ tuyệt đẹp.

Phần lớn khí hậu tại Nhật Bản là ơn hịa, thay đổi từ Bắc vào Nam.

Hokaido: vùng cực Bắc có khí hậu ơn hịa, mùa đơng dài và lạnh, mùa hè lại mát mẻ.

Lượng mưa không lơn nhưng lại ngập tuyết vào mùa đơng.

Biển Nhật Bản: Mùa Đơng thường có tuyết nặng, nhưng mùa hè lại mát mẻ hơn và

có khi chịu ảnh hưởng của những luồng gió Phơn khơ nóng.

Cao ngun trung tâm: đây là một kiểu khí hậu điển hình, với sự khác biệt lơn về

mùa Hè và mùa Đông, giữa đêm và ngày, lượng mưa nhỏ.

Biển nội địa Seto: khí hậu dịu mát cả năm

Quần đảo Tây Nam: Quần đảo Ryukyo có khí hậu cận nhiệt đới, mùa đơng ấm và

mùa hè nóng. Lượng mưa nhiều.

Mùa mưa tại Nhật Bản thường bắt đầu vào tháng 5 tại đảo Okinawa. Nhật Bản là quê hương của chín loại rừng sinh thái, phản ánh đặc trưng của kiểu khí hậu tại nơi đây. Trải dài từ rừng mưa nhiệt đới tại Kyukyu và Bonin tới các rừng hỗn hợp và các kiểu rừng ôn đới lá rụng trên các vùng đảo chín, rừng ơn đới lá kim của phía Bắc.

Đến với Nhật Bản, bạn sẽ thấy từ phong cảnh cho đến con người nơi đây đều rất tuyệt vời.

Người dân Nhật Bản rất lịch sự, thân thiện và ln giúp đỡ người nước ngồi khi đến với nước họ. Nếu bạn gặp bất cứ vấn đề gì khó khăn khi ở Nhật, bạn có thể nhờ sự

giúp đỡ của người dân ngay cả khi bạn khơng thể nói được tiếng Nhật. Họ sẽ tìm cách hoặc hỗ trợ bạn hết sức chi tiết và nhiệt tình, cho đến khi bạn có thể làm điều bạn muốn hoặc đến được nơi bạn cần đến. Dù bạn đến bất cứ quán ăn, khu vui chơi, giải trí, ga tàu, sân

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN sản PHẨM TOUR OUTBOUND mới tại CÔNG TY CP VNTOUR TOUR NHẬT bản 5 NGÀY 4 đêm (Trang 94 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w