Hiện nay, Việt Nam là thành viên hợp tác hữu nghị giữa nhiều quốc gia trên thế giới, thiết lập quan hệ ngoài giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều hiệp định hợp tác về văn hóa song phương với nhiều tổ chức quốc tế. Việt Nam luôn luôn giữ mối quan hệ với nhiều tổ chức tài chính. Hơn nữa Việt Nam còn chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và thương mại tự do ASEAN (AFTA), ASEM, APEC và WTO, giúp hổ trợ lẫn nhau trong vấn đề kinh tế nói chung và thị trường du lịch nói riêng. Là thành viên của các hiệp hội, Việt Nam nên tạo cơ hội cho các hãng lữ hành Việt Nam có cơ hội cùng các hãng lữ hành của các nước là thành viên của hiệp hội cùng hợp tác trong việc đón và gửi khách du lịch trong đó có hoạt động gửi khách từ Việt Nam sang Nhật Bản. Đẩy mạnh kết nối, hợp tác với cơ quan du lịch quốc gia trong khu vực; thúc đẩy quảng bá về du lịch Việt Nam thông qua việc giao lưu, hợp tác với các cơ quan du lịch quốc tế
Hai quốc gia Việt Nam và Nhật Bản nên có những chính sách hỗ trợ lẫn nhau trong việc đưa khách sang để du lịch, giảm bớt các thủ tục rườm rà, không cần thiết trong quá
trình du lịch. Cũng như hỗ trợ các công việc về Visa (thị thực) một trong những trở ngại khiến khách du lịch Việt Nam khó sang Nhật du lịch. Đẩy mạnh liên kết kết giữa hai quốc gia Việt Nam- Nhật Bản.
Ngành hàng không Việt Nam nên mở rộng thêm nhiều chuyến bay từ Đà Nẵng sang Nhật Bản để tạo điều kiện cho khách hàng Việt Nam đi du lịch, chung tay với các hãng hàng không xây dựng những gói sản phẩm du lịch thông qua việc mở thêm các đường bay quốc tế, tăng cường hợp tác, trao đổi khách du lịch giữa các nước tạo nguồn khách đa dạng và ổn định.
Thường xuyên bám sát thị trường cung ứng Nhật Bản để lựa chọn những đối tác uy tín, có được những chương trình du lịch tốt nhất.
Công ty nên thiết kế nhiều chương trình du lịch, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều mức giá khác nhau nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng cua khách hàng, để hoạt động kinh doanh outbound gặt hái nhiều thuận lợi đem lại doanh thu cho công ty.
Ngoài ra Trung tâm cũng cũng cần quan tâm chủ động quan hệ với các công ty lữ hành ở các tỉnh thành trong cả nước, có thể tận dụng khai thác nguồn khách ty các công ty này thông qua giới thiệu của họ.
Nâng cao trình độ hướng dẫn viên nhất là hướng dẫn viên tiếng Nhật, để phục vụ tốt cho việc khai thác chương trình outbound Nhật Bản.
Bên trên là những kiến nghị nhằm góp phần đưa du khách Việt Nam đến Nhật Bản du lịch, tăng doanh thu cho hoạt động du lịch trong và ngoài nước
PHẦN KẾT LUẬN
Với mục tiêu giúp ngành du lịch phát triển xứng đáng với thế mạnh của mình thì các công ty du lịch, đại lý lữ hành luôn luôn nổ lực không ngừng trong việc hình thành các sản phẩm đa dạng sao cho tương xứng với tiềm năng du lịch của đất nước. Hiện nay, thị trường du lịch cạnh tranh vô cùng gay gắt giữa các công ty du lịch, đòi hỏi công ty cổ phần Vntour luôn phải hoàn thiện chính mình, hoàn thành những mục tiêu đã đề ra, xây dựng và nâng cao chất lượng của nhiều chương trình du lịch, khai thác được nhiều thị trường nổi bật trong và ngoài nước với mục tiêu “mang lại chất lượng tốt nhất cho khách hàng” công ty nổ lực không ngừng để đạt được mục tiêu đó.
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng đi lên, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, nhu cầu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí nhờ vậy cũng được nâng cao, đồng nghĩa với nhu cầu du lịch cũng sẽ là nhu cầu thiết yếu trong xã hội ngày nay. Nhật Bản là một quốc gia với nhều ưu thế phát triển du lịch, ngành du lịch cũng đã đóng góp tạo nhiều lời thế cho việc khai thác và phát triển du lịch tại quốc gia này.
Thông qua việc nghiên cứu “Phát triển sản phẩm tour outbound mới: Nhật Bản 5 ngày- 4 đêm” tại công ty cổ phần Vntour, góp phần cho việc nghiên cứu những thị trường tiềm năng mới của công ty, thúc đẩy số lượng khách du lịch Việt Nam đi trải nghiệm, du lịch nước ngoài. Tôi đã đưa ra một số kiến nghị, nhằm góp phần thu hút lượng khách đến với Nhật Bản thị trường đầy tiềm năng này. Qua đó, đem lại hiệu quả kinh doanh tương xứng với tiềm năng phát triển du lịch của công ty cổ phần Vntour.
Do kiến thức của bản thân còn hạn chế, nên trong bài luận văn khó tránh khỏi những sai xót và nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ, nêu rõ ràng, cụ thể được. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp, nhận xét từ các Thầy (Cô) và bạn bè để bài luận của tôi được đạt kết quả một cách tốt nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Tài liệu bằng tiếng Anh
[1]. A.G. Côvaliov(1971), “Tâm lý học cá nhân tập 1”, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[2]. Crompoton and McKay( 1997), “Motives of festival visitors”, Printed in Great Britain. [3]. Patricia J. Gagnon & Marty Sarbey de Souto(1983) “Travel career Development”, The
Travel Institute
[4]. Michael Porter (1998) “Competitive Strategy”, New York Free Press, c1990.
[5]. Paul Samuelson &William Nordhaus(1948), “Economics: An Introductory Analysis”,
McGraw-Hill
[6]. David Weaver & Laura Lauton (2006), “Tourrism Managerment” the third edition, John Wiley & Sons Australia, Ltd.
[7]. David Wright ( 1997), “Professional Travel Counselling” Vancouver, B.C College and Institute Library Services
[8]. Muzaffer Uysal, Xiangping Livà Ercan Sirakaya-Turk (1995) “Handbook of Hospitality Marketing Management”, Edited by: Haemoon Oh , Abraham Pizam
Tài liệu tham khảo Tiếng Việt.
Sách
[9]. Hà Thùy Linh (2007), “Nghiệp vụ kinh doanh lữ hành”, NXB Hà Nội
[10]. Luật du lịch Việt Nam (2017), Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam [11]. Lưu Văn Nghiêm (2008), “Marketing dịch vụ”, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc
dân.
[12]. Nghị định số 27/2001/NĐ-CP về kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch ở Việt Nam.
[13]. Nguyễn Quang Uẩn (2017), “Tâm lý học đại cương”, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội
[14]. Nguyễn Thị Như Liêm (1997) “Marketing căn bản”. Nhà xuất bản Giáo Dục. [15]. Nguyễn Trùng Khánh(2006), “Giáo trình Marketing”, NXB Lao động – Xã hội [16]. Nguyễn Văn Đính & Trần Thị Minh Hòa (2006), “Kinh tế du lịch”, NXB Lao động –
Xã hội
[17].Nguyễn Văn Mạnh & Phạm Hồng Chương( 2006). “Giáo trình Quản trị kinh doanh Lữ hành”, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
Hội, Thành Phố Hồ Chí Minh
[19]. Thạc sĩ Trần Ngọc Nam &Trần Huy Khang(2005), “ Sách hướng dẫn du lịch Việt Nam- Marketing du lịch”, NXB Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh
[20]. Trần Đức Thanh(2015), “Giáo trình Nhập môn khoa học du lich”, NXB ĐH quốc gia Hà Nội
[21]. Trương Quý Sĩ & Hà Quang Thơ (2010) “Giáo trình Kinh tế Du Lịch” .Nhà xuất bản Thống kê.
[22]. Tuyên bố La Hay (2014), Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam
Tài liệu tham khảo Internet
[23]. Báo mới(2018), “Nhu cầu đi du lịch của người Việt, miếng bánh hấp dẫn và sự tham gia của các doanh nghiệp quốc tế”, https://baomoi.com, ngày 17/03/2020
[24]. Báo nhân dân (2019), “Du lịch outbound ở Việt Nam tiếp tục tăng trưởng”,
nhandan.com.vn/du-lich/item/39679602-du-lich-outbound-o-viet-nam-tiep-tuc-tang- truong.html, ngày 01/04/2020
[25]. Bnews (2019), “Du lịch outbound đang nảy sinh nhiều vấn đề”, https://bnews.vn/du- lich-outbound-dang-nay-sinh-nhieu-van-de/117041.html, ngày 01/04/2020
[26]. Bộ Tài Nguyên& Môi Trường(2019), “Phát triển du lịch Đà Nẵng bền vững theo hướng từ lượng sang chất”, https://baotainguyenmoitruong.vn/phat-trien-du-lich-da- nang-ben-vung-theo-huong-tu-luong-sang-chat-296623.html, ngày 20/042020
[27]. JNTO Cơ quan xúc tiến Du lịch(2020), “Hội thảo Xúc tiến Du lịch song phương Việt Nam – Nhật Bản”, https://www.camnhannhatban.vn/newstopics/hoi-thao-xuc-tien-du- lich-song-phuong-2020//, ngày 20/03/2020
[28]. Outbox Consulting(2019), “Vietnam Outbound Travel Trend 2019”, http://outbox- consulting.com/research/, ngày 25/03/2020
[29]. Tạp chí công thương (2020), “mô hình nghiên cứu về sự ra quyết định đi du lịch của khách du lịch outbound Việt Nam”, http://tapchicongthuong.vn, ngày 24/03/2020 [30]. Tạp chí Forbes(2020), Các xu hướng du lịch sẽ bùng nổ năm 2020,
https://forbesvietnam.com.vn, ngày 16/03/2020
[31]. The word& Viet Nam Report(2019), Du lịch Nhật Bản phát triển mạnh qua các con số, https://baoquocte.vn, ngày 25/03/2020
[32]. VietNam.net(2019), “Người Việt đi du lịch nước nào nhiều nhất”,
https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/nguoi-viet-di-du-lich-nuoc-nao-nhieu- nhat-556060.html, ngày 28/03/2020
[33]. Đỗ Hồng Ánh (2013), “Một số giải pháp kinh doanh outbound ở Nhật Bản tại công ty du lịch APEX Việt Nam”, Luận văn Tốt Nghiệp
[34]. Nguyễn Thị Tú Trinh (2018), “Nghiên cứu du lịch trải nghiệm của người dân Thành Phố Cần Thơ”,Luận văn Quản trị kinh doanh lữ hành.
[35]. Vũ Thị Chúc(2012), “Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản”, Luận văn Tốt Nghiệp Văn hóa
Website
[36]. ASEAN Travel, “Lượt khách du lich Việt Nam ra nước ngoài”, https://asean.org/, ngày 5/04/2020
[37]. Số lượng khách nước ngoài đến Nhật Bản”, https://statistics.jnto.go.jp/, ngày 16/04/2020
[38]. Tôi yêu Nhật Bản, “Tôi yêu Nhật Bản, nơi tôi từng sống và làm việc”,
www.toiyeunhatban.wordpress.com, 20/04/2020
[39]. Tổ chức Du lịch Thế giới, http://www.mofahcm.gov.vn/, ngày 22/04/2020
[40]. Tổng cục Du lịch Nhật Bản (JNTO), “Chi tiêu du lịch”, https://statistics.jnto.go.jp/, ngày 16/04/2020
[41]. Tổng cục Du lịch Nhật Bản (JNTO), “Điều kiện thực tế của các chuyến thăm đến các vùng khác nhau của Nhật Bản”, https://statistics.jnto.go.jp/, ngày 16/04/2020.
[42]. Tổng cục Du lịch Nhật Bản (JNTO), “Dữ liệu thống kê số lượng khách”
https://www.jnto.go.jp/, ngày 15/04,2020
[43]. Tổng cục Du lịch Nhật Bản (JNTO), “Lựa chọn của du khách Việt Nam khi sang Nhật Bản du lịch, https://statistics.jnto.go.jp/25/03/2020
[44]. Tổng cục Du lịch Nhật Bản (JNTO), “Tìm hiểu về các chuyến đi đến Nhật Bản
[45]. Tổng cục Du lịch Nhật Bản (JNTO), “Trends in the Visitor Arrivals to Japan by Year
https://statistics.jnto.go.jp/, 25/03/2020
[46]. Tổng cục Du lịch Viện nghiên cứu và phát triển Du lịch, “Ngành du lịch toàn cầu được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng bền vững năm 2017”, http://itdr.org.vn/25/03/2020 [47]. Tổng cục du lịch Việt Nam, “Số lượng khách ra nước ngoài, chính sách phát triển
outbound”, http://vietnamtourism.gov.vn/, 20/04/2020
[48]. Tổng cục Thống kê, “Thống kê mức lương của người dân Việt Nam”, https://www.gso.gov.vn/, ngày 25/03/2020
[49]. Viettravel Tranning, “Quy trình thiết kế tour trong công ty lữ hành”, http://travel.edu.vn/, ngày 15/04,2020
PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ NHẬT BẢN
( Trang phục truyền thống tại xứ sở mặt trời mọc)
(Giao thông tại Nhật Bản) (Khách sạn tại Nhật Bản)
(Hệ thống tàu điện ngầm) (Trung tâm thương mại)
(Núi Phú Sĩ) (Lâu đài Himeji)
(Vườn quốc gia Shiretoko) (Đền Itsukushima)
Cầu Seto Ohashi Tòa tháp Yokohama Landmark
Ikebana(Nghệ thuật cắm hoa) Tranh khắc gỗ Nhật Bản
(Văn hóa nghệ thuật dân gian)
PHỤ LỤC 2: CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH: Đà Nẵng- Tokyo- Kawaguchiko - Núi Phú Sỹ - Hakone (5 ngày- 4 đêm).
XIN CHÀO NHẬT BẢN (SAY HI NHẬT BẢN!)
ĐÀ NẴNG - TOKYO - KAWAGUCHIKO - NÚI PHÚ SỸ - HAKONE
(Thời gian: 5 Ngày 4 Đêm - Phương tiện: Máy Bay- Tàu Điện- Ô Tô) Khởi hành: Ngày 1: ĐÀ NẴNG ✈ TOKYO - NARITA
21h45: HDV đón khách và làm thủ tục tại Sân bay quốc tế Đà Nẵng. Đáp chuyến bay VN318 lúc 00H30 (+1) Đi Tokyo. Nghỉ trên máy bay.
Ngày 2: NARITA – TOKYO
07h35: Bay đến sân bay Narita, làm thủ tục nhập cảnh Nhật Bản. Xe và hướng dẫn viên địa phương đón đoàn. Qúy khách sẽ bắt đầu tham quan hành trình đầu tiên.
Xe và HDV đưa khách đến Chùa Narita-san Shinsho-ji, chùa được xây dựng vào năm 940. Nơi đây có tượng phật chính là Fudomyoo (Acala), hiện tại cũng có rất nhiều người sùng bái gọi là "thần Fudo của Narita-san” từ khi chùa thành lập đến ngày nay đã trải qua gần 1080 năm, nhưng mỗi ngày ngọn lửa thiêng đều được thấp lên không thiếu ngày nào, để cho lời cầu nguyện của người cúng bái được hiện thực, đến đây du khách có thể đăng kí thấp lửa thiêng để cầu nguyện
Tiếp theo, xe và HDV đưa khách đến tham quan chụp ảnh bên ngoài Cung điện hoàng gia Nhật bản, ngôi đền Asakussa nổi tiếng nhất Tokyo c hùa Asakusa-nakamise. Ngôi chùa linh thiêng nhất vùng Tokyo - Đây là một trong những khu mua sắm cổ nhất, có chiều dài khoảng 250m kéo dài từ cổng chùa Kaminarimon của chùa senso-ji đến Hozomon. Là trục đường chính của khu phố Asakusa vốn nhộn nhịp từ thời Edo với khoảng 90 hàng quán nối tiếp nhau hai bên đường.
Chụp hình với tháp truyền hình Tokyo Skytree – tháp truyền hình cao nhất nước mặt trời mọc..
Ăn trưa tại nhà hàng, quý khách tiếp tục ngắm tháp truyền hình Tokyo nổi tiếng giữa trung tâm thủ đô, quý khách có thể chụp hình với tháp truyền hình Tokyo Skytower Tree. – tháp truyền hình cao nhất nước mặt trời mọc. Xe sẽ đón quý khách đi tham quan thành phố băng qua cây cầu “Rainbow Bridge” đến với vịnh nhân tạo nổi tiếng Odaiba chụp ảnh, ngắm nhìn một trong những khu phố sầm uất nhất thành phố Tokyo
Cuối ngày quý khách dùng bữa tối, sau đó nghỉ đêm tại khách sạn Tokyo.
Ngày 03: TOKYO - HAKONE - FUJI
Quý khách ăn sáng tại khách sạn và làm thủ tục trả phòng. Đoàn tiếp tục chuyến hành trình.
Đoàn lên xe xuất phát di chuyển đến khu vực núi Phú Sỹ. Dừng chân tham quan Mt. Fuji 5th station - trạm thứ 5 sẽ là nơi đoàn có thể leo núi, quan sát toàn cảnh bên dưới. Đây là lối vào tuyến đường mòn Fuji-Yoshida, đường mòn phổ biến nhất và là tuyến đường dài
nhất đến đỉnh núi Mt. Fuji. Đây là một trong "Ba núi Thánh" của Nhật Bản cùng với núi Tate và núi Haku, và cũng là một nơi đặc biệt của danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử, và đã được công nhận là di sản thế giới như một địa điểm về văn hóa vào ngày 22 tháng 6 năm 2013.
Tham gia trượt tuyết tại khu Sky Park – quý khách có thể trải nghiệm cảm giác trượt tuyết với các trò chơi mà đất nước vùng nhiệt đới không có được như : trượt ván, nặn tuyết…
Tiếp theo đó, qúy khách sẽ được tham quan và mua sắm tại khu trung tâm thương mại Gotemba Outlet.
Quý khách ăn trưa tại nhà hàng và tiếp tục hành trình tham quan làng cổ Oshino Hakkai - ngôi làng cổ nằm dưới chân núi Phú Sỹ. Một trong những ngôi làng vẫn còn giữ được nét cổ kính - phong cảnh nhẹ nhàng khiến du khách say mê
Cuối ngày, quý khách di chuyển về lại khách sạn nghỉ ngơi, ăn tối, nghỉ đêm khách sạn tại khu vực Núi Phú Sĩ, Quý khách tự do thư giản tận hưởng tắm suối nóng Onsen - “Đến Nhật mà chưa tắm onsen là chưa tới Nhật” và “Tắm một lần da dẻ mịn màng, tắm hai lần bệnh tật tiêu tan”.
Ngày 04: HAKONE – TOKYO
Quý khách ăn sáng tại khách sạn và làm thủ tục trả phòng. Khởi hành tham quan chụp hình tại khu vực hồ Ashi thơ mộng dưới chân núi Phú Sĩ. Quý khách tiếp tục đi tham quan suối nước nóng Owakudani, thử trải nghiệm ăn trứng đen luộc nổi tiếng của Nhật Bản (chi phí tự túc). Ăn trưa tại nhà hàng.
Tiếp tục hành trình tham quan, quý khách ghé thăm công viên quốc gia Shinjuku Gyoen với các loại hoa khoe sắc theo mùa, xe đưa quý khách tham quan mua sắm tại khu thương mại Ginza hoặc Aeon Shopping Mall và khu phố điện tử Akihabara nổi tiếng ở Tokyo.
Đoàn ăn tối và xe đưa cả đoàn về nhận phòng tại khách sạn NARITA EXCEL TOKYU hoặc khách sạn tương đương.
NGÀY 05: SÂN BAY NARITA ✈ ĐÀ NẴNG (ĂN SÁNG KHÁCH SẠN, TRƯA MÁY BAY)
Quý khách ăn sáng tại khách sạn và làm thủ tục trả phòng. Xe sẽ đón quý khách ra sân bay, làm thủ tục đáp chuyến bay VN 319 về lại Đà Nẵng lúc 10h00. Ăn trưa trên máy bay. Dự kiến 14h10 đến Đà Nẵng, chia tay quý khách, kết thúc chương trình và hẹn gặp lại.
Mã tour ID140270
Khởi hành: Đà Nẵng
Điểm đến Nhật Bản (Đông Nam Á)
Thời gian: 5 Ngày 4 Đêm
Ngày đi: 22/02
Phương tiện Máy bay- oto- tàu điện ngầm. Giá người lớn 26.990.000VNĐ
PHỤ LỤC 3: LƯU Ý KHI DU LỊCH TẠI NHẬT
Phương tiện vận chuyển.
Sân bay quốc tế Narita tại Nhật Bản được xem là sân bay lớn nhất cách thủ đô Tokyo tầm 50km, hầu hết tất cả các chuyến bay đến Nhật đều đáp tại đây,
thông qua sân bay này. Tuy nhiên tại Nhật cũng có rất nhiều sân bay lớn khác nằm ở các thành phố như sân bay Kansai tại Osaka. Hiện nay, giá vé máy bay đến Nhật khá đắt và cũng có rất nhiều ưu đãi áp dụng cho doanh nghiệp cũng như khách du lịch.
Đến với Nhật Bản, du khách có thể chọn lựa cho mình nhiều phương tiện di chuyển