Các nguyên tắc khi xây dựng một chương trình du lịch mới tại công ty

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN sản PHẨM TOUR OUTBOUND mới tại CÔNG TY CP VNTOUR TOUR NHẬT bản 5 NGÀY 4 đêm (Trang 36)

Chương trình du lịch outbound Nhật Bản phải đảm bảo được tính hợp lý, các hoạt động có trong chương trình du lịch phải phù hợp, không quá nhiều cũng như là không quá ít. Trừ trường hợp khách hàng yêu cầu loại hình ứng với khả năng của du khách.

Đa dạng hóa các sản phẩm có trong chương trình Nhât Bản 5 ngày- 4 đêm tránh sự đơn điệu, trùng lặp gây cảm giác nhàm chán cho khách hàng.

Chuẩn bị kỹ mọi hoạt động trong suốt quá trình hoạt động từ khâu chuẩn bị đầu tiên đến khâu tiễn khách cuối cùng.

Cần có sự cân đối về khả năng tài chính… của khách gắn với nội dung, lịch trình của chương trình du lịch. Đảm bảo tính hài hòa giữa mục đích kinh doanh của doanh nghiệp và nhu cầu của khách hàng. Một chương trình du lịch thật sự thu hút sẽ khiến khách hàng đọc lên lôi cuốn và hấp dẫn.

1.6.Quy trình xây dựng một chương trình du lịch outbound

Chương trình du lịch được xây dựng phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố như tính khả thi, đáp ứng phù hợp với nhu cầu thị trường đề ra, đáp ứng được mục tiêu mà chương trình du lịch để ra. Để chương trình du lịch lôi cuốn, hấp dẫn khiến khách hàng chi trả mua sản phẩm để trải nghiệm, với mục đích đạt được mong muốn đó của doanh nghiệp, các chương trình du lịch được xây dựng cơ bản như sau:

(Nguồn: Viettravel Tranning)

Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiên cứu, xây dựng chương trình du lịch 1.6.1. Nghiên cứu thị trường

Sản phẩm bắt nguồn từ nhu cầu, để nắm bắt được nhu cầu của khách hàng cũng như thị trường mục tiêu nhắm đến (Nhật Bản) nhằm đưa đến cho khách hàng một mức giá chấp nhận, bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải điểu tra, tìm hiểu và nghiên cứu thị trường, về nhà cung ứng, tài nguyên thiên nhiên v..v... Vì vậy khi bắt đầu xây dựng một chương trình

Nghiên cứu thị trường Các chiến lược sản phẩm Xác định giá Phân tích nguồn lực Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

du lịch công ty cần nghiên cứu rõ thị trường khách hàng, nhu cầu của khách hàng sẽ dịch chuyển như thế nào.

Mục đích chủ yếu của việc nghiên cứa thị trường là xác định khả năng tiêu thụ chương trình outbound Nhật Bản 5 ngày- 4 đêm của công ty cổ phần Vntour. Trên cơ sở nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp nâng cao khả năng thích ứng với thị trường của các sản phẩm do mình bán ra và tiến hành tổ chức sản xuất, tiêu thụ những sản phẩm hàng hoá mà thị trường đòi hỏi.

a. Những quan điểm nổi bật về thị trường.

Thị trường là một phạm trù khách quan gắn với sự phân công lao động của xã hội, có nhiều cách nhìn nhận khác nhau tùy theo góc độ tiếp cận, quan sát của mỗi cá thể. Theo như quan điểm cổ điển thì thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, lưu thông bằng tiền tệ, hay cách nghĩ hẹp hơn đó là “cái chợ”. Theo Philip Kotler (1980) cho rằng thị trường bao gồm nhiều khách hàng tiềm ẩn có cùng chung các nhu cầu, mong muốn một cách cụ thể và rõ ràng đồng thời cũng có khả năng tham gia để thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn bất kỳ nào đó. Với quan điểm này coi khách hàng được xem là thị trường kinh doanh.

Samuenson (1948) lại nhận định thị trường là tổng hòa các mối quan hệ mua bán trong xã hội, được hình thành và phát triển trong những điều kiện kinh tế- xã hội nhất định. [5]

Còn trong “Giáo trình marketting của Nguyễn Trùng Khánh”, (2006) cho rằng thị trường du lịch chính là nơi diễn ra các hoặc động cung và cầu, hàng hóa tương ứng về mặt chủng loại, chất lượng, số lượng và thời gian cung cấp cũng như loại hình khác trong lĩnh vực du lịch.[15]

Từ những nhận định được các nhà nghiên cứu nêu ra bên trên nhìn chung đều có đặc điểm giống nhau cơ bản đó chính là nơi diễn ra hoạt động mua bán, ở đó có cả người cung cấp và người tiêu thụ sản phẩm. Số lượng người mua nhiều hay ít còn phản ánh rằng quy

mô của thị trường đó lớn hay nhỏ, hai bên tác động qua lại nhằm xác định về giá cả và lượng hàng hóa cần tao đổi.

Cùng với các định nghĩa về nghiên cứu thị trường cũng được đưa ra Hiệp hội marketing Hoa Kỳ đưa ra định nghĩa về việc nghiên cứu thị trường như sau: “Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập và phân tích có hệ thống các dữ liệu về các vấn đề có liên quan đến hoạt động marketing về hàng hóa và dịch vụ”.[23]

Hay Market Research “nghiên cứu thị trường là việc tập hợp, thu thập, phân tích dữ liệu về con người, thị trường về kênh phân phối nhằm cung cấp một cách cụ thể nhất cho doanh nghiệp để đưa ra các chiến lược makerting phù hợp nhất cho chương trình du lịch”. Nói tóm lại, nghiên cứu thị trường hay Market Research là hoạt động thu thập thông tin về thị trường mục tiêu và phân tích các dữ liệu thu được nhằm đưa ra những câu trả lời cho những vấn đề phát sinh trong kinh doanh. Nghiên cứu thị trường giúp giảm rủi ro và hỗ trợ cho việc đưa ra quyết định của nhà sáng lập. Đây là điều kiện cần thiết để giúp công ty kinh doanh đúng hướng, xuất phát điểm của moi doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần Vntour nói riêng đều phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh, nâng cao khả năng thích ứng của sản phẩm mới đối với nhu cầu thị hiếu của thị trường.

Trường hợp doanh nghiệp cần phải thực hiện cho việc nghiên cứu thị trường:

Khi doanh nghiệp dự định thâm nhập vào một thị trường mới hay một lĩnh vực hoạt động mới. Trong trường hợp này công ty cổ phần Vntour đang dự định mở rộng kinh doanh mảng outbound một cách mạnh mẽ, nhằm đem lại lợi nhuận cao cho công ty trong bối cảnh thị trường ngày càng phát triển, nhu cầu được du lịch nước ngoài của người dân ngày tăng, cụ thể ở đây Nhật Bản là một trong những thị tường mà Vntour chú ý và lên kế hoạch khai thác trong tương lai gần.

Hay khi doanh nghiệp định kỳ tiến hành đánh giá lại hoặc xem xét lại toàn bộ chính sách Marketing của mình trong thời gian dài đối với một thị trường xác định. Việc đánh giá chính xác thị trường hiện tại và xác định đúng tiềm năng của thị trường tương lai là tiêu chuẩn tối quan trọng trong việc xây dựng dự án kinh doanh thực tế và vững chắc.

(Nguồn: JNTO)

Theo sơ đồ ta thấy, tổng số lượt khách đến Nhật Bản 2017 đạt 28691073

Trong đó số lượng khách đạt lớn nhất trong cơ cấu đến từ Châu Á chiếm 86% tương ứng với 24.716.396 khách du lịch.

Sau đó là khách hàng đến từ Châu Âu chiếm 5% tương ứng với 1.525.662 khách Khách đến từ Bắc Mỹ đạt 1.756.732 khách tương ứng với với 6% và cuối cùng là các châu lục khác chiếm 3% cơ cấu tương ứng với 692.283 khách.

Đánh giá rằng thị trường Nhật Bản thu hút khách Châu Á cao, và thị trường khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài đầy tiềm năng để phát triển, sản phẩm outbound Nhật Bản là một trong những sản phẩm nghiên cứu nổi bật, nhằm kích cầu du lịch, đưa khách đến Nhật Bản tăng hiệu quả doanh thu cho công ty.

Biểu đồ 1.2: Lượt khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài.

(Nguồn: ASEAN Travel 2018)

Tốc độ tăng trưởng trung bình của du khách Việt Nam tăng dần qua mỗi năm, theo thống kê năm 2012 có 4.8 triệu lượt khách tăng trung bình 9.5% mỗi năm (tốc độ tăng trưởng cao thứ 2 sau Myanmar ở mức 10.6%) đạt 8.6 triệu chuyến đi năm 2018 . Sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường outbound Việt Nam do nhiều yếu tố tác động, phần lớn do kinh tế- xã hội phát triển làm xuất phát tầng lớp trung lưu những người có thu nhập từ 15 triệu đồng trở lên. Cùng với đó gần 60% dân số Việt Nam có trình độ và thu nhập tốt hơn so với thế hệ trước.

Theo dự báo,tổng lượt khách đi du lịch nước ngoài sẽ tăng nhanh trong giai đoạn từ 2016-2021.

Điểm đến Châu Á đứng đầu về số lượt đến của khách du lịch Việt Nam, nhu cầu của khách du lịch không gói gọn trong những điểm đến truyền thống như: Thái Lan, Singapore, Myanmar hay Trung Quốc. Hiện tại, khách Việt Nam không ngừng mở rộng điểm đến tại Châu Á, dự kiến trong năm 2019, điểm đến Đông Á (Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan) trở thành lựa chọn hàng đầu của du khách Việt Nam.[

Nhật Bản đang đặt mục tiêu thu hút 40 triệu khách du lịch vào năm 2020 khi Tokyo tổ chức Thế vận hội Olympic và Paralympic 2020. Để thực hiện mục tiêu này được thành công đòi hỏi chính phủ Nhật Bản đã nới lỏng các quy tắc thị thực, mở rộng sân bay cho các

hãng hàng không và thúc đẩy các dịch vụ lưu trú để giải quyết tình trạng thiếu chỗ ở cho khách du lịch trong những màu cao điểm này.

Bảng 1.2 Số lượng khách đến từ các quốc gia năm 2017

Quốc gia Số lượng

Hàn Quốc 7.140.438 Đài Loan 4.564.053 Hồng Kông 2.231.568 Mỹ 1.374.964 Thái Lan 987.211 Khác 5.037.021

Biểu đồ1.3: Khách du lịch đến Nhật từ các quốc gia

(Nguồn: JNTO)

Trong tổng số 28,691,073 khách du lịch đến Nhật Bản trong năm 2017 đứng đầu là khách du lịch Trung Quốc.

Trung Quốc: Trong tổng số khách 7,355,818 khách chiếm 26%

Cũng từ JNTO cho biết rằng số lượng khách du lịch từ Việt Nam đến Nhật Bản đạt 308,898 lượt khách năm 2017

(Nguồn: JNTO)

Có thể nhận thấy rằng số liệu khách đến Nhật Bản tăng đều qua mỗi năm. Du khách đến Nhật Bản tăng đều năm 2014 tăng 29,4%, năm 2015 là 47,1%, năm 2016 là 21,8% và năm 2017 là 19,3%. Tính từ 7 tháng đầu năm 2018 Nhật đã đón 18,730,900 lượt khách nước ngoài đến du lịch tại Nhật Bản tăng 17,9% so với cùng kỳ 7 tháng đầu năm 2017 dự kiến số lượng khách đến Nhật ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ.

Du lịch Nhật Bản năm 2017 cũng đạt được những con số ấn tượng. Lượng khách quốc tế đến Nhật tháng 12 tăng 23% đạt 2,52 triệu lượt, phá kỷ lục 2,05 triệu lượt tháng 12/2016. Tháng 4 ghi nhận kỷ lục cao nhất với 38.928 lượt khách, trong khi đó, các tháng còn lại cũng có lượt khách cao hơn cùng kỳ năm 2016.

Bảng 1.3: Lượt khách đến tháng 3 năm 2020 (Số liệu sơ bộ của JNTO) Country/Area Total Tháng 1- Tháng 3 năm 2019 Tháng 1- Tháng 3 năm 2020 Phần trăm(%) Grand Total 8.053.797 3.939.800 -51.1 South Korea 2.080.773 477.400 -77.1 China 2.169.317 1.022.400 -52.9 Taiwan 89.760 689.300 -42.1 Hong Kong 505.046 344.900 -3.7 Thailand 374.937 215.300 -38.1 Singapore 92.465 54.900 -40.6 Malaysia 8.674 74.700 -37.1 Indonesia 396.708 69.600 -28.0 Philippines 119.674 104.200 -12.8 Viet Nam 122.633 111.100 -9.4 India 39.219 22.400 -43.0 Australia 172.869 142.600 -17.5 U.S.A 372.422 213.700 -42.6 Canada 84.135 52.600 -37.5 United Kingdom 83.718 49.700 -40.6 Framce 62.125 41.300 -33.5 Germany 53.401 28.600 -46.4 Italya 26.886 13.100 -51.3 Russia 23.618 20.700 -12.4 Spain 17.831 11.300 -36.6 Others 274.725 180.000 -34.5 (Nguồn JNTO)

Do ảnh hưởng cua dịch bệnh Covid19 nên ngành du lịch cũng bị khủng hoảng nói chung và thị trường Nhật Bản nói riêng theo như bảng ta có thể thấy rằng lượng khách đến Nhật 2020 sụt giảm rõ rệt.

Tại các quốc gia Đông Nam Á.

-Thái Lan đã giảm 96.7% so với cùng kỳ xuống còn 4.800. Với sự lây lan của nhiễm trùng coronavirus mới

-Tại Singapore, con số này là 5.100, giảm 88.3% so với năm trước. Số lượng du khách đến Nhật Bản giống như năm trước do thực tế là dịch bệnh đã được tăng cường kiểm dịch tại Nhật Bản và làm mất hiệu lực thị thực. Nên số lượng khách đến thấp hơn đáng kể so với cùng tháng

-Tại Malaysia, con số này là 3.300, giảm 93,5% so với năm trước, còn tại Indonesia, con số này là 7.400, giảm 81,3% so với năm trước

-Việt Nam đã giảm 56.6% so với cùng kỳ xuống 20.800. Từ cuối tháng 1 đến tháng 2, chính phủ Việt Nam và các tổ chức liên quan đến du lịch đã ban hành một số thông báo chính thức việc hạn chế visa tại Địa sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam.

-Cuối cùng là Ấn Độ có 1.900 người, giảm 89,3% so với năm trước.

Đánh giá Nhật Bản là một trong những thị trường tiềm năng đáng để công ty khai thác khi xã hội phát triển, nhu cầu và mức sống con người lại tăng là động lực khiến công ty khai thác chương trình outbound Nhật Bản.

Số khách du lịch Nhật Bản tăng đều qua mỗi năm, tuy ít nhưng đều đặn. Như vậy có thể thấy rằng số lượng khách Việt Nam đi du lịch Nhật Bản còn tương đối nhỏ lẻ và hạn chế về số lượng

1.6.2. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.

Cạnh tranh là một hiện tượng tự nhiên là mâu thuẫn giữa các cá thể có chung một thị trường sống đối với điều kiện mà các cá thể cùng. Trong hoạt động kinh tế điều đó thể hiện qua sự ganh đua giữa các công ty trong cùng ngành kinh doanh với nhau (Industry Competitors)

a. Các định nghĩa về cạnh tranh, đối thủ cạnh tranh

Trong thị trường kinh doanh không tránh khỏi nhiều sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp, chỉ khi có sự cạnh tranh thì kinh tế mới phát triển vượt bậc được. Theo từ điển kinh doanh (1992 tại Anh) và nhà nghiên cứu K. Marx, các tác giả trong cuốn "Các vấn đề pháp lý về thể chế và chính sách cạnh tranh kiểm soát độc quyền kinh doanh, thuộc sự án VIE/97/016 đều đưa ra những nhận định có nhiều đặc điểm tương quan như sau: Họ cho rằng cạnh tranh đó chính là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt, kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi về phía công ty mình để thu lại lợi nhuận siêu ngạch, nâng cao vị thế của mình trên thị trường.

Một số nhận địch khác như theo Porter’s (1998):“Industry rivalry usually takes the form of jockeying for position using various tactics (for example, price competition, advertising battles, product introductions). This rivalry tends to increase in intensity when

companies either feel competitive pressure or see an opportunity to improve their position”.

Dịch: Sự cạnh tranh trong ngành thường có hình thức đấu tranh cho vị trí bằng nhiều chiến thuật khác nhau (ví dụ: cạnh tranh về giá, trận chiến quảng cáo, giới thiệu sản phẩm). Sự cạnh tranh này có xu hướng gia tăng cường độ khi các công ty cảm thấy áp lực cạnh tranh hoặc nhìn thấy một cơ hội để cải thiện vị trí của họ[4]

Từ những nhận định về sự cạnh tranh bên trên ta có thể nhận thấy rằng trong môi trường cạnh tranh sẽ xuất hiện các đối thủ cạnh tranh có thể cùng ngành hoặc khác ngành, trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng đó sẽ là những doanh nghiệp phục vụ cùng phân khúc khách hàng mục tiêu, cùng chủng loại sản phẩm, cùng thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng.

Theo Philip Kotler (1967) ông cho rằng muốn cho doanh nghiệp đạt được những thành công thì chính bản thân doanh nghiệp phải đem lại sự thỏa mãn cho khách hàng sao cho nó vượt trội hơn các đối thủ cạnh trạnh, do đó các chuyên gia nên làm nhiều hơn thay vì là cứ thích nghi với nhu cầu của ngươi tiêu dùng. Cùng với việc nghiên cứu xem đối thủ cạnh tranh đối với công ty là ai, ta sẽ có cái nhìn tổng quan hơn khi đưa ra các sản phẩm trên thị trường, đưa ra được những điểm ưu và nhược khi bước chân tham gia vào một thị trường cụ thể nào [18]

b. Phân loại đối thủ cạnh tranh.

Để củng cố và phát triển như hiện nay, công ty cổ phần Vntour luôn luôn hình thành từ các chuỗi liên kết với các doanh nghiệp (nhà hàng- khách sản- vận tải…) tuy nhiên trên mọi thị trường đều có sự cạnh tranh khốc liệt và Vntour không tránh khỏi điều đó, công ty

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN sản PHẨM TOUR OUTBOUND mới tại CÔNG TY CP VNTOUR TOUR NHẬT bản 5 NGÀY 4 đêm (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w