Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN sản PHẨM TOUR OUTBOUND mới tại CÔNG TY CP VNTOUR TOUR NHẬT bản 5 NGÀY 4 đêm (Trang 45 - 47)

Cạnh tranh là một hiện tượng tự nhiên là mâu thuẫn giữa các cá thể có chung một thị trường sống đối với điều kiện mà các cá thể cùng. Trong hoạt động kinh tế điều đó thể hiện qua sự ganh đua giữa các công ty trong cùng ngành kinh doanh với nhau (Industry Competitors)

a. Các định nghĩa về cạnh tranh, đối thủ cạnh tranh

Trong thị trường kinh doanh không tránh khỏi nhiều sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp, chỉ khi có sự cạnh tranh thì kinh tế mới phát triển vượt bậc được. Theo từ điển kinh doanh (1992 tại Anh) và nhà nghiên cứu K. Marx, các tác giả trong cuốn "Các vấn đề pháp lý về thể chế và chính sách cạnh tranh kiểm soát độc quyền kinh doanh, thuộc sự án VIE/97/016 đều đưa ra những nhận định có nhiều đặc điểm tương quan như sau: Họ cho rằng cạnh tranh đó chính là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt, kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi về phía cơng ty mình để thu lại lợi nhuận siêu ngạch, nâng cao vị thế của mình trên thị trường.

Một số nhận địch khác như theo Porter’s (1998):“Industry rivalry usually takes the

form of jockeying for position using various tactics (for example, price competition, advertising battles, product introductions). This rivalry tends to increase in intensity when

companies either feel competitive pressure or see an opportunity to improve their position”.

Dịch: Sự cạnh tranh trong ngành thường có hình thức đấu tranh cho vị trí bằng

nhiều chiến thuật khác nhau (ví dụ: cạnh tranh về giá, trận chiến quảng cáo, giới thiệu sản phẩm). Sự cạnh tranh này có xu hướng gia tăng cường độ khi các công ty cảm thấy áp lực cạnh tranh hoặc nhìn thấy một cơ hội để cải thiện vị trí của họ[4]

Từ những nhận định về sự cạnh tranh bên trên ta có thể nhận thấy rằng trong môi trường cạnh tranh sẽ xuất hiện các đối thủ cạnh tranh có thể cùng ngành hoặc khác ngành, trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng đó sẽ là những doanh nghiệp phục vụ cùng phân khúc khách hàng mục tiêu, cùng chủng loại sản phẩm, cùng thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng.

Theo Philip Kotler (1967) ông cho rằng muốn cho doanh nghiệp đạt được những thành cơng thì chính bản thân doanh nghiệp phải đem lại sự thỏa mãn cho khách hàng sao cho nó vượt trội hơn các đối thủ cạnh trạnh, do đó các chuyên gia nên làm nhiều hơn thay vì là cứ thích nghi với nhu cầu của ngươi tiêu dùng. Cùng với việc nghiên cứu xem đối thủ cạnh tranh đối với công ty là ai, ta sẽ có cái nhìn tổng quan hơn khi đưa ra các sản phẩm trên thị trường, đưa ra được những điểm ưu và nhược khi bước chân tham gia vào một thị trường cụ thể nào [18]

b. Phân loại đối thủ cạnh tranh.

Để củng cố và phát triển như hiện nay, cơng ty cổ phần Vntour ln ln hình thành từ các chuỗi liên kết với các doanh nghiệp (nhà hàng- khách sản- vận tải…) tuy nhiên trên mọi thị trường đều có sự cạnh tranh khốc liệt và Vntour không tránh khỏi điều đó, cơng ty gặp khó khăn khơng ít với các đối thủ cạnh tranh hoạt động lâu năm và có thương hiệu trên 10 năm, bên cạnh đó đối thủ cạnh tranh của cơng ty cịn đến từ những cơng ty mới thành lập. Nhìn chung cơng ty phân thành 3 nhóm đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ cạnh tranh gián tiếp và cuối cùng là đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Đây là kiểu đối thủ cạnh tranh khá phổ biến của doanh

nghiệp lữ hành, có thể họ khơng cạnh tranh với tất các dịch vụ, sản phẩm giống bạn nhưng họ rất giống với doanh nghiệp của bạn trong nhiều khía cạnh của sản phẩm hay dịch vụ cung cấp có chăng thì chỉ khác ở việc phân phối sản phẩm khác nhau hoặc họ sử dụng chiến lược tiếp thị khác.

Đối thủ cạnh tranh gián tiếp( sản phẩm thay thế) là đối thủ cung cấp khác sản phẩm,

dịch vụ nhưng cùng giả quyết một nhu cầu của khách hàng. Khách hàng hồn tồn có thể sử dụng sản phẩm này khi khơng có sản phẩm của doanh nghiệp. Nhiều sản phẩm thay thế mới ra đời làm thay đổi hoàn toàn nhu cầu của khách hàng về sản phẩm dịch vụ (chủ yếu là sản phẩm công nghệ.

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: là những đối thủ có khả năng gia nhậpvà cạnh tranh

trong một ngành, phân khúc khách hàng nhưng chưa gia nhập

Việc kinh doanh ln có đối thủ vì nếu cơ hội kinh doanh là tốt với bạn thì chắc chắn củng sẽ tốt với người khác vậy nên chúng ta phải luôn chấp nhận cạnh tranh để hồn thiện mình và đẩy mạnh hiệu quả công việc. Vấn đề đặt ra là bạn phải phân tích những mặt mạnh, yếu của đối thủ để học tập những cái tốt của họ, khác phục hạn chế của mình củng như đưa ra các chiên lược, lập kế hoạch marketing phù hợp, các chiến lược để giữ khách hàng củ và thu hút thêm khách hàng mới. Đối với mỗi đối thủ cạnh tranh khác nhau công ty cần đưa ra những biện pháp khác nhau, khuyến khích cho ưu điểm hạn chế khuyết điểm giúp công ty đạt hiệu quả hơn trong việc khai thác khách hàng.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN sản PHẨM TOUR OUTBOUND mới tại CÔNG TY CP VNTOUR TOUR NHẬT bản 5 NGÀY 4 đêm (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w