Khả năng chi trả

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN sản PHẨM TOUR OUTBOUND mới tại CÔNG TY CP VNTOUR TOUR NHẬT bản 5 NGÀY 4 đêm (Trang 95 - 99)

2.5. Phân tích hành vi khách hàng đi du lịch tại Nhật Bản

2.5.4. Khả năng chi trả

Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập, phát triển đất nước, cùng với đó là sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ làm cho người dân có mức sống cao hơn, do đó họ có nhiều khả năng thanh tốn cho các nhu cầu du lịch trong nước cũng như là du lịch nước ngoài.

Khi du lịch tại Nhật Bản khách hàng là nười phải chi trả cho hầu hết mọi dịch vụ, sản phẩm hàng hóa. Để có thể chi trả cho việc tiêu dùng đó địi hỏi khách hàng phải có tiềm lực tài chính vững vàng, đó là điều kiện cần thiết bắt buộc phải có trong một chương trình du lịch từ việc đó cơng ty sẽ biến nhu cầu đi du lịch Nhật Bản của khách hàng thành khả năng thanh tốn của khách hàng đó, trong hoạt động đi du lịch tại Nhật Bản khách hàng phải chi trả thêm cho các hoạt động như mua sắm, tiền tip cho hướng dẫn viên,… và đối với công ty làm sao để khách hàng có thể bỏ ra nhiều tiền nhất để tận hưởng mọi dịch vụ có trong chương trình du lịch của cơng ty. Chính vì thế, thu nhập của khách hàng chính là chỉ tiêu quan trọng và là điều kiện vật chất để khách hàng có thể mua chương trình du lịch tại cơng ty. Khách hàng khi họ muốn đi du lịch bên cạnh việc phải có khoảng thời gian nhàn rỗi thì việc phải có đủ tiền mới thực hiện được mong muốn đó.

Dù có sự khác biệt trong việc lựa chọn điểm đến, song vấn đề quan tâm hàng đầu của khách du lịch là vấn đề chi phí (60.5%). Lý giải về điều này, khách hàng tham gia khảo sát cho rằng du lịch trở thành nhu cầu chi tiêu thiết yếu cho cuộc sống. Tùy vào mức thu nhập mỗi năm mà khách Việt Nam sẽ cân nhắc về chi phí bỏ ra cho chuyến đi nước ngồi của mình. Ngồi việc quan tâm về chi phí, du khách Việt Nam cịn quan tâm nhiều đến thủ tục Visa tại điểm đến (43.5%). Vẻ đẹp và sự độc đáo của điểm đến (53.1%). Ẩm thực (47.5%) và thời gian dành cho chuyến đi là (40,7). Theo báo cáo của “ Báo cáo Viet Nam Travel Trend 2019”

Biểu đồ 2.3: Thu nhập bình quân của người làm cơng ăn lương theo trình độ học vần quý I năm 2019

( Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)

Thu nhập bình qn tháng từ cơng việc làm cơng hưởng lương của những người có trình độ trên đại học trở lên là gần 13,5 triệu đồng/tháng, những người chưa học xong tiểu học là 5,1 triệu đồng/tháng, những người chưa từng đi học là 4,3 triệu/tháng.

Thu nhập bình qn tháng từ cơng việc làm cơng hưởng lương của nhóm “Nhà lãnh đạo trong các ngành, các cấp và các đơn vị” cao nhất (11,2 triệu đồng/tháng), tăng gần 2 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước, nhóm “Nhà chun mơn kỹ thuật bậc cao” là 9,4 triệu đồng/tháng, tăng gần 1,4 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước, nhóm “lao động giản đơn” là 4,8 triệu đồng/tháng, tăng 844 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước

Biểu đồ 2.4: Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công ăn lương theo thâm niên công tác, quý I/2019

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)

Thu nhập đóng vai trị quan trọng trong việc hoạt động của các công ty du lịch, khi người dân có thu nhập cao hơn, mức sống cao hơn họ sẽ nghĩ đến những hoạt động vui chơi, giải trí nhiều hơn so với khi họ chỉ kiếm vừa đủ sống, đủ trang trải cho sinh hoạt thường ngày. Dựa vào thu nhập trung bình của khách hàng hiện nay dao động từ 8- 10 triệu, những khách hàng đạt được mức lương này là những khách có kinh tế thu nhập khá. Đối tượng khách hàng đạt mức thu nhập từ 10 triệu VNĐ trở lên họ có cuộc sống dư giả, có điều kiện nghỉ ngơi, vui chơi giải trí. Như vậy, ta có thể xác định được lượng khách hàng tiềm năng của công ty sẽ là những khách hàng có thu nhập khá với mức lương từ 10 triệu VNĐ trở lên. Ngồi ra, nhóm khách hàng đạt trên 10 triệu sẽ là nhóm khách hàng tiềm năng đối với cơng ty (nhóm khách hàng thượng lưu), đây là nhóm đối tượng có nhu cầu cao, địi hỏi cao về chương trình du lịch.

Theo kết quả khảo sát từ Cục Thống kê Việt Nam: “mức chi tiêu bình quân cho chuyến đi của người Việt từ 5-10 triệu đồng. Khách lựa chọn sản phẩm trọn gói có thể sãn sàng chi từ 10-20 triệu đồng cho một chuyến đi, cao hơn so với mức chi mà khách lựa chọn du lịch tự túc là từ 5-10 triệu đồng/ chuyến. Mức chi tiêu phân hóa lớn trong việc lựa chọn điểm đến, đối với những điểm đến trong khu vực khách thường chi dưới 10 triệu đồng cho một chuyến đi. Trong khi đó, họ có thể chi tiêu từ 60-100 triệu đồng cho một số quốc gia khác như: Châu Âu..”

Biểu đồ 2.5: Chi tiêu du lịch 2018 bình quân đầu người theo danh mục (Việt Nam / Tổng thể)

(Nguồn JNTO)

Dựa vào biểu đồ ta có thể thấy, khách hàng khi đến với “xứ sở hoa anh đào” thì họ tiêu dùng và chi trả cho hoạt động mua sắm chiểm tỷ lệ lớn trong có cấu chiêm 33,8% tương đương với 63.479 Yên Nhật (13.906.056,31 VNĐ)

Lưu trú chiếm chi tiêu đứng thứ 2 trong cơ cấu chiếm 29,6% tương đương với 55.818 Yên Nhật (12.195.136,63 VNĐ)

Ăn uống chiếm 23,3% tương đương 43.846 Yên Nhật (9.579.489,78VNĐ)

Vận chuyển 18.900 Yên Nhật (4.129.278,77) chiếm 10% cơ cấu tiêu dùng tại Nhật Bản và các dịch vụ khác chiếm 0,1% tương đương với 240 Yên Nhật (52.435,29 VNĐ)

Phần lớn chi trả của khách tại điểm đến là ăn uống chiếm 19.9%, lưu trú 13.8% và mua sắm chiếm 13%.

Công ty sẽ dựa trên những số liệu thu thập được từ những khảo sát để đưa ra các mức giá phù hợp cho từng đối tượng sử dụng trải nghiệm dịch vụ tại cơng ty, tùy theo mục đích của khách hàng ứng với từng nhu cầu. Từ đó, khách sẽ chọn cho mình một chương trình phù hợp với một mức giá ưu đãi đến từ Vntour,

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN sản PHẨM TOUR OUTBOUND mới tại CÔNG TY CP VNTOUR TOUR NHẬT bản 5 NGÀY 4 đêm (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w