2.5. Phân tích hành vi khách hàng đi du lịch tại Nhật Bản
2.5.3. Thị hiếu du lịch
Thị hiếu của khách du lịch được hiểu như là sở thích của người tiêu dùng, khách hàng là mức độ mà khách hàng ưu tiên lựa chọn hàng hóa này so với hàng hóa, dịch vụ khác khi khách hàng mua hàng (giáo trình Kinh tế học, 2000). Trong việc kinh doanh du lịch, thị hiếu của khách hàng chỉ mang tính chủ quan cá nhân, được đo bằng tiện ích của các dịch vụ mà khách hàng lựa chọn. Thị hiếu của du khách cho phép họ được lựa chọn các sản phẩm dịch vụ theo mức độ tiện ích mà những gì dịch vụ đó mang lại. Bên cạnh đó, nhận định về thị hiếu của khách du lịch là một trạng thái tâm lý đặc biệt trong quá trình nhận thức của du khách, đây là mối quan tâm đặc biệt của họ đối với sản phẩm, dịch vụ.
Trong những năm gần đây, số lượng khách Việt Nam đi du lịch quốc tế (outbound) luôn đạt mức tăng trưởng 10-15%/ năm. Thu nhập ổn định, du lịch dần trở thành mục tiêu chính của người Việt Nam đặc biệt là loại hình du lịch nước ngoài. Theo thống kê số lượng khách Việt Nam ra nước ngoài đạt 8,6 triệu chuyến/ năm 2018, dự kiến trung bình tăng 9,5% mỗi năm đến năm 2021. Với tốc độ tăng trưởng nhanh, thị trường outbound Việt Nam được đánh giá là một thị trường với đầy tiềm năng phát triển thành một thị trường lớn tại khu vực Đông Nam Á trong một vài thập kỷ tới.
Theo khảo sát từ Advertising Việt Nam: “90,1% khách hàng chọn hình thức tham quan du lịch ngắm cảnh là chính, tiếp theo đó là khám phá ẩm thực địa phương 84,1%, hoạt động giải trí là 57,5%, mua sắm 40,2%, hoạt động mạo hiểm là 16,4% và cuối cùng là hoạt động thể thao 10,2%”.
Như vậy ta có thể thấy rằng hoạt động tham quan, ngắm cảnh, khám phá ẩm thực địa phương chiếm đa số trong cơ cấu của nhu cầu du lịch. Căn cứ vào đó, cơng ty sẽ tạo ra nhiều sản phẩm nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách du lịch Việt Nam.
Bảng 2.12: Xu hướng đi du lịch Nhật Bản theo tháng ĐVT: lượt khách ĐVT: lượt khách Năm Tháng 2017 2018 2019 1 21.621 27.703 35.375 2 22.000 23.366 39.377 3 30.594 35.235 47.881 4 38.928 50.299 55.295 5 22.8 28.72 39.900 6 21.869 29.476 35.149 7 24.696 33.492 40.762 8 24.665 34.229 43.709 9 25.388 29.270 38.325 10 32.461 39.421 46.510 11 24.880 33.986 41.892 12 19.678 24.356 30.606 (Nguồn: JNTO)
Biểu đồ 2.2: Xu hướng đi du lịch theo Tháng của người Việt Nam
(Nguồn JNTO)
Dựa vào biểu đồ ta có thể thây được rằng, khách Việt Nam sẽ đến Nhật Bản từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau là đơng nhất, vì theo lịch của người Việt thì đây là thời gian nghỉ Tết của người Việt và được xem là kỳ nghỉ dài nhất trong năm, các gia đình thường lựa
chọn dịp nghỉ lễ này để đưa gia đình ra nước ngồi nghỉ lễ và đặc biệt đây cũng là mùa hoa anh đào nở rộ thu hút rất nhiều lượt khách đến trong năm.