Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo (Trang 25 - 27)

1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.4. Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm

* Quản lý

F.W.Taylor (1856-1915), được coi là cha đẻ của Thuyết quản lý khoa học đã định nghĩa: “Quản lý là biết chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó thấy rằng họ đã hồn thành cơng việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [26].

H.Fayol (1841-1925), tác giả của thuyết quản lý tổng quát, định nghĩa như sau: “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra” [26].

đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra” [28].

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể của những người lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [29].

Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với qui luật, đạt tới mục đích đề ra và đúng ý chí của người quản lý.

Quản lý là sự tác động của cơ quan quản lý vào đối tượng quản lý để tạo ra một sự chuyển biến toàn bộ hệ thống nhằm đạt đến một mục đích nhất định.

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Công tác quản lý lãnh đạo một tổ chức xét cho cùng là thực hiện hai quá trình liên hệ chặt chẽ với nhau: Quản và Lý. Q trình “Quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái ổn định, quá trình “Lý” gồm việc sửa sang, sắp xếp, đổi mới đưa vào thế “phát triển.

Từ những vấn đề nêu trên, có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có mục đích của

chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý thông qua các chức năng quản lý nhằm thực hiện tốt mục tiêu đã xác định.

* Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm

Từ những cách tiếp cận trên, có thể khái quát: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng

lực sư phạm cho giảng viên trường Cao đẳng An ninh nhân dân là những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến toàn bộ hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đáp ứng yêu cầu của giáo dục và đào tạo trong thời kỳ mới.

Mục tiêu quản lý: Tạo dựng môi trường và những điều kiện thuận lợi để thực

hiện tốt mục tiêu, kế hoạch bồi dưỡng NLSP cho giảng viên hướng đến chuẩn hóa chất lượng giảng viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT trong CAND.

Chủ thể quản lý: Bồi dưỡng NLSP cho giảng viên gồm chủ thể trực tiếp và chủ thể gián tiếp. Chủ thể trực tiếp là lãnh đạo các bộ môn, khoa; tổ trưởng tổ chuyên môn, Ban Giám hiệu, CBQL của Cục Đào tạo – Bộ Công an. Chủ thể gián tiếp quản lý bồi dưỡng là các cấp ủy đảng, các phịng ban, trung tâm có chức năng

và quyền hạn quản lý giáo dục của Nhà trường.

Đối tượng quản lý: Hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên Trường Cao

đẳng An ninh nhân dân.

Nội dung quản lý: Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch, quản lý

việc thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng NLSP, quản lý chủ thể và đối tượng bồi dưỡng NLSP, quản lý các điều kiện, cơ sở vật chất bồi dưỡng NLSP, quản lý tự bồi dưỡng NLSP của giảng viên, quản lý kiểm tra và đánh giá kết quả bồi dưỡng NLSP cho giảng viên Trường Cao đẳng ANND.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo (Trang 25 - 27)