Yêu cầu đồi mới giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo (Trang 27 - 29)

1.3. Yêu cầu đồi mới giáo dục và nội dung quản lý hoạt động bồi dƣỡng

1.3.1. Yêu cầu đồi mới giáo dục

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã chỉ rõ thành tựu và hạn chế của GD&ĐT nước ta trong những năm qua. Trên cơ sở đó Đảng ta khẳng định, đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đang trở thành một yêu cầu khách quan và cấp bách của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta trong giai đoạn hiện nay: “Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thơng giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất”, khẳng định trên của Đảng cho thấy nền giáo dục của nước ta đang tồn tại những bất cập rất lớn trước g yêu cầu mới đất nước. Đặc biệt trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, sự phát triển như vũ bao của khoa học - cơng nghệ, q trình bùng nổ thơng tin, sự giao thoa về văn hóa… tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó đặt ra những thách thức, nhiệm vụ mới đối với giáo dục.

Đối với sự phát triển của đất nước, Đảng ta xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu, là động lực chủ yếu của quá trình phát triển nhanh và bền vững, vì vậy, giáo dục có nhiệm vụ đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng sự nghiệp

cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng.

Đất nước ta hiện nay đang đứng trước sự tác động mạnh mẽ của tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế, kinh tế thị trường, sự du nhập về văn hóa, lối sống… dẫn đến sự thay đổi các giá trị truyền thống, sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa như Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng đã xác định. Thực tế này đòi hỏi hệ thống giáo dục cần điều chỉnh theo hướng tăng mạnh việc trang bị nền tảng văn hóa, kỹ năng sống và các giá trị đạo đức cho con người Việt Nam.

Thực tiễn đang biến đổi nhanh chóng từng ngày, đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi mới đối với GD&ĐT. Tuy nhiên, nền giáo dục của chúng ta đang khá lạc hậu, chưa đáp ứng được thực tiễn, mặc dù đã đổi mới mạnh mẽ, quyết liệt. Nền giáo dục nước ta còn quá chú trọng trang bị kiến thức chuyên môn; chưa thực sự quan tâm đúng mức cho việc trau dồi phương pháp, kỹ năng; việc dạy và học không gắn chặt với thực tiễn; nền giáo dục của nước ta tương đối khép kín; hệ thống giáo dục và các chương trình ở nước ta so với các nước tiên tiến trên thế giới còn khoảng cách khá xa… Trước bối cảnh đó, chúng ta cần phải tiếp tục, đẩy mạnh sự nghiệp đối mới toàn diện GD&ĐT nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn cách mạng, sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.

Để đáp ứng được sự nghiệp cách mạng trong tình hình mới, GD&ĐT phải đổi mới mạnh mẽ, toàn diện ở tất cả các khâu, các thành tố của quá trình giáo dục, cụ thể như:

Yêu cầu về đổi mới mục tiêu giáo dục: Trên cơ sở mục tiêu đổi mới GD&ĐT, cần xác định rõ và công khai mục tiêu, chuẩn đầu ra của từng bậc học, môn học, chương trình, ngành và chuyên ngành đào tạo.

Yêu cầu về đổi mới nội dung giáo dục: Chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hịa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phát triển năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội, từng bước tiếp cận trình độ khoa học và cơng nghệ tiên tiến của thế giới.

Yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học: Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; dạy học theo đinh hướng phát triển năng lực, dạy học tình huống, ứng dụng cơng nghệ thơng tin và truyền thông trong dạy và học.

Yêu cầu về đổi mới công tác kiểm tra, đánh giáo: Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan.

Yêu cầu về đổi mới cơng tác quản lí giáo dục: Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng công tác quản lý chất lượng.

Yêu cầu về phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo (Trang 27 - 29)