Tác động từ yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo trong Công an

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo (Trang 37 - 39)

1.4. Những yếu tố tác động đến quản lý hoạt động bồi dƣỡng năng lực sƣ

1.4.1. Tác động từ yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo trong Công an

hiện nay

Trong những năm gần đây, giáo dục nước ta nói chung và trong lực lượng CAND nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần quan trọng, thực hiện thắng lợi của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới, vì nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, nên công tác GD&ĐT trong CAND đã bộc lộ một số yếu kém, bất cập, trong đó có những vấn đề gây ra những bức xúc trong đời sống xã hội, tạo dư luận xấu; kết quả đạt được chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng. Đặc biệt là công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự, an tồn xã hội trong tình hình mới có nhiều biến động, thách thức. Q trình đổi mới GD&ĐT trong CAND cịn thiếu đồng bộ, cịn chắp vá; nhiều chính sách, cơ chế, giải pháp khơng cịn phù hợp với

thực tiễn chưa được điều chỉnh, bổ sung kịp thời…

Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới ngày càng đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt trước yêu cầu chuyển đổi và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao; tình hình tội phạm diễn biến phức tạp với nhiều âm mưu, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; âm mưu, chiến lược diễn biến hịa bình, tự diễn biến, tự chuyển hóa, tội phạm cơng nghệ cao, tội phạm tham mô, tham nhũng... là một thách thức lớn đối với lực lượng CAND. Thực trạng đó đã đặt ra nhiệm vụ mới cho công tác GD&ĐT trong CAND. Bộ Công an phải đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới tồn diện GD&ĐT, đa dạng hóa các hình thức học tập nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Trong xu thế đó, đổi mới GD&ĐT trong CAND, đổi mới chương trình giáo dục, đào tạo trong CAND, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, nâng cao năng lực cán bộ quản lý là một tất yếu khách quan, phù hợp với điều kiện của đất nước và trình độ của giảng viên, góp phần nâng cao chất lượng của công tác giáo dục.

Với thực tế đó, cơng tác đào tạo giảng viên cần được đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ và có hiệu quả. Hiện nay, các điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội, quan hệ ngoại giao… ngày càng phát triển. Điều đó đặt ra nhiệm vụ mới, trọng trách mới đối với công tác GD&ĐT của lực lượng CAND. Ngược lại, để công tác giáo dục, đào tạo của lực lượng cơng an hồn thành sứ mạng của mình thì tồn xã hội, Nhà nước, Bộ Cơng an cần đầu tư, quan tâm hơn nữa đối với các nhà trường, đối với giảng viên. Đây là mối quan hệ biện chứng, khách quan giữa giáo dục và xã hội mà nhà quản lý cần quan tâm giải quyết trong quá trình thực hiện đổi mới GD&ĐT trong CAND, trong quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực cho giảng viên các trường CAND.

Đảng ta đã xã định giáo dục là một trong những “quốc sách hàng đầu”, giáo dục trong CAND là nền tảng để thực hiện thắng lợi sự nghiệp Quốc phòng – An ninh. Vì vậy, Đảng ủy Cơng an Trung ương đã chỉ đạo xây dựng, ban hành tiêu chuẩn của các chức danh giảng dạy trong CAND để định hướng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo. Đây là căn cứ chính trị, pháp lý quan trọng để các cấp quản lý giáo dục chỉ đạo thực hiện; để các nhà QLGD, Ban Giám hiệu các trường CAND

hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch về bồi dưỡng giảng viên cho phù hợp với yêu cầu phát triển GD&ĐT trong thời kỳ mới.

Thực hiện chủ trương trên, hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên Trường Cao đẳng ANNDI đã nhận được sự đầu tư của Nhà nước, của Bộ Công an trong việc đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống thông tin, nguồn nhân lực... Đây là những điều kiện thuận lợi để thực hiện mục tiêu mà nhà quản lý mong đợi.

Đề án thành phần số 5, thuộc Đề án 1229 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo trong các trường, cơ sở giáo dục, đào tạo trong CAND đã xác định nhiệm vụ trong tâm là phải đầu tư, phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ, năng lực chun mơn cao, nghiệp vụ vững vàng đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.

Căn cứ vào Đề án và định hướng trên, khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng NLSP cho giảng viên, nhà quản lý cần đảm bảo kế hoạch theo hướng tích hợp, đổi mới phù hợp với xu thế nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, có tâm huyết và chuyên môn nghiệp vụ giỏi; nắm vững chương trình, mục tiêu giáo dục trong CAND; xây dựng mơi trường học tập, giáo dục lấy học viên làm trung tâm; dạy học theo định hướng phát triển năng lực; coi trọng năng lực, tâm lý của học viên nhằm phát huy tốt nhất khả năng của học viên, chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu về chính trị, nghiệp vụ, pháp luật, kỹ năng nghề nghiệp để học viên thực hiện tốt nhiệm vụ đấu tranh phịng, chống tội phạm trong tình hình mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo (Trang 37 - 39)