Mức độ cần thiết của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo (Trang 103 - 106)

Nhận xét:

Kết quả thu được ở bảng 3.1 và phân tích biểu đồ 3.1 cho thấy: Đa số CBQL và giảng viên khi được hỏi về mức độ cấn thiết của các biện pháp đề xuất đều đánh giá ở mức độ cấn thiết cao (ĐTBC là 2.62 – mức độ khá). Sự cần thiết của các biện pháp được xếp theo thứ tự là: 3->1->2->4->6->5. Cụ thể:

Biện pháp 3: Tích cực đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng

NLSP cho giảng viên được đánh giá cao nhất về mức độ cần thiết (ĐTB là 2.75). Như vậy, khách thể nghiên cứu đều giá vai trò, tầm quan trọng của việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng NLSP cho giảng viên. Điều này cũng thống nhất với thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên đó là: Thực trạng bồi dưỡng NLSP, công tác quản lý hoạt động bồi bồi dưỡng NLSP đã được nhà trường quan tâm, thực hiện. Nhưng muốn nâng cao hiệu quả các nhà quản lý cần tích cực đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng để tạo ra hứng thú, thu hút, lơi cuốn giảng viên tích cực tham gia.

Biện pháp 1: Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các lực

lượng về bồi dưỡng NLSP cho giảng viên là biện pháp có tính cần thiết xếp ở vị trí thứ hai (ĐTB là 2.67). CBQL và giảng viên cho rằng, đây là biện pháp tốt, rất hữu hiệu để có thể nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên. Vì nếu nâng cao được nhận thức, trách nhiệm cho các lực lượng về bồi dưỡng NLSP cho giảng viên sẽ làm cơ sở để định hướng cho hành động; nhận thức đúng sẽ là động lực thúc đẩy và ý chí quyết tâm để thực hiện hành động.

Biện pháp 2: Xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng NLSP cho giảng

viên được xếp ở vị trí thứ ba về mức độ cần thiết (ĐTB là 2.62). Điều đó nói lên, để nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên, nhà quản lý cần có kế hoạch, sự chuẩn bị kỹ càng cho quá trình bồi dưỡng. Trong đó cần đặc biệt quan tâm đến việc xác định đúng mục tiêu, đối tượng cần bồi dưỡng; lựa chọn nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng; chuẩn bị điều kiện đảm bảo, nguồn nhân lực và vật lực để tiến hành bồi dưỡng. Chỉ khi kế hoạch có tính khoa học, thiết thực, hoạt động bồi dưỡng mới có kết quả cao.

Các biện pháp 4, 5, 6 tuy được xếp thứ tự sau về mức độ cần thiết trong tổng số 6 giải pháp. Tuy nhiên các biện pháp này vẫn được khách thể đánh giá ở mức độ cần thiết, với điểm trung bình thấp nhất là 2.51 (Giải pháp về chuẩn bị chu đáo các điều kiện bảo đảm cho hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên). Điều đó nói lên CBQL, giảng viên đều đánh giá cao, mức độ cần thiết về các biện pháp mà chúng tôi đã đề xuất và đây là cơ sở để nhà quản lý có áp dụng tổng hợp, đồng bộ các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên.

* Về mức độ khả thi của các biện pháp

Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 3.2 và biểu đồ 3.2.

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp

TT Biện pháp Mức độ ĐTB Thức bậc Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1

Giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các lực lượng về bồi dưỡng NLSP cho giảng viên.

81 13 6 2.75 1

2 Xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi

dưỡng NLSP cho giảng viên. 75 17 8 2.67 3

3 Đổi mới nội dung, phương pháp, hình

thức bồi dưỡng NLSP cho giảng viên. 80 13 7 2.73 2 4 Phát huy vai trò tự bồi dưỡng NLSP

cho giảng viên. 72 18 10 2.62 4

5

Chuẩn bị các điều kiện đảm bảo của hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên.

68 24 8 2.60 5

6

Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên.

68 23 9 2.59 6

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)