3.2. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm cho giảng
3.2.6. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực
của giảng viên
* Mục tiêu của biện pháp
Qua kiểm tra giúp CBQL nắm được tình hình thực hiện nhiệm vụ, đánh giá đúng NLSP của giảng viên. Kiểm tra chỉ ra cho ta thấy được những mặt mạnh, mặt yếu trong công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng NLSP của giảng viên, qua đó uốn nắn, đơn đốc, đẩy mạnh việc thực hiện kế hoạch, đồng thời có biện pháp cụ thể để bồi dưỡng cho giảng viên nhằm đạt được mục tiêu quá trình bồi dưỡng NLSP. Kết quả kiểm tra giúp cho CBQL đổi mới tư duy và nâng cao tinh thần trách nhiệm của giảng viên đối với hoạt động bồi năng NLSP của giảng viên.
* Nội dung của biện pháp
Trong công tác quản lý, kiểm tra vừa là một chức năng quan trọng vừa là một biện pháp quản lý có hiệu quả. Kiểm tra mọi hoạt động của nhà trường sẽ giúp cho người quản lý nắm được đầy đủ những thơng tin cần thiết về tình hình thực tế thực hiện nhiệm vụ năm học, đánh giá đúng phẩm chất, năng lực của giảng viên, phát hiện những lệch lạc, thiếu sót để bổ sung, điều chỉnh, uốn nắn kịp thời nhằm khơng ngừng hồn thiện q trình quản lý và nâng cao chất lượng các hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên. Mặt khác kiểm tra của CBQL có tác động đến hành vi của giảng viên, nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ đối với công việc, đảm bảo sự ổn định bền vững phát triển đúng hướng của nhà trường.
* Cách thức thực hiện của biện pháp Tổ chức kiểm tra, đánh giá chung
Cục Đào tạo, Ban Giám hiệu, nhà quản lý tiến hành chuẩn bị nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá quá trình tổ chức hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên.
Ban Giám hiệu, nhà quản lý kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng NLSP; kiểm tra, đánh giá vê nội dung quá trình bồi dưỡng NLSP; sử dụng các hình thức, biện pháp quản lý bồi dưỡng NLSP; chuẩn bị các nguồn lực đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng NLSP.
Cục Đào tạo, Ban Giám hiệu, nhà quản lý khi lựa chọn và sử dụng hình thức kiểm tra, đánh giá cần căn cứ vào chương trình, nhiệm vụ của từng đợt bồi dưỡng,
chu kỳ bồi dưỡng để tiến hành cho phù hợp, gồm kiểm tra thường xuyên qua sinh hoạt chuyên môn; kiểm tra định kỳ theo học kỳ, năm học; kiểm tra đột xuất thực tiễn giảng dạy của giảng viên.
Cục Đào tạo tiến hành kiểm tra hoạt động sư phạm của các trường CAND; Ban Giám hiệu, nhà quản lý tiến hành kiểm tra hoạt động sư phạm của các khoa, bộ môn, tổ chuyên môn như: Kiểm tra nề nếp sinh hoạt chuyên môn, sự điều hành của lãnh đạo các khoa, bộ môn, tổ trưởng, hồ sơ sổ sách, công tác bồi dưỡng chuyên môn của tổ; kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị và các phương tiện kỹ thuật nhằm nâng hiệu quả GD&ĐT của nhà trường; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên; kiểm tra sự phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhất là Cơng an huyện Sóc Sơn trong cơng tác quản lý giáo dục học viên.
Quá trình kiểm tra, đánh giá và so sánh đối chiếu với chỉ tiêu của nhà quản lý từ đó kịp thời đề xuất các biện pháp xử lý như: Phê bình, nhắc nhở; khen thưởng, kỷ luật… để điều chỉnh hệ thống quản lý nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng NLSP cho giảng viên.
Tổ chức kiểm tra, đánh giá với từng giảng viên cụ thể
Ban Giám hiệu, nhà quản lý tiến hành kiểm tra hoạt động sư phạm của giảng viên cụ thể đó là kiểm tra kế hoạch cơng tác; kiểm tra việc thực hiện công tác dạy học và quản lý giáo dục học viên; kiểm tra việc thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày; kiểm tra hồ sơ sổ sách, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, kiểm tra trình độ chun mơn nghiệp vụ, kiểm tra sự phối kết hợp giữa giảng viên và gia đình, cơng an địa phương.
Quá trình kiểm tra cần kết hợp kiểm tra nhận thức với thực tiễn công tác giáo dục, đào tạo của nhà trường để rút kinh nghiệm, định hướng cho nhận thức và bồi dưỡng những mặt còn hạn chế.
Tổ chức sơ kết, tổng kết quá trình bồi dưỡng NLSP cho giảng viên
Trong quá trình sơ kết, tổng kết hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên, CBQL cần tập trung phân tích, đánh giá và làm rõ kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế; nguyên nhân và đặc biệt là tinh thần, thái độ của giảng viên; phát hiện những tổ chức, cá nhân tiên tiến để xây dựng điển hình, biểu dương khen thưởng và phê bình
những việc làm, cá nhân, tổ chức có sai phạm; lắng nghe và tiếp thu ý kiến của cán bộ, giảng viên một cách chân thành làm cơ sở điểu chỉnh quá trình bồi dưỡng.
Quá trình sơ kết, tổng kết cần làm chuyển biến tích cực từ nhận thức đến tổ chức thực hiện của CBQL, giảng viên; vận dụng tốt những kinh nghiệm hay, những việc làm sáng tạo để nhân rộng trong quá trình bồi dưỡng, đồng thời đưa kế hoạch và kết quả bồi dưỡng vào tiêu chuẩn bình xét thi đua để tạo động lực.
* Điều kiện thực hiện biện pháp
Cục Đào tạo, Ban Giám hiệu, nhà quản lý xây dựng và thực hiện quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng NLSP của giảng viên cần đảm bảo tuân thủ những nguyên lý, nguyên tắc của lý luận giáo dục, quy định của luật giáo dục và các quy định của ngành, của trường. Trong đó đề cao và thực hiện tốt các nguyên tắc: Khách quan; hiệu quả; công khai, dân chủ; thường xuyên, liên tục và nguyên tắc về sự phát triển của NLSP.
Cục Đào tạo, Ban Giám hiệu, nhà quản lý khi thành lập bộ phận chuyên trách thực thi công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên phải đảm bảo cơ cấu hợp lý. Thành viên của ban chuyên trách phải là những người có trình độ, kinh nghiệm, uy tín, có phương pháp quản lý và trình độ NLSP.
Cục Đào tạo, Ban Giám hiệu, nhà quản lý cần phát huy vai trị tích cực, tự giác của giảng viên trong tự kiểm tra, đánh giá quá trình bồi dưỡng và tự bồi dưỡng NLSP của mỗi giảng viên. Thơng qua đó giúp giảng viên thường xun thực hiện q trình tự bồi dưỡng, tự hồn thiện các năng lực cần thiết nhằm hoàn thành nhiệm vụ giáo dục và dạy học đối với học viên.
* Mối quan hệ của các biện pháp
Các biện pháp để nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên Trường Cao đẳng ANND I nằm trong một chỉnh thể thống nhất, có mối quan hệ qua lại, ảnh hưởng và hỗ trợ lẫn nhau, là cơ sở, tiền đề cho nhau và đều hướng đến một mục tiêu đó là phát triển NLSP cho giảng viên.
Để quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên một cách có hiệu quả, nhà quản lý cần vận dụng tổng hợp, đồng bộ các biện pháp trong hệ thống quản lý
nhà trường. Căn cứ vào điều kiện cụ thể, thời gian có thể ưu tiên thực hiện biện pháp này hoặc biện pháp khác hoặc một nhóm biện pháp nhưng về lâu dài, để đảm bảo mục đích thì khơng nên chia cắt và thực hiện đơn lẻ các biện pháp.