Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo (Trang 81 - 86)

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm cho giảng

3.2.1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho

lượng tham gia bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên

* Mục tiêu của biện pháp

Đây là biện pháp có vai trò quan trọng, định hướng cho hành động của CBQL và giảng viên trọng việc bồi dưỡng nâng cao NLSP, bởi chỉ có nhận thức đúng mới có hành động đúng. Do vậy, cần tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các lực lượng về bồi dưỡng NLSP cho giảng viên để mỗi người thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tham gia hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên. Từ đó xây dựng ý thức, thái độ tích cực đối với việc học tập, bồi dưỡng nâng cao NLSP cho bản thân để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vinh quang của nhà giáo.

Tiến hành các biện pháp góp phần nâng cao nhận thức về chức năng, nhiệm vụ của Cục Đào tạo, Ban Giám hiệu lãnh đạo các khoa, bộ môn, tổ chuyên môn và giảng viên về trách nhiệm và quyền hạn của mình trong hoạt động bồi dưỡng NLSP, thấy rõ các yếu tố tác động đến hoạt động bồi dưỡng NLSP, đến hiệu quả công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP, từ đó phát huy những thuận lợi và hạn chế những khó khăn trong cơng tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên.

* Nội dung của biện pháp

Lãnh đạo Cục Đào tạo, Ban Giám hiệu cần tập trung tổ chức các biện pháp tuyên truyền, giáo dục cho đội ngũ giảng viên, CBQL các cấp, từ lãnh đạo đến cán bộ tổ chuyên mơn về vị trí, vai trị của hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên đối với việc nâng cao chất lượng GD&ĐT của nhà trường, đối với việc hồn thành nhiệm vụ chính trị của nhà trường và của bản thân mỗi giảng viên.

Lãnh đạo Cục Đào tạo, Ban Giám hiệu tổ chức các biện pháp tuyên truyền, giáo dục để đội ngũ giảng viên, CBQL nhận thức được nhà giáo là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, phải có người thầy giỏi mới đào tạo ra trị giỏi, vì vậy

giảng viên phải được tơn vinh và đặt đúng vị trí. Giảng viên khơng chỉ là người dạy, truyền thụ kiến thức mà còn là tấm gương sáng, là người định hướng và phát triển nhân cách học viên và là người tổ chức mọi hoạt động sư phạm của nhà trường.

Giảng viên phải là tấm gương sáng về đạo đức; yêu nghề, yêu ngành; say sưa với công việc và biết ứng xử khéo léo, tế nhị với học viên; những phẩm chất nhân cách này cực kỳ quan trọng, là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại trong sự nghiệp dạy học và quản lý giáo dục học viên của người giảng viên. Do vậy, CBQL các cấp ở nhà trường, cũng như cơ quan quản lý cấp trên cần có nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trị của giảng viên về hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên để tập trung chỉ đạo, tổ chức các hoạt động bồi dưỡng đạt hiệu quả cao; đồng thời giáo dục cho bản thân giảng viên thấy được ví trí, vai trị to lớn của mình, của việc học tập nâng cao NLSP, từ đó tích cực, tự giác bồi dưỡng nâng cao NLSP của bản thân.

* Cách thức thực hiện biện pháp

Giảng viên có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường, quyết định chất lượng GD&ĐT, do đó việc bồi dưỡng giảng viên phải phát triển toàn diện trên cả ba yếu tố cơ bản đó là: Số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý. Trong đó cần tập trung vào vấn đề nâng cao chất lượng bồi dưỡng, hoạt động bồi dưỡng phải hướng đến phát triển cả về phẩm chất, năng lực và phong cách của người giảng viên. Bởi đây là ba trụ cột chính trong nhân cách người giảng viên, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng GD&ĐT của nhà trường.

Lãnh đạo Cục Đào tạo, Ban giám hiệu, CBQL các cấp cần căn cứ đặc điểm tình hình của nhà trường, từng vị trí cơng tác và tùy vào trách nhiệm của giảng viên ở tổ các chun mơn khác nhau, để cụ thể hóa nội dung bồi dưỡng cho phù hợp với đòi hỏi của thực tế, cụ thể là:

Về số lượng: Phải đủ theo biên chế ở các tổ và có nguồn dự trữ.

Về chất lượng: Phải đảm bảo toàn diện về cả phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, trình độ chun mơn, năng lực quản lý, phương pháp làm việc, kỹ năng sư phạm... đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ GD&ĐT của nhà trường.

Về cơ cấu: Đội ngũ giảng viên phải hợp lý, có nguồn kế cận, đảm bảo tính liên tục vững chắc cho từng giai đoạn, có khả năng đảm nhiệm các cương vị khác

theo yêu cầu nhiệm vụ được giao; tránh tình trạng thừa hoặc thiếu trong các giai đoạn cụ thể.

Trên cơ sở nhận thức đúng vị trí, vai trị của giảng viên và u cầu, nội dung công tác bồi dưỡng NLSP, CBQL chủ động phát huy tình thần trách nhiệm trong hoạt động bồi dưỡng NLSP cho đội ngũ giảng viên.

Đối với các cấp ủy đảng: Trước hết, Chi ủy phải họp thống nhất và ban hành nghị quyết chuyên đề về công tác bồi dưỡng NLSP cho giảng viên, trong đó cần khảo sát, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng của các năm học trước, chỉ ra những điểm mạnh, những thiếu sót, tìm ra ngun nhân khách quan và chủ quan, rút ra bài học kinh nghiệm trong hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên trong trường; căn cứ vào nhiệm vụ năm học của nhà trường, nhu cầu đào tọa bồi dưỡng của giảng viên; khảo sát thực trạng NLSP của giảng viên thông qua các cuộc thi giảng viên, dự giờ, nghe ý kiến phản hồi... để đề ra các chủ trương, biện pháp bồi dưỡng NLSP cho giảng viên. Từ các nguồn thơng tin đó, Đảng ủy ban hành nghị quyết chuyên đề về tổ chức hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên. Nghị quyết chuyên đề của Đảng ủy nhà trường cần xác định rõ mục tiêu, mơ hình, tiêu chuẩn cụ thể đối với đội ngũ giảng viên của nhà trường. Ngoài tiêu chuẩn chung theo quy định, đội ngũ giảng viên cần phải có tiêu chuẩn riêng phù hợp với đặc điểm nhà trường, văn hóa địa phương, đối tượng giảng dạy. Căn cứ nghị quyết chuyên đề, nhiệm vụ năm học, chương trình hành động thực hiện nhiệm vụ cơng tác năm học, nghị quyết chi bộ theo quý, theo tháng hoặc đột xuất, chi ủy nhà trường xác định mục tiêu, biện pháp bồi dưỡng NLSP cho giảng viên.

Để tổ chức giáo dục có chất lượng và hiệu quả, nhà trường cần căn cứ vào cấu trúc NLSP và thực tế NLSP của giảng viên đã có, từ đó xác định chính xác nội dung cần chú trọng, tập trung bồi dưỡng, nhất là NLSP, kỹ năng nghề nghiệp cua giảng viên. Bên cạnh đó, nhà trường cần thực hiện đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức đến cán bộ, giảng viên như thông qua hoạt động sinh hoạt chung của nhà trường, sinh hoạt tổ chuyên môn, thông qua các buổi giao ban, hội nghị sơ kết, tổng kết... của nhà trường. Từ đó năng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm trong hoạt động tự bồi dưỡng, tự rèn luyện nâng cao NLSP đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ GD&ĐT của nhà trường.

Đối với CBQL trong nhà trường: Ban Giám hiệu, lãnh đạo các khoa, bộ môn, tổ chuyên môn trên cơ sở nghị quyết Đảng ủy của nhà trường, cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch thực hiện. Người CBQL trong nhà trường thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo, quản lý để lắng nghe ý kiến của cán bộ, đảng viên, giảng viên trong công tác đánh giá, tuyển chọn, bố trí, bồi dưỡng và sử dụng giảng viên; tránh áp đặt, chủ quan. Đồng thời, nâng cao năng lực, trách nhiệm của người quản lý trong công tác kiểm tra, giám sát ở các cấp, đối với mọi cán bộ, giảng viên. Người CBQL ln nắm chắc tình hình thực tế của nhà trường và cán bộ, giảng viên; kịp thời nhắc nhở, uốn nắn, sửa chữa nhận thức lệch lạc, quan điểm lạc hậu trong giảng viên; chủ động nắm bắt những khó khăn, vướng mắc, tâm tư nguyện vọng, đặc biệt là những mâu thuẫn nảy sinh, những vấn đề mới phát sinh để kịp thời giải quyết và tham mưu cho cấp ủy bổ sung kế hoạch bồi dưỡng giảng viên cho hợp lý.

Đối với các đơn vị, phòng ban chức năng trong trường: Ban Giám hiệu, lãnh đạo các đơn vị chức năng, tổ chức chính trị xã hội trong nhà trường như Đồn thanh niên, Hội phụ nữ, Cơng đồn nhà trường, Phịng Xây dựng lực lượng, Phịng Cơng tác Đảng cơng tác chính trị và cơng tác quần chúng, Phịng Quản lý đào tạo, Phịng Quản lý học viên, Phịng Hành chính tổng hợp, Phịng Khảo thí và đảm bảo chất lượng... tổ chức các hoạt động triển khai nghị quyết, kế hoạch của Đảng ủy nhà trường về hoạt động bồi dưỡng NLSP đến toàn bộ thành viên trong tổ chức, đơn vị mình. Các tổ chức chính trị xã hội, đơn vị chức năng cần tham mưu cho Đảng ủy, Ban Giám hiệu trong việc đào tạo, bồi dưỡng giảng viên; tổ chức đa dạng, phong phú các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phong trào thi đua góp phần nâng cao nhận thức, nâng cao NLSP cho đội ngũ giảng viên

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của CBQL, giảng viên nhà trường về hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên, cần thực hiện các biện pháp cụ thể sau:

Các tổ chức đảng, đơn vị phải duy trì thường xuyên, đổi mới và tổ chức thực hiện có hiệu quả các hình thức sinh hoạt đảng từ chi bộ đến đảng bộ nhà trường với các hình thức điển hình như: Sinh hoạt cấp ủy lãnh đạo, sinh hoạt học tập, sinh hoạt tự phê bình và phê bình... để sàng lọc, bổ nhiệm và bồi dưỡng giảng viên.

Tổ chức thực hiện tốt và linh hoạt các hình thức và phương pháp bồi dưỡng như: Học tập tại chức, sinh hoạt chính trị, sinh hoạt chuyên môn, hoạt động nghiệp vụ bồi dưỡng, tham gia hội thảo, diễn đàn bồi dưỡng giảng viên... Thông qua các hình thức và biện pháp này để giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các cấp ủy đảng, tổ chức chính trị xã hội, lãnh đạo và CBQL nhà trường.

Tiến hành bồi dưỡng thông qua các hình thức sinh hoạt, học tập; lồng ghép các nội dung bồi dưỡng với hoạt động thực tiễn; phát huy tính chủ động, tích cực tự học tập, tự bồi dưỡng của CBQL, giảng viên và lãnh đạo các cấp trong quá trình bồi dưỡng NLSP.

Nhà quản lý cần lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, khai thác các nội dung, điều kiện có liên quan đến việc giáo dục, nâng cao nhận thức, định hướng nhận thức đúng đắn cho cán bộ, giảng viên; đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của từng đối tượng quản lý.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

Ban giám hiệu, lãnh đạo các khoa, bộ môn, lãnh đạo tổ chuyên mơn, các tổ chức chính trị xã hội, đơn vị chức năng xây dựng kế hoạch tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn; trong công tác tuyên truyền, giáo dục cần kết hợp hài hòa hoạt động bồi dưỡng NLSP với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị khác của nhà trường trong từng giai đoạn cụ thể.

Nhà quản lý tiến hành bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, năng lực tuyên truyền, giáo dục cho đội ngũ CBQL các cấp, nhất là đội ngũ CBQL giữ vị trí tổ trưởng các khoa, bộ môn, tổ chuyên môn, lãnh đạo các tổ chức chính trị xã hội, đơn vị chức năng của nhà trường.

Ban Giám hiệu trường cần đảm bảo tốt về thời gian, cơ sở vật chất, các điều kiện cần thiết phục vụ hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, giảng viên.

Các tổ chức quần chúng, nhất là Đoàn thành niên, Hội phụ nữ, Cơng đồn, các phòng chức năng cần phát huy tốt vai trị, trách nhiệm của mình, thơng qua hệ thống các kênh thông tin của nhà trường như: Đài phát thanh, website, đặc san... để thực hiện các hoạt động tuyên truyền, giáo dục.

3.2.2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực sư phạm phù hợp với giảng viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)