Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo (Trang 79 - 81)

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Quản lý là một q trình mang tính chỉnh thể, một hệ thống bao gồm các yếu tố có liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau và với mơi trường bên ngồi tạo nên tính chỉnh thể của hệ thống. Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên Trường Cao đẳng ANND I có mối quan hệ mật thiết với nhau, cho nên trong q trình quản lý phải bảo đảm tính gắn kết, ảnh hưởng và tác động, thúc đẩy lẫn nhau, phù hợp với các quy định chung, có như vậy mới phát huy tối đa hiệu quả các biện pháp.

Trong việc nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên Trường Cao đẳng ANND I, nhà quản lý cần đảm bảo tính thống nhất giữa việc nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của CBQL, giảng viên trong việc tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng, trên cơ sở đó phát huy vai trị chủ động, tự, giác, tích cực của giảng viên nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên. Đó cũng là sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, với mục tiêu biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng của giảng viên trong mối quan hệ thống nhất, biện chứng với các yếu tố tác động khác trong quá trình bồi dưỡng tổng thể của Nhà trường.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp quản lý phải thể hiện và cụ thể hoá chủ trương, đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới GD&ĐT. Đồng thời các biện pháp đó phải đảm bảo phù hợp với chế định giáo dục của ngành, của Bộ Công an trong quá trình quản lý, muốn vậy phải xác định được định hướng chiến lược

bồi dưỡng NLSP để nâng cao chất lượng GD&ĐT và đổi mới phương pháp là một trong những yếu tố cần được giải quyết.

Trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên Trường Cao đẳng ANND I, lãnh đạo Cục Đào tạo, Ban Giám hiệu Nhà trường, lãnh đạo các bộ môn, khoa, phịng phải tìm ra các biện pháp quản lý phù hợp với thực tiễn sự nghiệp đổi mới tồn diện GD&ĐT nói chung và trong ngành cơng an nói riêng. Tính thực tiễn của các biện pháp quản lý phải đảm bảo phù hợp với điều kiện, hồn cảnh, các nguồn lực, mơi trường và trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các qui định của Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động thương binh xã hội và Bộ Cơng an.

3.1.3. Ngun tắc đảm bảo tính hiệu quả

Mục tiêu cuối cùng của quản lý là nâng cao chất lượng, hiệu quả của hệ thống quản lý, vì vậy trong quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên phải lấy chất lượng, hiệu quả là cơ sở, thước đo để đề xuất các biện pháp, đó chính là việc xây dựng và thực hiện các biện pháp phải có tính khả thi và đạt hiệu quả cao.

Lãnh đạo cục Đào tạo, Ban Giám hiệu, lãnh đạo các khoa, bộ mơn, phịng ban và đặc biệt là giảng viên, trong quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cần phải nắm vững nội dung, nắm vững thực tiễn quá trình tổ chức hoạt động bồi dưỡng để từ đó sáng tạo, vận dụng linh hoạt biện pháp quản lý; đồng thời trên quan điểm toàn diện, tổng thể, theo tác động dây chuyền... để nhìn sự vận động và sự phát triển của quá trình quản lý nhằm lựa chọn các biện pháp mang lại hiệu quả lâu dài.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với đặc điểm của lực lượng Công an nhân dân

Mỗi hoạt động, hệ thống ln có tính chất đặc thù quy định việc lựa chọn và tổ chức thực hiện các biện pháp. Công tác quản lý giáo dục trong Công an nhân dân cũng nằm trong quy luật đó. Vì vậy, trong quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên, khi xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp phải đảm bảo tính lý luận và thực tiễn của ngành cơng an.

Trong q trình đề xuất và tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý, tổ chức hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên, nhà quản lý cần căn cứ vào các quy định của Bộ Công an, Cục Đào tạo và đặc biệt là thực tiễn yêu cầu công tác đấu tranh phịng, chống tội phạm để phát triển trình độ, NLSP của giảng viên theo yêu

cầu công tác, chuyên môn giảng dạy, đảm bảo sự phù hợp giữa lý luận với thực tiễn, gắn mục tiêu đào tạo với thực tiễn xã hội.

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm cho giảng viên Trƣờng Cao đẳng An ninh nhân dân I

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo (Trang 79 - 81)