Thực trạng quản lý các điều kiện, phương tiện thực hiện bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo (Trang 66 - 69)

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm cho giảng

2.4.4. Thực trạng quản lý các điều kiện, phương tiện thực hiện bồi dưỡng

Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL về các điều kiện đảm bảo hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên (Đánh giá của 100 CBQL)

TT Nội dung Mức độ ĐTB

Tốt Khá TB Yếu

1 Xây dựng khung chương trình, nội dung

bồi dưỡng. 27 50 23 0 3.04

2 Xây dựng các văn bản pháp quy, các

hướng dẫn thực hiện bồi dưỡng. 32 43 25 0 3.07

3 Xác lập cơ cấu, tổ chức lực lượng chuyên

trách tổ chức hoạt động bồi dưỡng. 30 48 22 0 3.08 4 Cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục

vụ cho hoạt động bồi dưỡng. 28 45 27 0 3.01

5 Sự kết hợp các lực lượng trong tổ chức,

quản lý hoạt động bồi dưỡng. 23 46 31 0 2.92

Bảng 2.11. Đánh giá của giảng viên về các điều kiện đảm bảo hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên (Đánh giá của 120 giảng viên)

TT Nội dung Mức độ

ĐTB

Tốt Khá TB Yếu

1 Xây dựng khung chương trình, nội dung

bồi dưỡng. 34 58 28 0 3.05

2 Xây dựng các văn bản pháp quy, các

hướng dẫn thực hiện bồi dưỡng. 40 62 18 0 3.18

3 Xác lập cơ cấu, tổ chức lực lượng chuyên

trách tổ chức hoạt động bồi dưỡng. 36 60 24 0 3.10 4 Cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục

vụ cho hoạt động bồi dưỡng. 34 56 30 0 3.03

5 Sự kết hợp các lực lượng trong tổ chức,

quản lý hoạt động bồi dưỡng. 30 58 32 0 2.98

Trung bình chung 3.07

Kết quả thu được ở bảng 2.10 và 2.11 cho thấy:

Đa số CBQL và giảng viên đều đánh giá các điều kiện đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng NLSP của giảng viên ở mức độ tốt và khá (ĐTB lần lượt là 3.02 và 3.07). Kết quả tự đánh giá các điều kiện đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng NLSP của CBQL và của giảng viên có sự khác biệt (ĐTB chung về tự đánh giá của CBQL là 3.02 và của giảng viên là 3.07). Các nội dung được CBQL và giảng viên đánh giá xếp theo thứ tự cụ thể như sau: Xây dựng các văn bản pháp quy, các hướng dẫn thực hiện bồi dưỡng (ĐTB: 3.07 đối với CBQL và 3.18 đối với giảng viên); xác lập cơ cấu, tổ chức lực lượng chuyên trách tổ chức hoạt động bồi dưỡng (ĐTB: 3.08 đối với CBQL và 3.10 đối với giảng viên); xây dựng khung chương trình, nội dung bồi dưỡng (ĐTB: 3.04 đối với CBQL và 3.05 đối với giảng viên); cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng (ĐTB: 3.01 đối với CBQL và 3.03 đối với giảng viên); sự kết hợp các lực lượng trong tổ chức, quản lý hoạt động bồi dưỡng (ĐTB: 2.92 đối với CBQL và 2.98 đối với giảng viên).

2.7 2.8 2.9 3 3.1 3.2 3.3 ND1 ND2 ND3 ND4 ND5 CBQL Giảng viên

Biểu đồ 2.2. Kết quả đánh giá của CBQL và giảng viên về các điều kiện đảm bảo hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên

Tiến hành phỏng vấn CBQL và một số giảng viên của Nhà trường về vấn đề này, chúng tôi thấy: Sự kết hợp các lực lượng trong tổ chức, quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên còn hạn chế; việc đảm bảo cơ sở vật chất, nguồn kinh phí cịn hạn hẹp; các trang thiết bị phục vụ cho quản lý bồi dưỡng giảng viên còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng. Những bất cập hạn chế này cần được nhà quản lý quan tâm, có biện pháp cụ thể để khắc phục trong việc tổ chức các hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên.

Tiến hành phân tích, đánh giá nội dung các báo cáo tổng kết Cục Đào tạo, Nhà trường cho thấy: Công tác bồi dưỡng NLSP cho giảng viên đã được các cấp quản lý đã chú trọng, đầu tư và nỗ lực để đảm bảo các điều kiện cho việc tổ chức các hoạt động bồi dưỡng được diễn ra đúng kế hoạch, đạt mục tiêu và có chất lượng. Các nhà quản lý đã chủ động trong việc chuẩn bị địa điểm,chủ động trong việc chuẩn bị các điều kiện, phương tiện như: Phòng học, bàn ghế, âm thanh, ánh sáng, tài liệu... đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng được thực hiện tốt.

Hiện nay, trong xu thế khó khăn chung của cả nước, của Bộ Công an về nguồn ngân sách chi cho giáo dục còn hạn hẹp, song nhà trường đã nỗ lực, cố gắng

khắc phục khó khăn cơ bản đảm bảo kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên nhằm động viên, khích lệ giảng viên nỗ lực, phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện hoàn thiện phẩm chất, nhân cách người giảng viên và hoàn thiện nghiệp vụ sư phạm nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm GD&ĐT của trường và của ngành.

Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới giáo dục trong thời đại công nghiệp 4.0, với những thay đổi chóng mặt của xã hội, với những xu thế đổi mới nội dung, phương pháp dạy học... đòi hỏi các cấp quản lý phải thay đổi tư duy, đa dạng hóa các hình thức, phương pháp bồi dưỡng NLSP cho giảng viên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng; chú trọng đến việc đảm bảo các điều kiện vật chất, kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng; phối hợp tốt với các cơ sở đào tạo có uy tín, mời những chun gia có trình độ, kinh nghiệm về tập huấn, bồi dưỡng NLSP cho giảng viên... Khí đó cơng tác bồi dưỡng NLSP cho giảng viên Trường Cao đẳng ANND I mới mang lại hiệu quả cao.

2.4.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo (Trang 66 - 69)