Mức độ tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo (Trang 106 - 107)

Nhận xét:

Kết quả thu được ở bảng 3.2 và biểu đồ 3.2 cho thấy: Đa số CBQL và giảng viên khi được hỏi về mức độ khả thi của các biện pháp mà tác giả đã đề xuất đều đánh giá ở mức độ có tính khả thi cao (ĐTBC là 2.66 – mức độ khá). Tính khả thi của các biện pháp được xếp theo thứ tự là: 1->3->2->4->6->5.

Biện pháp 1: Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các lực

lượng về bồi dưỡng NLSP cho giảng viên được đánh giá ở mức độ khả thi cao nhất, với điểm trung bình là 2.75. Vì CBQL và giảng viên cho rằng đây là việc làm thuộc về nhà quản lý, mà trực tiếp là Đảng ủy, Ban giám hiệu và lãnh đạo các cấp trong bồi dưỡng NLSP và quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên.

Biện pháp 3: Tích cực đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng

NLSP cho giảng viên được đánh giá về mức độ khả thi ở vị trí thứ 2, với điểm trung bình là 2.73. Vì khách thể khảo sát cho rằng, trong hoạt động bồi dưỡng đổi mới về nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng NLSP cho giảng viên là có tính khả thi cao, nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin, trong xu thế đổi mới mạnh mẽ, căn bản, toàn diện GD&ĐT của Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục hiện nay; các nhà quản lý cần vận dụng đa dạng hóa các phương pháp, hình thức bồi dưỡng, ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào trong q trình bồi dưỡng.

Biện pháp 6: Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi

dưỡng NLSP cho giảng viên được các khách thể đánh giá là có ít tình khả thi nhất (ĐTB là 2.59). Vì các khách thể cho rằng, đây là việc làm khó, cần phải có thời gian, phải có quy trình và chỉ tiêu, bộ cơng cụ đánh giá chuẩn mới đảm bảo tính khách quan, chính xác. Đặc biệt cần quan tâm chú ý đến việc xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn trong kiểm tra, đánh giá; cần phải quán triệt thực hiện tốt các nguyên tắc kiểm tra, đánh giá.

* Về sự tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp

Để làm rõ hơn kết quả khảo nghiệm nghiệm các biện pháp, chúng tôi xây dựng biểu đồ so sánh mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất, kết quả được thể hiện ở biểu đồ 3.3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo (Trang 106 - 107)